Các bước thực hiện Dạy học hợp tác trong môn Toán ở THCS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh khá giỏi lớp 9 thông qua dạy học theo nhóm chủ đề bất đẳng thức​ (Trang 38 - 42)

Chương 2. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHểM THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH KHÁ, GIỎI CHỦ ĐỀ BẤT ĐẲNG THỨC LỚP 9

2.1. Các bước thực hiện Dạy học hợp tác trong môn Toán ở THCS

Để thực hiện dạy học hợp tác trong một giờ học, chúng ta có thể tiến hành theo 3 bước sau:

Bước 1: Cả lớp làm việc

* Xác định mục tiêu dạy học:

Mục tiêu dạy học chính là kết quả cuối cùng mà giáo viên cần giúp cho học sinh lĩnh hội được sau khi kết thúc bài học. Do đó, mục tiêu bài học giúp giáo viên định hình một cách cụ thể những công việc cần phải thực hiện trong giờ học đối với học sinh. Vỡ vậy, giỏo viờn cần xỏc định rừ hai mục tiờu sau:

- Thứ nhất, mục tiêu về tri thức, kĩ năng và thái độ cần thực hiện cho học sinh, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu chung của bài học.

- Thứ hai, mục tiêu về kĩ năng hợp tác được thể hiện bằng các kĩ năng hợp tác cụ thể và yêu cầu học sinh tiến hành trong quá trình tham gia vào bài học đó.

* Hoạch định nội dung dạy học hợp tác

Trong dạy học hợp tác, nội dung học tập được chia thành từng đơn vị nhỏ. Tức là mỗi bài học gồm nhiều vấn đề nhỏ tương ứng với từng đơn vị kiến thức. Khi học sinh tiến hành bài học nghĩa là học sinh tiến hành các hoạt động thực hiện nhiệm vụ học tập. Và khi vận dụng dạy học hợp tác thì giáo viên cần có những thiết kế sư phạm cho nội dung dạy học hợp tác. Để làm được điều đó, giáo viên cần tiến hành phân tích mục tiêu, nội dung của bài học; hoạch định những nội dung sao cho phù hợp và dự kiến thời gian cho từng hoạt động.

Tuy nhiên, ý đồ sư phạm của giáo viên cần tạo nên được những tình huống để học sinh hoạt động hợp tác. Giáo viên cần xây dựng được những tình huống có sức lôi cuốn để học sinh tham gia hợp tác. Do đó tình huống cần đảm bảo những yêu cầu sau:

- Chứa đựng đối tượng nhận thức, kích thích nhu cầu bên trong của học sinh, đòi hỏi học sinh hoạt động để khám phá đối tượng.

- Kích thích được học sinh phát huy những tiềm năng của bản thân để vượt qua khó khăn, chướng ngại và xâm nhập vào những vấn đề để chiếm lĩnh kiến thức mới.

- Tình huống mà giáo viên đưa ra có thể có nhiều cách giải quyết và có tác dụng giáo dục.

- Mỗi học sinh đều thấy bản thân mình không thể tự giải quyết tình huống trong một thời gian ngắn mà cần tới sự giúp đỡ của tập thể.

- Đưa ra dưới hình thức: giải quyết một bài toán hay đáp ứng một tình huống nào đó của thực tiễn.

* Thành lập nhóm

- Xác định quy mô nhóm: Giáo viên quyết định số lượng tối ưu thành viên của mỗi nhóm. Đa số các nhóm hợp tác thường có từ 2 - 5 học sinh. Khi lựa chọn quy mô của nhóm nên xem xét các yếu tố sau:

+ Nếu số lượng thành viên trong nhóm lớn thì đòi hỏi phạm vi, năng lực và hành động trí tuệ để chiếm lĩnh kiến thức cũng tăng.

+ Số lượng kĩ năng hợp tác vừa đủ, không nên quá nhiều vì sẽ không có đủ thời gian để luyện tập.

+ Nội dung của bài học cũng như các tư liệu, đồ dùng, phương tiện học tập sẽ có ảnh hưởng quyết định đến việc xác định quy mô và thực hiện các hoạt động của nhóm.

+ Thời gian càng ít thì quy mô nhóm càng nhỏ, nhóm nhỏ sẽ có hiệu quả hơn vì thời gian tổ chức nhóm được rút ngắn, mọi thành viên sẽ có trách nhiệm hơn, và khoảng cách giữa các cá nhân càng nhỏ lại.

- Lựa chọn các thành viên vào một nhóm

Việc lựa chọn các thành viên tham gia vào mỗi nhóm học tập có thể ngẫu nhiên hoặc theo ý đồ sư phạm của giáo viên. Có thể căn cứ vào phong cách học, trình độ nhận thức, sở thích,… nhằm mục đích học sinh vừa được hợp tác trong học tập, vừa đạt được những mục tiêu dạy học về kiến thức, kĩ năng đã đề ra.

