Giải pháp áp dụng mô hình tồn kho vào quản trị tồn kho của côngty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu sản xuất dây của công ty TNHH TM SX DV VC vinh cường​ (Trang 48)

3.1.1.1 Cơ sở của giải pháp

Qua việc tìm hiểu về công tác tồn kho NVL của công ty TNHH Vinh Cường thì tôi nhận thấy hiện nay công ty chưa áp dụng một mô hình cụ thể và chính thức nào. Công ty mua NVL dựa trên lượng NVL cần dùng khi sản xuất khi có đơn đặt hàng và mua đều đặn qua từng tháng trong năm. Chính vì thế công tác quản trị hiện nay chưa thật sự đạt hiệu quả tối ưu. Công ty cần áp dụng mô hình quản trị hàng tồn kho EOQ là điề rất cần thiết trong công tác quản trị tồn kho. Khi đó công ty sẽ có khả năng dự báo được hai việc:

- Thứ nhất là khi nào thì nên tiến hành đặt hàng?

- Thứ hai là đặt hàng lượng bao nhiêu thì chi phí là thấp nhất?

3.1.1.2 Nội dung của giải pháp

Phương pháp quản trị hàng tồn kho này sẽ giúp công ty xác định được lượng đặt hàng tối ưu, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục và có đủ lượng hàng đáp ứng cho nhu cầu thị trường mà vẫn tiết kiệm chi phí.

Các giả thiết để áp dụng mô hình: - Nhu cầu biết trước và không thay đổi.

- Thời gian đặt hàng biết trước và không thay đổi.

- Sản lượng của một đơn hàng thực hiện trong một chuyến hàng. - Không khấu trừ theo sản lượng.

- Không xảy ra thiếu hụt về hàng tồn kho.

Giá trị trung bình của một đơn vị NVL nhập khẩu: 30.000 + 35.000

2 = 32.500 (đồng).

Lượng đặt hàng trung bình mỗi lần là: 500.000.00032.500 = 15.385 kg.

=> Nhu cầu NVL trung bình một năm (D) là: 15.385 x 12 = 184.620 kg. Ta có: S = 5.000.000 đồng/lần.

H = 2.981 đồng/kg.

Ta có sản lượng đặt hàng tối ưu như sau: Q* = 2DS

H = 2 5.000.000 184.620 2.981

x x

= 24.886 kg.

=> Số lần đặt hàng tối ưu trong năm là: 184.62024.886 = 7 lần. Thời gian đặt hàng giữa mỗi lần là: 3607 = 51 ngày.

Lượng vật tư cần dùng trong một ngày đêm (d) = 300D = 184.620

300 = 615 kg. ( 1 năm làm việc 300 ngày).

Thời gian vận chuyển (L) là 1 ngày.

=> Điểm đặt lại hàng (ROP) = d x L = 615 x 1 = 615 kg.

3.1.1.3 Kết quả dự kiến đạt đƣợc

Việc áp dụng mô hình EOQ giúp công ty giải quyết được 2 vấn đề: khi nào đặt lại hàng là hợp lý và đặt hàng với số lượng bao nhiêu để chi phí thấp nhất.

Công ty nên đặt trung bình khoảng 24.886kg/đơn hàng. Một năm nên đặt hàng 7 lần, mỗi lần cách nhau 51 ngày.

Và khi lượng hàng trong kho còn khoảng 615 kg thì công ty nên chuẩn bị tiến hành đặt một đơn hàng mới.

3.1.2 Giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty ty

3.1.2.1 Cơ sở của giải pháp

Quy trình quản lý NVL của công ty Vinh Cường hiện nay chưa được khoa học cho lắm, thiếu khâu nhận hàng sau khi mua hàng. Việc đó ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng hàng hóa lúc đặt và mua hàng.

Vì vậy, ta sẽ thêm bước nhận hàng sau khi mua hàng hóa về vào quy trình quản lý hàng tồn kho.

