GIẢI PHÁP PHềNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RRTD TRONG CHO VAY DNVVN TẠI NHTMCP QUÂN ĐỘI CHI NHÁNH
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị với Chớnh phủ
Thứ nhất, Chính phủ cần thiết lập môi trường kinh tế ổn định, phát huy được vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước.
Các chính sách kinh tế vĩ mô cần được ban hành một cách đồng bộ và cùng hướng đến mục tiêu chiến lược đã được hoạch định. Thúc đẩy thị trường tài chính, và thị trường tiền tệ trước hết là thị trường liờ NH nhằm xác định khuôn
khổ hoạt động của các NH, tạo thêm nhiều cơ hội đầu tư nhằm phân tán rủi ro, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đa dạng hóa các công cụ thanh toán nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý.
Hoàn thiờn cỏc quy định pháp luật có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động cấp tín dụng của NH như quy định về giao dịch bảo đảm đăng kí giao dịch bảo đảm, quy định về cấp các giấy tờ sở hữu tài sản, quy định về các ngành kinh doanh,...Chớnh phủ cần điều phối sự kết hợp giữa các bộ ngành có liên quan, cùng với NHNN để thống nhất, chia sẽ quan điểm về phòng ngừa và hạn chê RRTD, cùng nhau phối hợp để giải quyết những vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp tín dụng của NH.
Thứ ba, Chính phủ cần quy định các chuẩn mực về chế độ kế toán đối với các DNNVV
Chính phủ cần hoàn thiện các quy định về thuế, chế độ kế toán, báo cáo tài chính, chế độ hóa dơn chứng từ để giỳp cỏc DN tuân thủ đầy đủ, nâng cao tính chính xác cho BCTC DN. Vừa tạo nguồn thu ngân sách, giúp tăng cường quản lý số liệu thống kê DN. Đồng thời, tạo điều kiện giám sát, đánh giá hoạt động DNNVV của NH.
Thêm vào đó, Chính phủ càn có những quy định cụ thể liên quan đến công bố thông tin tài chính DN có xác minh kiểm toán, quy định chặt chẽ hơn về những điều kiện được thành lập cụng ty kiểm toỏn và quy định rừ trỏch nhiệm của công ty kiểm toán cũng như các kiểm toán viên có liên quan khi cho ra đời những báo cáo kiếm toán sơ sài hoặc thiếu trung thực.
Thứ tư, Chính phủ cần ban hành những chính sách để tạo điều kiện cho các DNNVV hoạt động hiệu quả, cũng như tích cực giám sát kiểm tra việc thực thi chính sách.
Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng cho tất cả các DN thuộc mọi thành phần kinh tế.
Cần tăng cường hơn nữa hiệu quả hoạt động cả Hiệp hội DNNVV Việt Nam cũng như hiệp hội DNNVV ở các tỉnh, thành phố.
Chính phủ cần thành lập Quỹ phát triển DNNVV...
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước
Cần đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại và lành mạnh hóa tài chính: các ngân hàng quốc doanh và cổ phần nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng vững mạnh, tăng cường tính minh bạch , hiệu quả cạnh tranh và đảm nhận tốt vai trò trung gian trong việc huy động và phân bổ vốn. Tránh tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, tranh giành khách hàng vay vốn giữa các ngân hàng như cho vay các khoản vay để trả nợ cho ngân hàng khác (đảo nợ), hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn khiến cho nguy cơ RRTD tăng cao. Do đó NHNN cần có sự kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của NHTM đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn.
Nghiên cứu và triển khai các công cụ bảo hiểm tín dụng như Hoán đổi tín dụng (credit swap)...Đây là các công cụ của một thị trường tài chính phát triển cao giỳp cỏc NHTM phòng ngừa và bảo hiểm rủi ro, san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trong quản lý danh mục các khoản cho vay của mỗi ngân hàng
Đưa ra hệ thống văn bản pháp luật hoàn thiện phù hợp với thông lệ quốc tế
NHNN cần chú trọng trong việc rà soát, sửa đổi bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên quan đến hoạt động tín dụng của NHTM theo hướng thông thoáng, linh hoạt, đơn giản như thật hiệu quả những thủ tục, điều kiện, quy trình cho vay tín dụng DNVVN, đưa ra cơ chế cho vay DNVVN khác với các loại hình DN khác, giảm thiểu thời gian thẩm định tín dụng hợp lý.
