Một số vấn đề về dạy và học hợp tác theo nhóm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh khá giỏi lớp 9 thông qua dạy học theo nhóm chủ đề bất đẳng thức​ (Trang 22 - 28)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.4. Một số vấn đề về dạy và học hợp tác theo nhóm

* Đặc điểm chung

- HTHT phải tạo một quy tắc chung cho một lớp hoặc một nhóm hợp tác, mọi người đều phải tuân theo quy tắc chung đó một cách bình đẳng.

- HTHT trên cơ sở khai thác tốt các nội dung dạy học và dự tính các năng lực cá nhân của đối tượng học sinh.

- HTHT dựa trên cơ sở là tính đa dạng (không đồng nhất) của các đối tượng học sinh và những quan hệ bình đẳng của các học sinh trong nhóm.

- HTHT phải đảm bảo sự tham gia tích cực của tất cả các đối tượng học sinh.

* Ưu điểm

Hiện nay hình thức dạy học theo nhóm đang được giáo viên sử dụng khá phổ biến vì nó có nhiều ưu điểm, cụ thể:

- Học theo nhóm cho phép các cá nhân đưa ra ý kiến của riêng mình, phát huy vai trò chủ thể trong học tập. Trong quá trình làm việc nhóm, tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tinh thần trách nhiệm của học sinh thường được phát huy cao hơn. Làm việc theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng người, thông qua trao đổi, tranh luận, thảo luận trong nhóm vừa giúp học sinh học tập lẫn nhau, vừa để học sinh tự đánh giá năng lực của bản thân qua việc so sánh khả năng của mình với các bạn trong nhóm, và ta có thể tận dụng những điểm mạnh này để điều chỉnh nhận thức cho các học sinh khác cùng nhóm.

- Học sinh học tập theo nhóm có hiệu quả tốt hơn, kết quả học tập cao hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn vì trong quá trình làm việc nhóm, các em phải tích cực tham gia vào quá trình tìm kiếm, khám phá, phát hiện kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết nhiệm vụ học tập chung. Qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo chứ không thụ động chờ giáo viên cung cấp kiến thức.

- Dạy học theo nhóm có tác dụng rèn luyện cho khả năng diễn đạt một vấn đề, phát triển kĩ năng giao tiếp... khi thảo luận nhóm trong một không khí học tập thoải mái, cởi mở, giúp đỡ, chia sẻ thì những học sinh nhút nhát, rụt rè cũng được rèn luyện phát biểu ý kiến của mình, giúp các em hòa đồng hơn với các bạn.

- Dạy học theo nhóm còn giúp cho học sinh hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách: kĩ năng tổ chức, quản lý, lãnh đạo nhóm, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng phối hợp ăn ý... chính tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với nhóm đã tạo ra ý thức tự giác, kỉ luật của mỗi thành viên.

- Hoạt động hợp tác trong nhóm sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công lao động trong xã hội thu nhỏ, thể hiện mối quan hệ bình đẳng giữa các thành viên.

- Với hình thức học tập theo nhóm, học sinh bị lôi cuốn, hấp dẫn vào các hoạt động học, thu lượm kiến thức bằng chính khả năng của mình với sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên. Từ đó đem đến sự hứng thú, niềm vui trong học tập cho học sinh.

* Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì hình thức tổ chức dạy học theo nhóm cũng có một số mặt hạn chế sau:

- Thời gian giảng dạy một trong một tiết học ít ( 45 phút ) nên việc triển khai hoạt động dạy học theo nhóm sẽ gặp nhiều trở ngại, dễ ảnh hưởng đến kế hoạch bài giảng.

- Dạy học theo nhóm có thể gây ồn ào, mất trật tự, trong qua trình làm việc nhóm nếu như giáo viên không kiểm soát, bao quát nhóm dễ dẫn đến một số học sinh không tham gia hoạt động, nói chuyện riêng hoặc thảo luận vấn đề ngoài chương trình học.

