Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 54 - 60)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Thảo luận kết quả nghiên cứu

Theo kết quảphân tích mô hình hồi quy trong nghiên cứu cho thấy yếu tố cơ cấu sởhữu có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sựminh bạch thông tin báo cáo tài chính.

Cơ cấu sở hữu công ty tập trung vào các khía cạnh khác nhau của quyền sở hữu, cấu trúc sở hữu bao gồm tập trung quyền sở hữu, quyền sở hữu gia đình, sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài.Cơ cấu sởhữu thểhiện lợi ích của cổ đông, vì vậy xung đột giữa các cổ đông lớn và cổ đông thiểu số là một vấn đề quan trọng của quản trịdoanh nghiệp.Theo lý thuyết thì các cổ đông lớn thường chi phối hoạt động của công ty.Như vậy, biến cơ cấu sởhữuảnh hưởng ngược chiều đến mức độ minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

(ii) Quy mô công ty

Quy mô được đo lường bằng Logarith của tổng tài sản của công ty. Kết quả phân tích hồi quy trong mô hình nghiên cứu cho thấy yếu tố Quy mô công ty có ý nghĩa thống kê trong việc việc giải thích sựminh bạch thông tin báo cáo tài chính.

Quy mô công ty được ghi nhận như một yếu tố quyết định quan trọng trong việc cung cấp và công bố các thông tin tài chính. Một số lý do được cung cấp để giải thích ý nghĩa mối quan hệ giữa quy mô công ty và công bốthông tin tài chính của công ty, như cáccông ty tựnguyện tiết lộthêm thông tin trong báo cáo tài chính hàng năm, ngoài ra các công ty lớn có thểcó nhiều khả năng tiếp cận thị trường tài chính nếu công ty đó tiết lộnhiều thông tin tài chính hơn.

Các công ty có quy mô lớn, có vốn lớn, có nhiều cổ đông thì áp lực cung cấp thông tin cho các đối tượng sửdụng báo cáo tài chính càng cao. Công ty có quy mô lớn thì có các nhàđầu tư lớn hơn công ty có quy mô nhỏvà thu hút sựchú ý hơn từ các nhà phân tích. Công ty có quy mô lớn sẽcung cấp nhiều nguồn thông tin tốt hơn cho người sử dụng báo cáo tài chính so với các công ty có quy mô nhỏ.Quy mô công ty là một yếu tốquyết định quan trọng của mức độtiết lộthông tin.

Hầu hết các kết quảnghiên cứu trước đây cho thấy mối quan hệtích cực giữa biến quy mô công ty với biến minh bạch thông tin tài chính.Như vậy, kết quả phân tích hồi quy trong mô hình nghiên cứu cho thấy dữliệu của yếu tố Quy mô công ty phù hợp với thực tế.

Như vậy, quy mô công ty có mối liên hệ cùng chiều với mức độ công bố thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

(iii) Đòn bẩy:

Chỉ số này cho thấy bao nhiêu % tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay, chỉsốnày sửdụng giá trịsổsách. Các công ty có quy mô càng lớn thì càng dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn vayhơn các công ty có quy mô nhỏ, các công ty có tỷ lệ vốn góp của Nhà nước càng cao thì càng dễdàng tiếp cận với nguồn vốn vay hơn vì có mối quan hệvới các chủnợtừ trước khi công ty được cổphần hóa và việc sửdụng nợ có hiệu quả. Các công ty hoạt động có lời nhiều sẽcó nguồn vốn giữlại để tài trợ cho các hoạt động của mình do vậy sẽ ít sử dụng nợ vay hơn. Hay nói cách khác, công ty có sửdụng nợ nhiều thì có nguy cơ phá sản cao hơn những công ty ít sửdụng nợ.

Từ kết quả chạy hồi quy cho thấy biến đòn bẩy không có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích sự minh bạch BCTC.Như vậy, biến đòn bẩy không ảnh hưởng đến mức độminh bạch thông tin trên BCTC của các công ty niêm yết.

