Các loại mô hình tồn kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu sản xuất dây của công ty TNHH TM SX DV VC vinh cường​ (Trang 21 - 28)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HÀNG TỒN KHO

1.2 Các phương pháp hoạch định hàng tồn kho

1.2.1 Các loại mô hình tồn kho

1.2.1.1 Mô hình lƣợng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ – Economic Order Quantity)

Các giả thiết để áp dụng mô hình:

- Nhu cầu biết trước và không thay đổi.

- Thời gian đặt hàng biết trước và không thay đổi.

- Sản lượng của một đơn hàng thực hiện trong một chuyến hàng.

- Không khấu trừ theo sản lượng.

- Không xảy ra thiếu hụt về hàng tồn kho.

Sơ đồ 1.1 : Mô hình EOQ.

Mục tiêu của mô hình này là tối thiểu hóa tổng chi phí dự trữ. Với những giả định trên thì sẽ có 2 loại chi phí biến đổi khi lượng dự trữ thay đổi. Đó là chi phí tồn trữ (Ctt) và chi phí đặt hàng (Cdh), còn chi phí mua hàng (Cmh) không thay đổi. Mối quan hệ giữa 2 chi phí này được mô tả qua đồ thị sau:

Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa chi phí tồn trữ và chi phí đặt hàng.

Trong đó:

Cdh: Đường chi phí đặt hàng.

Ctt: Đường chi phí tồn trữ.

TC: Đường tổng chi phí dự trữ.

Q*: Lượng dự trữ tối ưu (Lượng đặt hàng tối ưu).

Thời điểm nhận hàng dự trữ

Thời gian Thời gian thực hiện đơn hàng (t)

Điểm đặt hàng (OP)

Thời gian cách quãng giữa 2 lần đặt hàng (T)

Mức dự trữ trung bình Q/2 Mức tồn kho

Tổng chi phí của mô hình được tính bằng công thức:

Tổng chi (TC) = Chi phí đặt hàng (Cdh) + Chi phí tồn trữ (Ctt).

TC = D

Q S + Q 2 H Trong đó:

D: Nhu cầu về hàng dự trữ trong một năm.

Q: Lượng hàng trong một đơn đặt hàng.

S: Chi phí đặt một đơn hàng.

H: Chi phí tồn trữ cho một đơn vị hàng/năm.

Tổng chi phí nhỏ nhất đạt được khi Cdh = Ctt, lượng hàng tối ưu Q* sẽ là:

Q* = 2DS H

Khoảng cách giữa 2 lần đặt hàng (T) được tính bằng:

T = Số ngày làm việc trong năm Số đơn hàng

Điểm đặt hàng lại (ROP) là lượng tồn kho tối thiểu cần thiết ở điểm đặt hàng. ROP được xác định trong trường hợp DN mua hàng nhưng không được nhận hàng ngay (thời điểm đặt hàng không trùng với thời điểm nhận hàng).

ROP = d.L Trong đó:

d: Lượng vật tư cần dùng trong một ngày đêm.

d = D

Số ngày sản xuất trong năm (N)

L là thời gian vận chuyển, là khoảng cách từ thời điểm đặt hàng đến thời điểm nhận hàng.

1.2.1.2 Mô hình lƣợng đặt hàng theo sản xuất (POQ – Production Order Quantity Model)

Các giả thiết để áp dụng mô hình:

- Nhu cầu biết trước và không thay đổi.

- Thời gian đặt hàng biết trước và không thay đổi.

- Sản lượng của một đơn hàng thực hiện trong nhiều chuyến hàng và hoàn tất sau thời gian t.

- Không khấu trừ theo sản lượng.

- Không xảy ra thiếu hụt về hàng tồn kho.

Mô hình POQ về cơ bản tương tự như mô hình EOQ, chỉ khác biệt một điểm là hàng được đưa đến nhiều chuyến.

Q

ROP

L L

Sơ đồ 1.3: Mô hình POQ Trong đó:

Q: Sản lượng của đơn hàng.

p: Mức sản xuất (Cung ứng hàng ngày).

d: Nhu cầu sử dụng hàng ngày.

t: Thời gian cung ứng.

Công thức tính chi phí:

Lương đặt hàng tối ưu: Q* = 2 (1 )

DS H d

p

Tồn kho tối đa = Mức tăng tồn kho x Thời gian giao hàng.

