9. Cấu trúc của luận văn
1.4.4. Một số kĩ thuật dạy học hợp tác môn Toán
1.4.4.1. Kĩ thuật Vòng tròn xoay
a. Quan niệm
Kĩ thuật Vòng tròn xoay là một kĩ thuật dạy học hợp tác, trong đó học sinh được tổ chức thành hai vòng tròn đồng tâm và ngồi đối diện nhau theo cặp để tạo điều kiện cho một học sinh có thể trao đổi với các học sinh khác trong nhóm [12].
Kĩ thuật vòng tròn xoay có thể sử dụng khi bắt đầu bài học để ôn tập kiến thức bài trước hoặc sử dụng ở cuối bài để củng cố lại nội dung bài học. Đồng thời cũng có thể được dùng để chia sẻ thông tin khi học bài mới.
b. Cách thức tổ chức
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề và chia nhóm. Đặt tên và yêu cầu học sinh xếp thành 2 vòng tròn đồng tâm và ngồi đối diện nhau theo cặp. Giáo viên tổ chức đặt tên cho các cặp trong nhóm (Gấu và Thỏ; Xanh và Trắng;...).
- Bước 2: GV giao nhiệm vụ . HS thảo luận cặp đôi
- Bước 3: Sau thời gian thảo luận cặp đôi, GV yêu cầu một vòng tròn (vòng tròn trong hoặc vòng tròn ngoài) giữ nguyên vị trí, vòng tròn còn lại xoay sang bên trái hoặc bên phải theo nhịp.
1.4.3.2. Kĩ thuật Hòn tuyết
a. Quan niệm
Kĩ thuật Hòn tuyết là một kĩ thuật dạy học dùng trong thảo luận nhóm. Trong kĩ thuật Hòn tuyết, các cặp đôi được kết hợp với nhau thành các nhóm bốn, từ các nhóm bốn lại kết hợp thành các nhóm tám nhằm thực hiện một nhiệm vụ học tập. Nhờ đó, ý kiến của một cá nhân có thể được hoàn thiện hơn và thậm chí đi đến kiến thức mới. Học sinh cũng được tạo cơ hội rèn luyện những kĩ năng cần thiết khác bên cạnh kĩ năng lắng nghe và chia sẻ [12].
b. Cách thức tổ chức
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề và chia lớp thành các nhóm tám. - Bước 2: Tổ chức mỗi nhóm thảo luận cặp đôi.
- Bước 3: Giáo viên yêu cầu hai cặp đôi tạo thành nhóm bốn để chia sẻ ý kiến đã thảo luận cặp đôi và tiếp tục thảo luận về một vấn đề tiếp theo mà giáo viên giao.
- Bước 4: Giáo viên yêu cầu hai nhóm bốn kết hợp tạo thành nhóm tám để chia sẻ ý kiến, thảo luận về vấn đề giáo viên giao, rút ra kết luận cuối cùng.
1.4.3.3. Kĩ thuật Lắp ghép
a. Quan niệm
Kĩ thuật Lắp ghép là một kĩ thuật dạy học dùng trong thảo luận nhóm. Phương thức làm việc của kĩ thuật này là để cho mỗi học sinh trở thành “chuyên gia“ trong lĩnh vực nào đó của chủ đề và đi hướng dẫn, cung cấp thông tin cho các thành viên còn lại [27].
b. Cách thức tổ chức
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề và chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm được xem như một bộ trò chơi ghép hình.
- Bước 2: Đánh số cho mỗi học sinh trong nhóm (1, 2, 3,...)
- Bước 3: Tất cả các thành viên có cùng con số của các nhóm tập hợp lại tạo thành một nhóm chuyên gia. Nhóm chuyên gia thảo luận nhiệm vụ được giao ( phù hợp với năng lực của nhóm).
- Bước 4: Học sinh quay trở lại nhóm gốc để chia sẻ những gì mà nhóm chuyên gia đã tìm hiểu được.
1.4.3.4. Kĩ thuật Bể cá
a. Quan niệm
Kĩ thuật Bể cá là một kĩ thuật dạy học dùng trong thảo luận nhóm. Trong đó học sinh được tổ chức thành hai vòng tròn, vòng tròn trong ngồi thảo luận với nhau và vòng tròn ngoài ngồi quan sát hoạt động của vòng tròn trong để nhận xét, bổ sung ý kiến [12].
b. Cách thức tổ chức
- Bước 1: Giáo viên nêu vấn đề và chia nhóm.
- Bước 2: Yêu cầu học sinh thảo luận theo hình thức cặp đôi. Trước khi thảo luận, học sinh phải quyết định xem ai là A, ai là B và vai trò của từng người.
- Bước 3: Giáo viên yêu cầu học sinh A - đại diện cho cặp đi vào vòng tròn trong để trao đổi ý kiến với đại diện của các cặp khác. Những học sinh B còn lại sẽ ngồi bên ngoài
vòng tròn với khoảng cách vừa đủ để quan sát cộng sự của mình, đồng thời bổ sung giúp đỡ cộng sự của mình nếu thấy cần thiết.
1.4.3.5. Kĩ thuật Cầu vồng
a. Quan niệm
Cấu trúc Cầu vồng là một kĩ thuật dạy học dùng trong thảo luận nhóm. Ở đó, HS làm việc theo các nhóm riêng biệt, mỗi nhóm được đặt cho một màu riêng - các màu của Cầu vồng. Sau đó, HS được yêu cầu tạo thành các nhóm mới - nhóm Cầu vồng mà mỗi nhóm mới này được tạo bởi các thành viên (với mỗi màu khác nhau) từ các nhóm ban đầu [12].
b. Cách thức tổ chức
- Bước 1: Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm được đặt cho một màu riêng - các màu cầu vồng (Đỏ, Vàng, Xanh, Tím,...) và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm.
- Bước 2: Đánh số cho mỗi học sinh trong nhóm (1, 2, 3,...).
- Bước 3: Tất cả các thành viên có cùng con số từ các nhóm ban đầu tập hợp lại tạo thành nhóm Cầu vồng, mỗi học sinh sẽ lần lượt trình bày, chia sẻ những thông tin mà các em vừa tìm hiểu được cùng nhóm cũ.
Để vận dụng thành công các kĩ thuật dạy học theo nhóm này, giáo viên cần nắm vững cách thức thực hiện, có năng lực lập kế hoạch và tổ chức tốt, biết phối hợp linh hoạt giữa các kĩ thuật nói trên với các hình thức tổ chức dạy học khác trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, bản thân học sinh khi tham gia vào quá trình học tập theo nhóm cũng cần có hiểu biết, được luyện tập, tham gia tích cực, tiến tới thông thạo về các cách thức tổ chức nhóm để từ đó nâng cao hiệu quả và chất lượng da ̣y học của giáo viên và học sinh.