(iv) Lợi nhuận

Lợi nhuận được đo lường theo chỉsốQ. Các công ty có chỉsốQ cao thểhiện khả năng sinh lợi dài hạn của công ty và sựkỳvọng cao của nhà đầu tư mong muốn trong tương lai sẽ gắn bó lâu dài, do đó tạo áp lực đòi hỏi công ty phải cung cấp thông tin tài chính đầy đủvà minh bạch cao. Chỉ sốQ sửdụng giá trịthị trường, giá trị thị trường của công ty được quyết định trên thị trường chứng khoán.Bởi vì chính thị trường chứng khoán sẽ phản ánh khả năng sinh lợi dài hạn của công ty nên chỉ sốQ cao sẽphản ánh khả năng sinh lợi cao.

Với kết quảnghiên cứu cho thấy biến Lợi nhuận có ý nghĩa thống kê.Như vậy, biến lợi nhuận ảnh hưởng đến mức độ minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

(v) Thanh khoản

Thanh khoản đềcập đến khả năng của các công ty để chuyển đổi tài sản thành tiền mặt.Các công ty có thể đáp ứng nghĩa vụ của họ mà không cần phải nhờ đến thanh lý tài sản.

Qua kết quảnghiên cứu cho thấy biến thanh khoản không có ý nghĩa thống kê, tức là biến thanh khoản không liên quan đến mức độminh bạch thông tin.

(vi) Kiểm toán

Chất lượng của công ty kiểm toán có thể ảnh hưởng đến mức độtiết lộthông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết. Bốn công ty kiểm toán lớn là EY, Deloitte, KPMG, PWC (big 4) được cho là có nhiều khả năng ảnh hưởng đến chất lượng các thông tin tài chính được tiết lộ của các công ty niêm yết vì các công ty kiểm toán này có chuyên môn và kinh nghiệm hơn, họ mong muốn duy trì danh tiếng của mình nên họ làm việc có chất lượng hơn. Tuy nhiên, qua khảo sát 200 công ty thì số lượng công ty niêm yết lựa chọn big 4 để kiểm toán báo cáo tài chính cho công ty mình còn ít (chỉ có 60 công ty sử dụng big 4 để kiểm toán báo cáo tài chính).

Qua kết quả phân tích hồi quy từ dữ liệu nghiên cứu cho thấy dữ liệu thu thập được có ý nghĩa thống kê, tức là các loại hình công ty kiểm toán có liên quan đến mức độminh bạch thông tin báo cáo tài chính.

Bảng 4.5 Danh sách các công ty niêm yết được kiểm toán bởi 4 công ty kiểm toán lớn