- Trong nhóm có thể có các học sinh hoạt động tích cực, đặc biệt là các em khá giỏi, nhưng những em yếu, kém không có hoặc ít đóng góp cho hoạt động chung của nhóm nên các em cảm thấy như mình bị cô lập dẫn đến không hứng thú với việc học theo nhóm, thêm nữa thường các bạn học giỏi sẽ áp đặt ý kiến của bản thân mà không quan tâm đến ý kiến của bạn học yếu dẫn đến các em học yếu càng thờ ơ, ỷ lại.

- Không gian lớp học ở đa số trường học đều bố trí học sinh cùng quay mặt lên bảng dẫn đến tổ chức dạy học theo nhóm gặp khó khăn về xếp chỗ trong hoạt động.

Tuy nhiờn nếu việc phõn cụng phõn nhiệm trong mỗi nhúm được thực hiện rừ ràng, đồng đều; vai trò mỗi thành viên được hoán đổi thường xuyên; cấu trúc nhóm được tổ chức một cách linh hoạt,... thì những hạn chế đã nêu ở trên sẽ có thể khắc phục phần lớn. Điều này đòi hỏi kĩ năng tổ chức nhóm hợp tác và sự khéo léo, sáng tạo của giáo viên cũng như khả năng khơi gợi và biết khích lệ, thúc đẩy học sinh tích cực tham gia vào quá trình HTHT.

1.4.2. Vai trò của giáo viên trong dạy học hợp tác

Học tập hợp tác là phương pháp dạy học được giáo viên áp dụng đối với học sinh trong quá trình dạy học. Phương pháp này bao gồm nhiều thành tố như: mục đích và nhiệm vụ bài tập, nội dung bài tập, phương thức thực hiện, giáo viên hướng dẫn, học sinh học tập và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực hiện bài tập do giáo viên đề ra.

Với mục đích là giúp người học tiếp thu được một nội dung tri thức thông qua quá trình chủ động tìm hiểu, khám phá tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên, giúp học sinh phát triển được một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, kỹ năng tri thức mà người học phải nắm được trong quá trình dạy học. Những tri thức này thường được giáo viên xác định từ trước.

Trong quá trình thực hiện học tập hợp tác, người thầy có chức năng điều khiển, tổ chức quá trình làm việc nhóm của học sinh. Giáo viên cũng là người có vai trò tổng kết, đánh giá kết quả làm việc của học sinh. Người học trong quá trình học tập hợp tác có điều kiện tốt để phát huy tính chủ động tích cực, độc lập sáng tạo, khả năng phối kết hợp với các thành viên khác.

Vai trò của GV trong dạy và học hợp tác có thể được cụ thể hóa như sau:

* Trước khi phân công công việc cho từng nhóm

- Tìm một bài học nào đó để học sinh có thể làm việc theo nhóm.

- Chia lớp thành các nhóm học sinh gồm những thành viên có khả năng khác nhau song có khả năng làm việc cùng nhau một cách hiệu quả.

* Trong thời gian học sinh làm việc nhóm

- Theo dừi một cỏch tổng quỏt quỏ trỡnh làm việc của cỏc nhúm.

- Trợ giúp cho các nhóm gặp khó khăn, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời những điểm chưa hợp lý của nhóm học sinh.

- Không can thiệp quá sâu vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh.

- Đưa ra những hình thức khen thưởng thích hợp.

* Sau khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ

- Đánh giá kết quả công việc của học sinh cũng như mức độ tham gia tích cực hiệu quả của từng cá nhân trong nhóm.

- Chữa bài tập của học sinh đưa ra các đáp án tối ưu để từ đó mỗi nhóm cũng như mỗi thành viên trong nhóm có thể tự đánh giá được kết quả công việc của nhóm và của bản thân.

- Xem xét việc tổ chức lại các nhóm để việc thực hiện các bài tập nhóm tiếp theo được tốt hơn.

- Có những hình thức khen thưởng thích hợp để động viên sự cố gắng của học sinh.