3.1.2.2 Nội dung của giải pháp

Sơ đồ 3.1: Giải pháp quy trình quản lý hàng tồn kho mới của công ty Vinh Cƣờng.

Khâu nhận hàng: sau khi hàng hóa được chuyển đến công ty để nhập vào kho thì cần phải có người phụ trách việc nhận hàng, có trách nhiệm kiểm tra số lượng và chất lượng của hàng hóa rồi mới chuyển đến bộ phận kho để lưu lại.

Mua hàng (Nguyên vật liệu) Sản xuất Xuất kho (Nguyên vật liệu) Lưu kho (Nguyên vật liệu) Lưu kho thành phẩm Nhận hàng (Nguyên vật liệu) Xuất thành phẩm đi tiêu thụ

3.1.2.3 Kết quả dự kiến đạt đƣợc

Việc bổ sung thêm khâu nhận hàng là cần thiết góp phần giúp cho công ty quản lý hàng tồn kho hiệu quả hơn, giảm thiểu việc mất mát hàng hóa NVL và thành phẩm của công ty. Qua đó, sẽ tiết kiệm được chi phí.

3.1.3. Một số giải pháp khác góp phần nâng cao hiệu quả KD của công ty

- Giải pháp về nguồn hàng + Xác định về nguồn hàng:

Công ty nên lựa chọn những nguồn hàng có chất lượng

cao, uy tín thì công ty sẽ tiết kiệm được chi phí liên quan như chi phí giám định chất lượng, chi phí hao mòn…

+ Đánh giá và kiểm soát hoạt động mua hàng:

Khi hàng hóa nhập về kho thì ngoài việc kiểm tra chất lượng hàng hóa công ty nên tổng kết đưa ra những nhận định chung về hoạt động mua hàng của lần nhập hàng này. Qua đó phát hiện ra những sai sót và rút kinh nghiệm cho lần sau.

- Giải pháp về đội ngũ con người

Công ty cần phải có đội ngũ cán bộ nhân viên giỏi về nghiệp vụ, trình độ chuyên môn. Để có được điều này trước tiên công ty phải có những chính sách đào tạo đội ngũ nhân viên tốt.

Bên cạnh đó công ty phải thường xuyên cử cán bộ đi học tập và nghiên cứu tại nước ngoài để có thể đưa những quyết định cũng như chính sách mới có ích cho doanh nghiệp. Công ty có chính sách khuyến khích động viên đối với cán bộ công nhân viên như tăng lương, thưởng, tổ chức các chuyến du lịch cho công nhân viên trong công ty…tạo điều kiện tốt nhất về mặt vật chất cũng như tinh thần cho cán bộ công nhân viên yên tâm làm việc. Đồng thời cũng cần có những biện pháp khả thi

để giải quyết những trường hợp gian trá, biển thủ tài sản của công ty.

3.2 Kiến nghị

Chất lượng nguyên vật liệu nhập khẩu

- Các cơ quan có thẩm quyền nên cắt giảm việc giảm thủ tục kiểm tra, giám sát hàng hóa, áp dụng chính sách hậu kiểm đối với chất lượng thép nhập khẩu để tránh ách tắc hàng hóa, giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời bổ sung những quy định rõ ràng hơn tiêu chuẩn cho mặt hàng hạt nhựa… để việc sản xuất, lưu thông của doanh nghiệp được thuận lợi, tránh hiện tượng gian lận thương mại, làm hàng giả.

- Đề cao tính tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp trước pháp luật về chất lượng hàng hóa do mình nhập khẩu. Đưa ra chế tài cụ thể, chi tiết và thỏa đáng theo từng mức độ nghiêm trọng của sai phạm đối với các trường hợp khai báo sai sự thật (kể cả sau khi hàng hóa đã được bán hoặc sử dụng).