* Giao nhiệm vụ cho nhóm

Giáo viên nên chú ý: nhiệm vụ phải sát với trình độ và nhu cầu học tập của học sinh, phải hướng dẫn để học sinh phát hiện và xác định đúng các vấn đề cần giải quyết cũng như mục tiêu học sinh cần đạt được, quy định cụ thể thời gian và không gian để nhóm hoàn thành nhiệm vụ.

Một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong khâu giao nhiệm vụ là Phiếu học tập. Phiếu học tập một mặt giúp học sinh có thể giúp học sinh tập trung vào vấn đề, nhiệm vụ được giao. Mặt khác, học sinh cũng có thể xem lại câu hỏi, bài tập khi cần thiết mà không cần hỏi lại giáo viên, làm ảnh hưởng đến nhóm khác trong quá trình thảo luận.

Ngoài ra, giỏo viờn cần nờu rừ cỏc mục tiờu cần đạt của mỗi nhiệm vụ để giỳp học sinh xác định được đích cần đạt trước khi tiến hành thảo luận nhóm và có thể sử dụng những câu hỏi phụ để kiểm tra học sinh về những nhiệm vụ được giao.

Bước 2: Làm việc nhóm

* Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

Sau khi xây dựng được các nhóm cụ thể thì mọi thành viên trong nhóm cần được xỏc định nhiệm vụ và vai trũ rừ ràng. Cỏc thành viờn trong một nhúm cú thể bao gồm:

- Nhóm trưởng: có nhiệm vụ dẫn dắt nhóm mình tham gia vào các hoạt động;

giải thớch rừ nhiệm vụ hoạt động của nhúm; nhận lệnh từ giỏo viờn; túm tắt, kiểm tra xem các thành viên trong nhóm hoạt động như thế nào, đã hiểu vấn đề chưa; giải quyết các "mâu thuẫn" trong quá trình làm việc nhóm. Ngoài ra, nhóm trưởng còn động viên mọi thành viên; nhắc nhở những thành viên "lắm lời" trong nhóm; bảo đảm cho quá trình trao đổi mọi thành viên phải có quyền và nghĩa vụ đóng góp vào bài học. Vai trò này "khá nặng nề" nên học sinh giữ vai trò nhóm trưởng cần có nhiều năng lực hơn, đặc biệt là năng lực quản lí, giám sát và hướng dẫn các bạn.

- Thư kí: có nhiệm vụ ghi chép mọi ý kiến, biên tập, tóm tắt các ý kiến, kết quả hoạt động của nhóm.

- Người báo cáo: thay mặt cả nhóm báo cáo nhiệm vụ.

- Người theo dừi: đỏnh giỏ sự tớch cực làm việc của cỏc thành viờn trong nhúm.

Sau mỗi lần hoạt động nhóm, các thành viên có thể thay đổi vai trò cho nhau, tránh tình trạng mỗi thành viên đóng một vai trò trong thời gian quá lâu.

* Cá nhân trong nhóm làm việc rồi trao đổi hoặc thảo luận trong nhóm.

- Về phía học sinh:

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên và sau khi nhận được nhiệm vụ cụ thể của mình, mỗi thành viên trong nhóm tích cực hoạt động, suy nghĩ độc lập để tìm ra phương án rồi mang ra trao đổi, thảo luận với các thành viên khác. Học sinh sẽ tự nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu và bằng kiến thức vốn có của mình để tìm hướng xử lí tình huống mà giáo viên đặt ra.

Sẽ có nhiều ý kiến được đưa ra, đòi hỏi học sinh phải hợp tác với các bạn trong nhóm vì các phương án giải quyết tình huống mà mỗi học sinh đưa ra chưa chắc đã đúng, đã hoàn thiện, vì thế cần sự trao đổi với các thành viên khác trong nhóm để được đánh giá, bổ sung. Học sinh sẽ trình bày và bảo vệ ý kiến của mình trước nhóm, đồng thời ghi lại ý kiến của bạn, đưa ra nhận xét của mình với phương án của bạn đưa ra, sau đó các thành viên thống nhất để đi đến kết quả chung.

- Về phía giáo viên: trong khi các nhóm hoạt động hợp tác, giáo viên sẽ dành phần lớn thời gian để quan sát tinh thần, thái độ làm việc của học sinh để kịp thời nhắc nhở những học sinh thụ động. Ngoài ra, giáo viên phải biết lắng nghe ý kiến của học sinh để điều chỉnh hoạt động nhóm khi chệch hướng hoặc ghi nhận những ý kiến hay của học sinh. Bên cạnh đó, giáo viên sẽ đi đến từng nhóm để giúp đỡ học sinh hoạt động khi cần thiết, có thể nêu câu hỏi gợi ý để định hướng cho học sinh khám phá, giải quyết bài tập hoặc giải quyết những mâu thuẫn...