1.4.3. Một số yêu cầu sư phạm trong DHHT

- Chỉ những hoạt động đòi hỏi sự phối hợp của các cá nhân để nhiệm vụ hoàn thành nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn hoạt động cá nhân mới nên sử dụng phương pháp này.

Chẳng hạn các bài tập có nhiều phần có thể phân nhóm để các em phân công nhau giải quyết hoặc trong khi thực hiện một số trò chơi toán học.

- Tạo điều kiện để các nhóm tự đánh giá lẫn nhau hoặc cả lớp cùng đánh giá.

- Không nên lạm dụng hoạt động nhóm và cần đề phòng xu hướng hình thức (tránh lối suy nghĩ: đổi mới PPDH là phải sử dụng hoạt động nhóm).

- Tùy theo từng nhiệm vụ học tập mà sử dụng hình thức học sinh làm việc cá nhân hoặc hoạt động nhóm cho phù hợp.

- Căn cứ vào nội dung bài học và thời lượng của tiết học mà giáo viên sử dụng loại nhóm cho phù hợp.

- Để đỏp ứng được đủ thời gian dạy học, giỏo viờn phải xỏc định rừ thời gian thảo luận.

- Xây dựng không khí làm việc và mối quan hệ giữa các học sinh dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối xử công bằng, bình đẳng giữa các nhóm.

1.4.4. Một số kĩ thuật dạy học hợp tác môn Toán 1.4.4.1. Kĩ thuật Vòng tròn xoay

a. Quan niệm

Kĩ thuật Vòng tròn xoay là một kĩ thuật dạy học hợp tác, trong đó học sinh được tổ chức thành hai vòng tròn đồng tâm và ngồi đối diện nhau theo cặp để tạo điều kiện cho một học sinh có thể trao đổi với các học sinh khác trong nhóm [12].

Kĩ thuật vòng tròn xoay có thể sử dụng khi bắt đầu bài học để ôn tập kiến thức bài trước hoặc sử dụng ở cuối bài để củng cố lại nội dung bài học. Đồng thời cũng có thể được dùng để chia sẻ thông tin khi học bài mới.

b. Cách thức tổ chức

- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề và chia nhóm. Đặt tên và yêu cầu học sinh xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm và ngồi đối diện nhau theo cặp. Giáo viên tổ chức đặt tên cho các cặp trong nhóm (Gấu và Thỏ; Xanh và Trắng;...).

- Bước 2: GV giao nhiệm vụ . HS thảo luận cặp đôi

- Bước 3: Sau thời gian thảo luận cặp đôi, GV yêu cầu một vòng tròn (vòng tròn trong hoặc vòng tròn ngoài) giữ nguyên vị trí, vòng tròn còn lại xoay sang bên trái hoặc bên phải theo nhịp.

1.4.3.2. Kĩ thuật Hòn tuyết a. Quan niệm

Kĩ thuật Hòn tuyết là một kĩ thuật dạy học dùng trong thảo luận nhóm. Trong kĩ thuật Hòn tuyết, các cặp đôi được kết hợp với nhau thành các nhóm bốn, từ các nhóm bốn lại kết hợp thành các nhóm tám nhằm thực hiện một nhiệm vụ học tập. Nhờ đó, ý kiến của một cá nhân có thể được hoàn thiện hơn và thậm chí đi đến kiến thức mới.

Học sinh cũng được tạo cơ hội rèn luyện những kĩ năng cần thiết khác bên cạnh kĩ năng lắng nghe và chia sẻ [12].

b. Cách thức tổ chức

- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề và chia lớp thành các nhóm tám.

- Bước 2: Tổ chức mỗi nhóm thảo luận cặp đôi.

- Bước 3: Giáo viên yêu cầu hai cặp đôi tạo thành nhóm bốn để chia sẻ ý kiến đã thảo luận cặp đôi và tiếp tục thảo luận về một vấn đề tiếp theo mà giáo viên giao.

- Bước 4: Giáo viên yêu cầu hai nhóm bốn kết hợp tạo thành nhóm tám để chia sẻ ý kiến, thảo luận về vấn đề giáo viên giao, rút ra kết luận cuối cùng.

