Chương 2. THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHểM THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỢP TÁC CHO HỌC SINH KHÁ, GIỎI CHỦ ĐỀ BẤT ĐẲNG THỨC LỚP 9
2.2. Các nguyên tắc thiết kế hoạt động sư phạm
Jonh C. Maxwell đã nêu ra các nguyên tắc sau trong (theo [13]):
- Nguyên tắc tầm quan trọng: Nguyên tắc này trả lời cho chúng ta giá trị của làm việc hợp tác nhóm. Nhóm gồm nhiều người, vì thế nó có nguồn nhân lực, ý tưởng và động lực hơn so với một cá nhân. Nhóm đưa ra được nhiều ý tưởng để đáp ứng yêu cầu hoặc đạt mục tiêu đề ra, do đó có nhiều giải pháp để lựa chọn cho mỗi tình huống. Khi gặp vấn đề, một cá nhân hiếm khi suy nghĩ được bao quát và sâu sắc như một nhóm. Nhóm chia sẻ với nhau những kinh nghiệm thành công và thất bại, điều này giúp cá nhân và tập thể trưởng thành hơn. Nhóm có tác động lớn đến sự phát triển tiềm năng của từng cá nhân. Điều đó cho thấy học tập hợp tác nhóm có tầm quan trọng đối với sự phát triển của từng cá nhân học sinh. Chính vì vậy trong dạy học giáo viên cần thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết cho học sinh tham gia hoạt động học hợp tác nhóm [11, tr.13-20].
- Nguyên tắc toàn cảnh: Các thành viên của nhóm hợp tác có thái độ như thế nào với mục tiêu của nhóm? Họ có mong muốn góp phần vào sự thành công của nhóm hay không? Giáo viên cần giúp học sinh trong nhóm đi theo nguyên tắc toàn cảnh, muốn vậy hãy khuyến khích và khen thưởng những học sinh nỗ lực hết mình vì mục tiêu của nhóm.
- Nguyên tắc phù hợp: Khi các thành viên hiểu được mục tiêu của nhóm và đặt đúng vị trí họ sẽ phát huy hết năng lực của họ và đây là sức mạnh của nguyên tắc phù hợp. Khi tổ chức, vận dụng dạy học hợp tác trong môn Toán ở Trung học cơ sở giáo viên cần quán triệt tốt nguyên tắc này.
- Nguyên tắc chuỗi liên kết: Nếu trong nhóm học tập hợp tác học sinh nào không bắt kịp tốc độ của các thành viên khác trong nhóm; không khắc phục được những yếu điểm của mình; không làm việc gì khác ngoài phần việc được giao... thì học sinh đó chính là mắt xích yếu nhất của nhóm hợp tác. Vì vậy, giáo viên và nhóm học tập cần giúp đỡ họ trở nên mạnh mẽ hơn.
- Nguyên tắc người ảnh hưởng: Người có sức ảnh hưởng là người khởi xướng và là người được mọi người hưởng ứng. Khi người có ảnh hưởng phù hợp, nhóm hợp tác sẽ trở nên tự tin, phấn khởi và sẽ làm nên được những điều bất ngờ. Người đó là người có thể dẫn dắt nhóm hợp tác đi đến thành công. Vì vậy, vai trò của nhóm trưởng có ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả hoạt động của nhóm.
- Nguyên tắc giao tiếp: Sự giao tiếp sẽ dẫn đến tác phong và phạm vi của sự tác động đến nhau giữa các thành viên. Sự thành công của cả nhóm và khả năng làm việc tập thể của các thành viên trong nhóm cũng dựa vào nhiều phương thức giao tiếp. Do đó, hãy phát triển kĩ năng giao tiếp trong nhóm ở tất cả các phương diện như: từ nhóm trưởng đến các thành viên trong nhóm; từ thành viên trong nhóm đến nhóm trưởng; giữa các thành viên của nhóm với nhau và giữa các thành viên trong nhóm với người ngoài nhóm.
- Nguyên tắc xử lí tương tác nhóm
Sau khi kết thúc công việc, học sinh phải thảo luận để đánh giá nhóm mình làm việc với nhau có tốt không, nên tiếp tục thế nào để đạt hiệu quả cao hơn. Việc này giúp học sinh học được kĩ năng làm việc hợp tác với người khác một cách có hiệu quả. Có thể tiến hành xử lí tương tác nhóm trong khi hoạt động hoặc lúc gần kết thúc hoạt động nhóm.