Kết quả kiểm toán theo chuẩn mực Việt Nam và chuẩn mực quốc tế có sự khác biệt về một số chỉ tiêu như số liệu dự phòng rủi ro tín dụng, nguồn vốn chủ sở hữu...NHNN cần phối hợp với bộ tài chính sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chế độ kế toán cho phù hợp với các chuẩn mực kế toán quốc tế, ban hành chuẩn mực kiểm toán độc lập với các TCTD.
Tăng cường hiệu quả của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)
Phát huy vai trò tích cực của trung tâm thông tin tín dụng trong công tác đánh giá chất lượng tín dụng là việc thiết thực mà NHNN có thể hỗ trợ cho NHTM trong việc hạn chế RRTD. Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế
công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Các thông tin về doanh nghiệp tại trung tâm thông tin tín dụng hầu như là do chớnh cỏc ngân hàng cung cấp, do đó các thông tin về các doanh nghiệp còn đơn điệu thiếu cập nhập. Việc kết nối thông tin với trang web CIC của chi cục tin học ngân hàng còn nhiều trục trặc, chưa đáp ứng được yêu cầu tra cứu thông tin. Để có thể phát huy được vai trò thông tin tín dụng ngân hàng, đề nghị CIC khai thác nhiều nguồn thông tin về doanh nghiệp và thường xuyên cảnh báo đối với những khách hàng có vấn đề để ngân hàng biết. Để nâng cao tính hiệu quả và thúc đẩy động lực làm việc, có thể nghiên cứu trung tâm này chuyển đổi thành hình thức một công ty cổ phần có sự góp vốn của các NHTM. Nghiên cứu và cho áp dụng mô hình công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập ở Việt nam để hỗ trợ hoạt động cho các NHTM dựa trên sự tiếp thu và học tập của mô hình này trên thế giới.
3.3.3 Kiến nghị với Ngân hàng TMCP Quân Đội
Thứ nhất, hỗ trợ chi nhánh trong công tác tuyển dụng và đào tạo cán bộ Kế hoạch tuyển dụng cán bộ tín dụng không hợp lý dã dẫn đến tình trạng khó khăn trước yêu cầu mở rộng mạng lưới để nâng cao năng lực cạnh tranh của chi nhánh. Trong thời gian tới MB – Hoàng Quốc Việt có kế hoạch phát triển mạng lưới và mở rộng hoạt động. Vì thế Hội sở chính cần xem xét và cú cỏc chính sách trong công tác tuyển dụng nhân sự để chi nhánh hoạt động hiệu quả hơn. Trong lĩnh vực ngân hàng, tín dụng là một nghề đòi hỏi phải có năng lực phân tích , đánh giá, tính chịu trách nhiệm rất cao và luụn cú cạm bẫy nên cần có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp.
Thứ hai, thiết kế thủ tục hồ sơ gọn nhẹ nhưng phải đảm bảo đầy đủ, có tình pháp lý .Giảm thiểu quy trình và thời gian thẩm định dự án, phương án đầu tư để tạo thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn ngân hàng.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng trong toàn hệ thống. Phân tích thực trạng tín dụng, định kì rà soát phân loại tín dụng để kịp thời có biện pháp xử lý, hạn chế nợ xấu. Thực hiện quản lý danh mục nợ xấu để có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế nợ xấu mới phát sinh tại từng chi nhánh
trong hệ thống.
Thứ tư, chú trọng hơn nữa đến trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho chi nhánh. Đặc biệt về công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả công việc, phục vụ cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro, trong đó có RRTD.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Xuất phát từ những vấn đề còn tồn tại trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro của MB – Hoàng Quốc Việt đú phừn tớch ở chương 2, chương 3 của khoá luận đưa ra giải pháp nhằm góp phần phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay DNNVV cho MB – Hoàng Quốc Việt. Bờn cạnh đó cũng đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và với MB nhằm hoàn thiện môi trường tại MB – Hoàng Quốc Việt cũng như hệ thống MB nói riêng và các NHTM nói chung thành công hơn trong công tác phòng ngừa và hạn chế RRTD.