Công bố thông tin trên thị trường sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 31)

Khi một tổchức phát hành thực hiện phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng đểniêm yết thì cần phải công bố thông tin theo các bước sau:

 Công bốthông tin khi xin giấy phép phát hành

Tổ chức đăng ký niêm yết chứng khoán phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho Sởgiao dịch chứng khoán, Trung tâm giao dịch chứng khoán.

Hồ sơ niêm yết bao gồm: giấy đăng ký chào bán cổphiếu ra công chúng; Bản báo hạch theo quy định tại Điều 15 Luật chứng khoán; điều lệ của tổ chức phát hành; quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng; Cam kết bảo lãnh phát hành (nếu có).

 Công bốthông tin khi nhận được giấy phép phát hành

Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét và cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng. Trường hợp từchối, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là văn bản xác nhận hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đáp ứng đủ điều kiện, thủtục theo quy định của pháp luật.

Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng có hiệu lực, tổchức phát hành phải công bốBản thông báo phát hành trên một tờ báo điện tửhoặc báo viết trong ba sốliên tiếp.

Chứng khoán chỉ được chào bán ra công chúng sau khi đã công bố theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật chứng khoán (2006).

 Công bố thông tin khi có sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng.

Trong thời gian hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng đang được xem xét, tổ chức phát hành có nghĩa vụ sửa đổi, bổ sung hồ sơ nếu phát hiện thông tin không chính xác hoặc bỏ sót nội dung quan trọng theo quy định phải có trong hồ sơ hoặc thấy cần thiết phải giải trình vềvấn đềcó thểgây hiểu nhầm.

Trong thời gian xem xét hồ sơ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức phát hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng để bảo đảm thông tin được công bố chính xác, trung thực, đầy đủ, bảo vệquyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư.

Sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khoán ra công chúng mà phát sinh thông tin quan trọng liên quan đến hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng thì trong thời hạn bảy ngày, tổchức phát hành phải công bốthông tin phát sinhtheo phương thức quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Chứng khoán và thực hiện việc sửa đổi, bổsung hồ sơ.

 Công bốthông tin sau khi phát hành

Tổ chức phát hành có nghĩa vụ thực hiện chế độ báo cáo và công bốthông tin theo quy định hiện hành củaỦy ban Chứng khoán Nhà nước.

2.2.2.2 Công bốthông tin trên thị trường thứcấp

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ kịp thời các thông tin về công ty niêm yết cho các nhà đầu tư, hiện nay việc công bố thông tin trên thị trường thứ cấp được phân thành 3 loại: công bố thông tin định kỳ, công bố thông tin bất thường, công bố thông tin theo yêu cầu:

 Công bố thông tin định kỳ

Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày có báo cáo tài chính năm được kiểm toán, công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính năm theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Luật chứng khoán, cụthể như sau:

- Ngày hoàn thành báo cáo tài chính năm được tính từngày tổchức kiểm toán chấp nhận ký báo cáo kiểm toán. Thời hạn hoàn thành báo cáo tài chính năm chậm nhất là chínmươi (90) ngày, kểtừngày kết thúc năm tài chính.

- Nội dung công bốthông tin về báo cáo tài chính năm bao gồm Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Bản thuyết minh báo cáo tài chínhtheo quy định của pháp luật vềkếtoán.

- Trường hợp công ty đại chúng là công ty mẹ của một tổ chức khác thì nội dung công bố thông tin về báo cáo tài chính năm bao gồm Báo cáo tài chính của công ty đại chúng (công ty mẹ) và Báo cáo tài chính hợp nhất theo quy định của pháp luật vềkếtoán.

- Công ty đại chúng phải lập và công bố Báo cáo thường niên đồng thời với công bố báo cáo tài chính năm.

- Công ty đại chúng phải công bố Báo cáo tài chính năm tóm tắt trên ba sốbáo liên tiếp của một từ báo Trung ương và một tờ báo địa phương nơi công ty đại chúng đóng trụ sởchính hoặc thông qua phương tiện công bốthông tin củaỦy ban chứng khoán nhà nước.

Công ty đại chúng công bố thông tin bất thườngtheo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 101 Luật chứng khoán, cụthể như sau:

- Công ty đại chúng phải công bốthông tin bất thường trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kểtừkhi xảy ra một trong các sựkiện sau đây:

+ Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong tỏa hoặc tài khoản được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong tỏa.

+ Tạm ngừng kinh doanh.

+ Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép thành lập, hoặc Giấy phép hoạt động.

+ Quyết định của Hội đồng quản trị vềviệc mua lại cổphiếu của công ty mình hoặc bán lại cổ phiếu đã mua; về ngày thực hiện mua cổ phiếu và các quyết định liên quan đến việc chào bán cổphiếu.

+ Có quyết định khởi tố với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, phó giám đốc, Kế toán trưởng của công ty; có bản án, quyết định của Tòa án liên quan đến hoạt động của công ty; có kết luận của cơ quan thuế về việc công ty vi phạm pháp luật vềthuế.