- Xây dựng, thống nhất với học sinh về các bước thực hiện, cách thức, nguyên tắc tổ chức hoạt động học tập hợp tác
Xây dựng, thống nhất với học sinh về quy trình, cách thức, nguyên tắc tổ chức hoạt động học tập hợp tác, đặc biệt là những kĩ thuật dạy học hợp tác còn mới mẻ đối với các em là việc làm hết sức cần thiết. Việc chia sẻ cách tiến hành cũng như mục đích của mỗi kĩ thuật dạy học hợp tác là rất quan trọng vì như thế HS có thể được làm việc với những tiờu chớ đó chỉ rừ và việc nhận biết sự tiến bộ của bản thõn cỏc em về mặt kiến thức hay kĩ năng cũng trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nó cũng giúp HS làm quen và thành thạo trong việc tổ chức lớp theo nhóm và khi đã trở thành nề nếp hoạt động này sẽ giúp tiết kiệm quỹ thời gian trên lớp của giáo viên và học sinh.
Trong tiết học Toán việc tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm là rất cần thiết. Hoạt động nhóm trong tiết Toán giúp các em tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức mới, có tác dụng gợi mở học sinh sử dụng các kiến thức và kĩ năng về môn Toán mà các em đã được lĩnh hội và rèn luyện để diễn đạt những ý kiến của mình, tham gia một chuỗi các hoạt động học tập dưới sự hướng dẫn của giáo viên, được khuyến khích để trao đổi kinh nghiệm và được tạo cơ hội làm việc hợp tác với nhau.
Dạy học hợp tác trong quá trình dạy học môn Toán ở Trung học cơ sở không đơn thuần là sự điều khiển một nhóm học sinh, chia học sinh trong lớp thành các nhóm nhỏ để thảo luận một hoặc một số vấn đề. Nó cũng không có nghĩa là học sinh ngồi với nhau thành nhóm rồi giải quyết vấn đề chung một cách riêng lẻ hoặc chỉ có một vài thành viên trong nhóm giải quyết vấn đề của cả nhóm. Dạy học hợp tác đòi hỏi sự khéo léo trong tổ chức và hướng dẫn của giáo viên đối với học sinh, nhằm tạo động lực chung cho cả nhóm, phát triển các kĩ năng làm việc theo nhóm mà học sinh cần có. Vì vậy, để vận dụng có hiệu quả phương pháp dạy học hợp tác trong môn toán ở Trung học cơ sở đòi hỏi người giáo viên cần nắm vững được cơ sở khoa học của dạy học hợp tác, những lí luận của dạy học hợp tác, các nguyên tắc, quy trình tổ chức một tiết học dạy học hợp tác...
Đối với mỗi cách thức tổ chức dạy học theo nhóm, GV có thể cần tổ chức một cuộc thảo luận ngắn để chỉ ra những ưu, nhược điểm của chúng. Việc giao nhiệm vụ thảo luận có thể thông qua thẻ, phiếu học tập dành cho nhóm hoặc cho từng cá nhân trong nhóm. Một cách khác là GV có thể đưa ra một nhiệm vụ cho một vài HS có trách nhiệm và những HS này sẽ thông báo, trao đổi lại về nhiệm vụ đó với các bạn của nhóm mình. Giáo viên cần cân nhắc kĩ lưỡng về những nhiệm vụ này và dự đoán
được những sai lầm HS thường mắc phải cũng như các vấn đề có thể nảy sinh. Khi một phần nội dung của nhiệm vụ đòi hỏi HS phải di chuyển tới vị trí khác trong lớp thì cần khống chế thời gian cho sự di chuyển (thông thường thì càng nhanh càng tốt nhưng phải đảm bảo khụng gõy mất trật tự) và di chuyển cú trật tự rừ ràng.
Đồng thời, giáo viên cần xây dựng và thống nhất quy trình của dạy học hợp tác theo nhóm bao gồm 3 bước sau:
- Bước 1: Cả lớp làm việc + Xác định mục tiêu dạy học
+ Hoạch định nội dung dạy học hợp tác + Giáo viên chia nhóm cho phù hợp
+ Giáo viên giao bài tập cho các nhóm thảo luận.
- Bước 2: Nhóm làm việc + Phân công nhóm
+ Cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm + Cử đại diện (hoặc phân công) trình bày kết quả làm việc trong nhóm.
- Bước 3: Tổng kết trước lớp
+ Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả + Thảo luận chung
+ Giáo viên tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo, hoặc vấn đề tiếp theo trong bài.
Như vậy, góp phần vào sự thành công của nhóm hợp tác là sự hỗ trợ của những nguyên tắc. Hệ thống các nguyên tắc giúp định hướng cho việc xây dựng nội dung của hoạt động nhóm thêm chặt chẽ và có hiệu quả.
2.3. Thiết kế hoạt động dạy học nhóm theo hướng phát triển năng lực hợp tác cho