Dạy học hợp tác đòi hỏi phát huy nhiều kĩ năng, nhiều yếu tố tích cực, giáo viên nên khuyến khích học sinh trình bày ý kiến của nhóm bằng sơ đồ, mô hình để giải thích cho cả lớp. Điều này sẽ giúp học sinh phát huy tối đa những tiềm năng của mình, đặc biệt là khả năng sáng tạo của các em. Ngoài ra, việc làm này sẽ giúp học sinh ghi nhớ kiến thức một cách tổng quát trong mối liên hệ gắn bó với nhau.

* Cử đại diện (hoặc phân công) trình bày kết quả làm việc của nhóm

Sau khi cả nhóm hoạt động đưa ra kết quả cuối cùng thì sẽ cử hoặc phân công một thành viên báo cáo kết quả của nhóm trước lớp. Người được chọn phải là người có khả năng thuyết trình tốt và đặc biệt là phải tham gia tích cực vào quá trình hoạt động của nhóm thì mới nắm vững được nội dung và việc trình bày sẽ đạt hiệu quả cao.

Bước 3: Tổng kết trước lớp

* Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả thảo luận Giáo viên có thể cho học sinh báo cáo bằng nhiều cách:

- Đại diện từng nhóm đứng tại chỗ trình bày.

- Cho các nhóm lên bảng viết kết quả thảo luận.

- Một vài nhóm treo hoặc dán bảng phụ có ghi kết quả thảo luận của nhóm lên bảng.

- Yêu cầu mỗi nhóm trình bày lần lượt một ý trong bài tập được giao.

Dù chọn hình thức báo cáo nào thì giáo viên cũng phải cho học sinh nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Từ đó các nhóm có thể điều chỉnh, bổ sung cho câu trả lời của nhóm mình. Giáo viên cũng biết được học sinh đã hiểu vấn đề ở mức độ nào? Có gì cần sửa chữa hay không? Từ đó hướng dẫn, điều chỉnh cho phù hợp. Trong quá trình đại diện nhóm báo cáo, giáo viên phải quan sát, nhắc nhở những thành viên khác chú ý lắng nghe. Cuối quá trình thảo luận, giáo viên cùng với học sinh rút ra kết luận cuối cùng. Giáo viên cần động viên, khen ngợi, khuyến khích kịp thời những nhóm hoạt động tốt, động viên những nhóm làm chưa tốt cố gắng hơn trong những lần sau.

* Thảo luận chung và nhận xét đánh giá lẫn nhau

Giáo viên khuyến khích tinh thần tự giác của học sinh, đảm bảo các nhóm có những thông tin phản hồi trung thực, cần thiết và chính xác.

Giáo viên phát phiếu quan sát cho nhóm trưởng để nhóm trưởng đánh giá về tinh thần, thái độ làm việc của từng thành viên trong nhóm.

* Giáo viên nhận xét và chốt lại kiến thức, đánh giá hoạt động của từng nhóm Việc giáo viên đưa ra những lời nhận xét và chốt lại kiến thức là rất quan trọng.

Giáo viên hướng dẫn, định hướng giúp học sinh hệ thống hóa tri thức, kĩ năng đã khám phá được, khái quát lại những nội dung cơ bản của bài học. Giáo viên có thể động viên các nhóm bằng cách ghi dấu (+) hoặc gắn các ngôi sao đối với nhóm nào hoàn thành xuất sắc công việc.

Sau khi kết thúc quá trình hợp tác, giáo viên sẽ tiến hành nhận xét nhóm. Nội dung nhận xét bao gồm cả kết quả giải quyết vấn đề và sự tham gia của các thành viên trong quá trình đó. Giáo viên có thể cho cá nhân học sinh nhận xét kết quả, hoặc tinh thần làm việc của nhóm mình; hoặc cũng có thể giáo viên quan sát một vài nhóm học sinh thảo luận, sau khi báo cáo kết quả xong, giáo viên mới thực hiện nhận xét nhóm.

Có thể thấy, để có một giờ học đạt kết quả cao, trách nhiệm đặt lên vai của người giáo viên hết sức nặng nề. Ngoài năng lực, người giáo viên phải thực sự có lòng tâm huyết với nghề, đòi hỏi sự đầu tư công phu đối với từng hoạt động trong suốt tiến trình học sinh thảo luận. Tất cả đều phải được dự tính tỉ mỉ sao cho phù hợp nhất để quá trình thảo luận nhóm đạt hiệu quả tối ưu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực hợp tác cho học sinh khá giỏi lớp 9 thông qua dạy học theo nhóm chủ đề bất đẳng thức​ (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)