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Sau khi tìm hiểu và phân tích về thực trạng quản lý hàng tồn kho của công ty

TNHH Vinh Cường, ngoài những ưu điểm công ty đã đạt được như doanh số bán hàng tăng dần qua các năm, công nghệ sản xuất ngày càng tiên tiến,... thì vẫn còn nhiều hạn chế về vấn đề quản trị hàng tồn kho như : chưa áp dụng mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả nào, quy trình quản lý hàng tồn chưa khoa học…

Vì vậy tôi xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để góp phần hoàn thiện hệ thống quản lý hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Các giải pháp đó là :

- Giải pháp áp dụng mô hình sản lượng kinh tế cơ bản (EOQ) : giúp công ty xác định được sản lượng đặt hàng tối ưu, số lần đặt hàng và thời gian mỗi lần đặt sao cho chi phí là nhỏ nhất. Giải pháp cũng xác định được điểm đặt hàng lại giúp côngty biết được khi lượng hàng trong kho còn bao nhiêu thì công ty nên tiến hành đặt hàng. Ngoài ra, việc áp dụng kết hợp mô hình EOQ và mô hình khấu trừ theo sản lượng sẽ giúp công ty xác định được mức sản lượng đặt hàng tối ưu để được hưởng mức chiết khấu, từ đó giúp công ty sẽ tìm kiếm được nhà cung cấp mới với mức giá kinh tế hơn, từ đó tiết kiệm được chi phí, giảm được giá vốn hàng bán, tăng lơi nhuận.

- Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý hàng tồn kho của công ty : việc bổ sung vào quy trình của công ty khâu nhận hàng, kiểm tra hàng hóa trước khi

nhập kho sẽ giúp công ty nâng cao hiệu quả kiểm soát hàng tồn kho, tránh những trường hợp nhân viên gian trá lấy cắp hàng hóa gây thiệt hại cho công ty.

Ngoài ra, một số giải pháp có hiệu quả cũng nên được xem xét để áp dụng cho công ty TNHH Vinh Cường để góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất:

- Giải pháp về nguồn hàng

KẾT LUẬN

Là một doanh nghiệp sản xuất nên công tác quản lý tồn kho NVL tại công ty TNHH TM SX DV VC Vinh Cường là một khâu quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Qua thời gian thực tập tại công ty, tôi nhận thấy công tác quản lý tồn kho NVL về cơ bản đã đáp ứng được khá tốt.

Bài khóa luận này được tôi viết dựa trên những kiến thức đã học ở nhà trường kết hợp với tình hình sản xuất thực tế tại công ty Vinh Cường. Thông qua việc thực tập tại công ty đã đem lại cho tôi có cái nhìn sâu sắc, thực tế, cụ thể hơn đối với những kiến thức đã học. Điều đó giúp cho tôi có bước đầu vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn công tác quản lý tồn kho NVL của một doanh nghiệp, đó là công ty TNHH TM SX DV VC Vinh Cường.

Trong thời gian thực tập tại công ty, với kiến thức của mình cùng với sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy Lê Đình Thái và các anh chị trong phòng sản xuất của công ty Vinh Cường nên tôi đã hoàn thành bài khóa luận với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu sản xuất dây của Công ty TNHH TM SX DV VC Vinh Cƣờng”.

Mặc dù đã nỗ lực và cố gắng hết sức nhưng do hạn chế về mặt trình độ và thời gian nên bài khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Vì vậy, tôi mong nhận được sự góp ý của thầy để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Ths. Lê Đình Thái (2014) Sách “Quản trị sản xuất”

- Giang Bảo Trân (2015) Hoàn thiện công tác quản trị hàng tồn kho tại công ty TNHH Compass II, trường Đại học Công Nghệ TP.HCM.

- http://www.zbook.vn/ebook/nang-cao-hieu-qua-cong-tac-quan-li-ton-kho-nguyen- vat-lieu-tai-cong-ty-sanofi-synthelabo-viet-nam-41863/

- https://voer.edu.vn/m/hoach-dinh-ton-kho/aef917cb - https://voer.edu.vn/m/quan-tri-du-tru-ton-kho/afee1366 - Các tài liệu liên quan đến công tác tồn kho của công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý tồn kho nguyên vật liệu sản xuất dây của công ty TNHH TM SX DV VC vinh cường​ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)