- Công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn bảy mươi hai giờ, kểtừkhi xảy ra một trong các sựkiện sau:

+ Quyết định vay hoặc phát hành trái phiếu có giá trị từ ba mươi phần trăm vốn thực có trởlên.;

+ Quyết định của hội đồng quản trị vềchiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty; quyết định thay đổi phương pháp kế toán áp dụng.

+ Công ty nhận được thông báo của Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủtục phá sản doanh nghiệp.

+ Công ty đại chúng phải công bố thông tin về các sự kiện trên đây thành các ấn phẩm, trang thông tin điện tửcủaỦy ban chứng khoán nhà nước.

+ Công ty đại chúng khi công bố thông tin bất thường phải nêu rõ sự kiện xảy ra, nguyên nhân, kếhoạch và các giải pháp khắc phục (nếu có).

 Công bốthông tin theo yêu cầu

Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều 101 Luật chứng khoán trong thời hạn hai mươi bốn giờ, kểtừkhi nhận được yêu cầu của Ủy ban chứng khoán Nhà Nước, bao gồm các sựkiện sau:

- Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư;

- Có thông tin liên quan đến công ty đại chúng ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán và cần phải xác nhận thông tin đó.

Công ty đại chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu thông qua các ấn phẩm, trang thông tin điện tử của công ty đại chúng, qua phương tiện thông tin đại chúng hoặc phương tiện công bốthông tin của Ủy ban chứng khoán nhà nước. Nội dung công bốthông tin phải nêu rõ sựkiện đượcỦy ban chứng khoán nhà nước yêu cầu công bố; nguyên nhân; mức độxác thực của sựkiện đó.

2.2.2.3 Phương tiện và hình thức công bốthông tin

Việc công bốthông tin của các tổ chức niêm yết phải thực hiện theo quy định tại Điều 4 mục 2 của thông tư số52/2012/TT-BTC.

Phương tiện và hình thức công bố thông tin của các tổ chức niêm yết chứng khoán được thực hiện dưới hình thức văn bản và dữliệu điện tử như sau:

Các thông tin dưới hình thức văn bản: 01 bản chính có đầy đủ dấu và chữký của người có thẩm quyền công bố thông tin. Các tổ chức niêm yết niêm yết sẽ chuyển văn bản qua đường fax hoặc đường bưu điện cho Sở giao dịch chứng khoán

Thành phố Hồ Chí Minh. Thời điểm tiếp nhận thông tin được xác định theo thời gian vào sổ công văn đến Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp gửi fax thì bản chính phải gửi ngay qua đường bưu điện trong vòng 24 giờkểtừthời gian chuyển fax.

Các thông tin bằng dữ liệu điện tử của các tổ chức niêm yết được chuyển đến Sởgiao dịch chứng khoán Tp HCM thông qua địa chỉ email hoặc phương tiện khác do sởgiao dịch chứng khoán quy định.

Các công ty niêm yết phải thông báo số fax, địa chỉ email dùng đểchuyển văn bản hoặc dữ liệu điện tửcho Sở giao dịch chứng khoán Tp HCM trong hồ sơ đăng ký niêm yết.

2.2.3 Tình hình công bthông tin ca các công ty niêm yết

Các công ty niêm yết trở thành công ty đại chúng bắt buộc phải có cổ đông hay các nhà đầu tư. Điều này có ý nghĩa sống cònđối với các công ty niêm yết.Tuy nhiên trên thực tế, phần lớn các công ty niêm yết trên sàn ít quan tâm đến cổ đông của mình. Sựkém minh bạch, lập lờ trong công bố thông tin của các công ty niêm yết có thểgây thiệt hại lớn cho các nhà đầu tư.

Theo thống kê năm 2013, trên thị trường chứng khoán Việt Nam, việc minh bạch thông tin của các công ty niêm yết là rất ít. Chỉ có 29/694 công ty niêm yết (chiếm tỷlệchỉ 4,18%) đảm bảo tốt việc công bố thông tin cho các nhà đầu tư. Như vậy, có đến hơn 95% công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam vi phạm lỗi vềcông bốthông tin bắt buộc.

Việc chấp hành công bốthông tin trên thị trường chứng khoán cho thấy có rất ít các công ty niêm yết quan tâm thực sự đến các nhà đầu tư. Khi các công ty niêm yết không minh bạch thông tin thì các cổ đông, các nhà đầu tư khó định được đường hướng, chiến lược phát triển cũng như xác định chính xác giá trịcủa cổphiếu mà họ đang nắm giữ.

2.3 Tổng quan vềcác công trình nghiên cứu trước

Nghiên cu của Lê Trường Vinh (2008).

“Minh bạch thông tin các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch Chứng Khoán Thành phốHồ Chí Minh”.

Tác giả đo lường sự minh bạch thông tin thông qua việc khảo sát 30 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, mức độminh bạch thông tin của từng công ty niêm yết được đánh giá bởi 20 nhà đầu tư cá nhân. Phương pháp đo lường là xây dựng mô hình kiểm định tính minh bạch thông qua 5 biến (quy mô, lợi nhuận, nợphải trả, tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản).