Qmax =(p–d) (Q/p) Tồn kho tối thiểu (Qmin) = 0 Tồn kho trung bình = 1

2 (Tồn kho tối đa + Tồn kho tối thiểu) Mức tồn kho

Điểm đặt lại hàng (OP)

(p-d)(Q/p)

Thời gian thực hiện đơn hàng Thời điểm bắt đầu nhận hàng

Thời điểm kết thúc nhận hàng Mức tăng tồn kho (p-d)

Thời gian Q

CP tồn trữ hàng năm = Tồn kho trung bình x Phí tồn trữ đơn vị hàng năm Ctt = Q (p-d)

2p H

CP đặt hàng hàng năm = Số đơn hàng/năm x CP một đơn hàng Cdh = D

Q S

Tổng CP tồn kho = CP tồn trữ hàng năm + CP đặt hàng hàng năm TC = Q (p-d)

2p H + D Q S

1.2.1.3 Mô hình khấu trừ theo sản lƣợng Các giả thiết để áp dụng mô hình:

- Nhu cầu biết trước và không thay đổi.

- Thời gian đặt hàng biết trước và không thay đổi.

- Sản lượng của một đơn hàng thực hiện trong một chuyến hàng.

- Có khấu trừ theo sản lượng.

- Không xảy ra thiếu hụt về hàng tồn kho.

Các bước xác định sản lượng đơn hàng tối ưu:

Bước 1: Xác định Q* tương ứng với các mức khấu trừ.

Qi* = 2DS

Hi ; Qi* = 2DS IPi

Bước 2: Điều chỉnh các Qi* cho phù hợp.

Bước 3: Tính tổng chi phí hàng về hàng tồn kho tương ứng với mức sản lượng đã điều chỉnh ở bước 2.

TC = D Q S + Q

2 IPi + DPi

Bước 4: Xác định sản lượng đơn hàng tối ưu tương ứng với tổng chi phí về hàng tồn kho thấp nhất.

1.2.1.4 Mô hình xác suất với thời gian cung ứng không đổi (Mô hình tồn kho có dự trữ an toàn)

Các giả thiết để áp dụng mô hình:

- Nhu cầu không xác định một cách chắc chắn.

- Thời gian đặt hàng biết trước và không thay đổi.

- Sản lượng của một đơn hàng thực hiện trong một chuyến hàng.

- Không khấu trừ theo sản lượng.

- Có khả năng xảy ra thiếu hụt về hàng tồn kho.

Dự trữ an toàn tối ưu là mức dự trữ có:

TC = CP tồn trữ + Chi phí thiệt hại do thiếu hàng => min.

Cần căn cứ vào các thông tin sau để xác định mức dự trữ an toàn tối ưu:

- Xác suất tính cho các mức nhu cầu trong thời kì đặt hàng.

- Thời điểm đặt lại hàng (ROP).

- CP tồn trữ một đơn vị hàng.

- CP thiệt hại do thiếu hàng.

- Số lần đặt hàng tối ưu trong năm.

1.2.1.5 Mô hình biên tế để xác định lƣợng dự trữ

Mô hình phân tích biên tế thường được áp dụng trong điều kiện nhu cầu có thay đổi.

Kỹ thuật này là khảo sát lợi nhuận cận biên trong mối quan hệ tương quan với tổn thất cận biên.

Nguyên tắc chủ yếu của mô hình này là ở một mức dự trữ đã định trước, chúng ta chỉ tăng thêm một đơn vị dự trữ nếu lợi nhuận cận biên lớn hơn hoặc bằng tổn thất cận biên.

Gọi (p) là xác suất xuất hiện nhu cầu lớn hơn khả năng cung (bán được hàng), nên ta (1-p) là xác suất xuất hiên nhu cầu nhỏ hơn khả năng cung (không bán được hàng).

Lbt là lợi nhuận cận biên tính cho một đơn vị, lợi nhuận biên tế mong đợi được tính bằng cách lấy xác suất nhân với lợi nhuận cận biên (p x Lbt).

Tbt là tổn thất cận biên tính cho một đơn vị, tổn thất cận biên tính bằng công thức (1-p) x Tbt.

Nguyên tắc trên được thể hiện qua phương trình sau:

P Lbt ≥ (1-p) Tbt => p ≥ Tbt Lbt + Tbt

Từ biểu thức này ta có thể định ra chính sách dự trữ thêm một đơn vị hàng hóa nếu xác suất bán được cao hơn hoặc bằng xác suất xảy ra không bán được đơn vị hàng hóa dự trữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu sản xuất dây của công ty TNHH TM SX DV VC vinh cường​ (Trang 21 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)