1.4.3.3. Kĩ thuật Lắp ghép a. Quan niệm

Kĩ thuật Lắp ghép là một kĩ thuật dạy học dùng trong thảo luận nhóm. Phương thức làm việc của kĩ thuật này là để cho mỗi học sinh trở thành “chuyên gia“ trong lĩnh vực nào đó của chủ đề và đi hướng dẫn, cung cấp thông tin cho các thành viên còn lại [27].

b. Cách thức tổ chức

- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề và chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm được xem như một bộ trò chơi ghép hình.

- Bước 2: Đánh số cho mỗi học sinh trong nhóm (1, 2, 3,...)

- Bước 3: Tất cả các thành viên có cùng con số của các nhóm tập hợp lại tạo thành một nhóm chuyên gia. Nhóm chuyên gia thảo luận nhiệm vụ được giao ( phù hợp với năng lực của nhóm).

- Bước 4: Học sinh quay trở lại nhóm gốc để chia sẻ những gì mà nhóm chuyên gia đã tìm hiểu được.

1.4.3.4. Kĩ thuật Bể cá a. Quan niệm

Kĩ thuật Bể cá là một kĩ thuật dạy học dùng trong thảo luận nhóm. Trong đó học sinh được tổ chức thành hai vòng tròn, vòng tròn trong ngồi thảo luận với nhau và vòng tròn ngoài ngồi quan sát hoạt động của vòng tròn trong để nhận xét, bổ sung ý kiến [12].

b. Cách thức tổ chức

- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề và chia nhóm.

- Bước 2: Yêu cầu học sinh thảo luận theo hình thức cặp đôi. Trước khi thảo luận, học sinh phải quyết định xem ai là A, ai là B và vai trò của từng người.

- Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh A - đại diện cho cặp đi vào vòng tròn trong để trao đổi ý kiến với đại diện của các cặp khác. Những học sinh B còn lại sẽ ngồi bên ngoài

vòng tròn với khoảng cách vừa đủ để quan sát cộng sự của mình, đồng thời bổ sung giúp đỡ cộng sự của mình nếu thấy cần thiết.

1.4.3.5. Kĩ thuật Cầu vồng a. Quan niệm

Cấu trúc Cầu vồng là một kĩ thuật dạy học dùng trong thảo luận nhóm. Ở đó, HS làm việc theo các nhóm riêng biệt, mỗi nhóm được đặt cho một màu riêng - các màu của Cầu vồng. Sau đó, HS được yêu cầu tạo thành các nhóm mới - nhóm Cầu vồng mà mỗi nhóm mới này được tạo bởi các thành viên (với mỗi màu khác nhau) từ các nhóm ban đầu [12].

b. Cách thức tổ chức

- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm được đặt cho một màu riêng - các màu cầu vồng (Đỏ, Vàng, Xanh, Tím,...) và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.

- Bước 2: Đánh số cho mỗi học sinh trong nhóm (1, 2, 3,...).

- Bước 3: Tất cả các thành viên có cùng con số từ các nhóm ban đầu tập hợp lại tạo thành nhóm Cầu vồng, mỗi học sinh sẽ lần lượt trình bày, chia sẻ những thông tin mà các em vừa tìm hiểu được cùng nhóm cũ.

Để vận dụng thành công các kĩ thuật dạy học theo nhóm này, giáo viên cần nắm vững cách thức thực hiện, có năng lực lập kế hoạch và tổ chức tốt, biết phối hợp linh hoạt giữa các kĩ thuật nói trên với các hình thức tổ chức dạy học khác trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, bản thân học sinh khi tham gia vào quá trình học tập theo nhóm cũng cần có hiểu biết, được luyện tập, tham gia tích cực, tiến tới thông thạo về các cách thức tổ chức nhóm để từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng da ̣y học của giáo viên và học sinh.

1.5. Đặc điểm nhận thức của học sinh THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh khá giỏi lớp 9 thông qua dạy học theo nhóm chủ đề bất đẳng thức​ (Trang 22 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)