Qua khảo sát và xây dựng mô hình kiểm định tính minh bạch, tác giảkết luận làbiến lợi nhuận cóảnh hưởng đến minh bạch thông tin tài chính.

Nghiên cu ca Phạm Đức Tân (2009)

“Các giải pháp hoàn thiện vấn đề công bố thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Tác giả đo lường sự minh bạch của thông tin tài chính công bố qua việc khảo sát báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính và Báo cáo tài chính thường niên của các công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phốHồChí Minh trong ba năm 2006, 2007, 2008.

Qua khảo sát tác giả kết luận, hiện tượng che dấu thông tin, dàn xếp số liệu, làm đẹp báo cáo tài chính vẫn là hiện tượng phổbiến trong các công ty niêm yết.

Nghiên cu ca Nguyn ThHng Thy (2010)

“Hoàn thiện minh bạch hóa thông tin tài chính công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.

Tác giả đo lường sựminh bạch thông tin bằng cách lập bảng câu hỏi dành cho nhà đầu tư khảo sát vềcác chỉ tiêu mà nhà đầu tư quan tâm khi phân tích báo cáo tài

chính của các công ty niêm yết trên hai sàn giao dịch chứng khoán là thành phốHồ Chí Minh và Hà Nội trước khi đưa ra quyết định đầu tư.

Qua khảo sát tác giả kết luận, minh bạch hóa thông tin tài chính các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã đạt được những mặt tích cực như nhà đầu tư có một kênh thông tin đáng tin cậy từcác tổchức phân tích tài chính chuyên nghiệp, còn hạn chếlà thông tin cung cấp cho thị trường chứng khoán chưa đầy đủvà kịp thời, thông tin còn bị rò rỉ trước khi công bố.

Nghiên cu ca Standard & Poor

Tác giảcông nhận việc thiếu thông tin chung so sánh và đưa ra nghiên cứu về tính thanh khoản của các công ty trên thế giới để hoàn thành phạm vi của các sản phẩm quản trị doanh nghiệp. Minh bạch và công bố thông tin ước tính bằng cách phân tích các báo cáo thường niên của các công ty dựa trên 98 các yếu tốthông tin.

Nghiên cu ca Abdelmohsen M. Desoky và Gehan A. Mousa

Tác giả đánh giá về tính minh bạch và công bốthông tin thông qua 6 biến(cơ cấu sở hữu, niêm yết nước ngoài, quy mô công ty, đòn bẩy, tính thanh khoản, kiểm toán) và 65 chỉ sốthông tin (14 thông tin hội đồng quản trị, 51 thông tin tài chính và phi tài chính).

Tác giảkết luận các phân tích cho thấy có mối liên hệ tích cực giữa biến phụ thuộc là minh bạch thông tin với các biến độc lập cụ thể là biến niêm yết nước ngoài, quy mô công ty, kiểm toán.

Hạn chếcủa nghiên cứulà mẫu nghiên cứu có kích thước nhỏchỉ có 100 công ty, và nghiên cứu chỉ xem xét tác động của một số đặc trưng doanh nghiệp như kích thước đòn bẩy, thanh khoản, cơ cấu sở hữu mà bỏ qua những yếu tố khác như lợi nhuận và phát hành cổphiếu mới.

2.4 Những kinh nghiệm quốc tế về việc nâng cao tính minh bạch thông tin trênbáo cáo tài chính của các công ty niêm yết. báo cáo tài chính của các công ty niêm yết.

2.4.1 Kinh nghim ca M

Chứng khoán Mỹ là một trong những thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới.Nhằm minh bạch hóa thông tin, Mỹ đã có những quy định rất chặt chẽvềcông bốthông tin.

Ủy ban giao dịch chứng khoán Mỹ (SEC) đưa ra quy định bắt buộc những công ty niêm yết phải chỉ rõ trong bản báo hạch của mình những rủi ro trong hoạt động của công ty và công bố rõ ràng đến công chúng.Những rủi ro đó bao gồm các khoản nợ của công ty trước khi phát hành cổ phiếu, những tranh chấp pháp lý liên quan đến công ty (nếu có).Và báo cáo tài chính của công ty phải được một công ty kiểm toán trung lập kiểm tra tài chính nhằm đảm bảo tính xác thực của thông tin. SEC cũng yêu cầu ghi rõ việc công khai hóa những khoản chi thưởng, tăng lương, đồng thời thểhiện quyền làm chủcủa cổ đông qua việc phải có ý kiến cổ đông trong những quyết định quan trọng của công ty.

2.4.2 Kinh nghim ca Trung Quc

Thị trường chứng khoán Trung Quốc là một thị trường lớn trên thế giới, sự phát triển của thị trường chứng khoán Trung Quốctương ứng với sựphát triển kinh tếnhanh chóng của đất nước này.

Để đánh giá mức độcông bốthông tin của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán các tác giả đã xem xét tácđ ộng của quyền sở hữu, cơ chế quản trị và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài chính của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)