STT Tên công ty Tổng Tài Sản 2012 Tổng Tài Sản 2013

1 AGF 1,564,982,054,220 2,250,909,069,163

2 AGM 1,172,573,833,016 1,018,592,773,677

3 AVF 1,659,861,324,189 1,847,750,911,931

4 BCI 3,570,507,860,102 3,439,643,813,009

5 BHS 2,107,835,120,947 2,193,791,425,518

6 BIC 1,402,617,205,225 1,755,768,935,534

7 BMI 3,868,657,678,657 3,967,680,607,949

8 BVH 46,225,206,155,055 55,093,139,820,723

9 CNG 623,732,458,607 628,143,092,985

10 CTD 3,678,837,387,245 4,552,260,388,450

11 DCL 665,898,867,302 611,669,364,911

12 DHG 2,378,264,645,395 3,080,620,283,703

13 DMC 848,947,781,234 1,019,773,400,335

14 DPM 10,580,511,914,577 10,805,311,229,884

15 EVE 899,302,506,123 886,988,506,090

16 FDC 666,664,989,090 1,039,316,538,148

17 FPT 14,209,182,622,439 17,570,557,253,512

18 GAS 45,146,180,624,914 50,378,935,378,565

19 GDT 257,095,672,303 263,766,525,411

20 GSP 515,114,359,444 701,447,053,389

21 HAG 31,284,827,419 29,813,179,167

22 HBC 4,580,416,101,843 4,726,785,364,887

23 HCM 3,198,935,315,414 3,127,781,068,922

24 HDG 1,826,832,314,510 2,327,798,569,766

25 HPG 19,015,763,461,546 23,076,377,862,689

26 HSG 5,322,939,450,873 7,142,170,982,172

27 HT1 13,314,478,834,410 13,120,006,164,184

28 HTV 296,723,184,017 350,074,892,597

29 HVG 6,390,857,451,853 9,989,772,027,939

30 HVX 313,903,431,191 1,088,372,257,979

STT Tên công ty Tổng tài sản 2012 Tổng tài sản 2013

31 IMP 895,126,503,758 869,840,404,717

32 ITA 10,006,472,809,055 10,760,314,794,498

33 ITC 2,670,125,128,615 2,317,183,820,971

34 JVC 1,332,111,289,602 1,630,215,170,109

35 KBC 11,778,305,074,388 12,532,339,285,843

36 KDC 5,514,704,462,010 6,378,245,578,998

37 KDH 2,103,950,905,000 1,741,227,572,000

38 KHP 1,080,178,989,395 1,164,959,451,961

39 KSB 690,764,886,985 690,290,103,280

40 LCG 2,018,253,664,978 1,935,715,523,090

41 MPC 6,269,931,803,952 7,637,543,070,892

42 MSN 38,699,256,000,000 46,502,141,000,000

43 NBB 3,030,640,453,382 3,084,055,867,663

44 NHS 913,419,148,235 1,861,707,774,944

45 NHW 788,398,469,547 758,772,116,193

46 NLG 3,069,754,063,109 3,323,716,489,066

47 NSC 393,154,349,496 439,523,361,993

48 NVT 1,181,254,552,410 1,390,408,148,571

49 OGC 11,515,972,854,228 11,424,464,121,633

50 OPC 498,152,887,516 538,472,126,831

51 PAC 1,145,490,889,234 1,430,557,956,467

52 PAN 369,299,041,102 1,068,718,906,662

53 PDR 5,187,272,033,112 5,657,966,115,422

54 PET 4,266,648,239,745 6,238,552,634,428

55 PGC 1,508,558,373,547 2,039,218,427,464

56 PGD 2,049,294,263,557 2,547,336,547,296

57 PIT 558,018,553,995 654,287,578,316

58 PNJ 2,542,985,963,259 2,956,698,990,457

59 PPC 12,072,536,722,120 11,895,881,865,812

60 PTL 2,656,825,661,463 2,063,190,890,466

TểM TẮT CHƯƠNG 4

Trong chương này tác giả trình bày về kết quả khảo sát các chỉ tiêu để đo lường mức độ công bố thông tin và các kết luận rút ra từkết quả khảo sát. Qua kết quả khảo sát ta thấy có một số chỉ tiêu các công ty cung cấp đầy đủ cho các đối tượng sử dụng BCTC, tuy nhiên có một số chỉ tiêu thì không cung cấp thông tin, một sốchỉ tiêu thì chỉcó rất ít công ty nêu ra.

Qua kết quả chạy hồi quy 6 biến là cơ cấu sở hữu, quy mô công ty, đòn bẩy, lợi nhuận, thanh khoản, kiểm toán cho thấy có 4 biến là Cơ cấu sở hữu, Quy mô công ty, Lợi nhuận và Kiểm toán là có ý nghĩa thống kê, tức là có ảnh hưởng đến biến minh bạch thông tin BCTC. Kết quảcũng cho thấy rằng dữliệu thu thập được phù hợp với thực tế trong việc giải thích mức độ minh bạch thông tin báo cáo tài chính đãđược kiểm toán của các công ty niêm yết theo các chỉsốthông tin.

Với kết quả thu được từviệc khảo sát, tác giả đềxuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao tính minh bạch thông tin của các công ty niêm yết trong chương 5.

CHƯƠNG 5: MỘT SỐGIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊNHẰM NÂNG CAO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)