CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HểA HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA
2.2. Xây dựng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA
2.2.1. Cơ sở và nguyên tắc 2.2.1.1. Cơ sở
Có hai cơ sở quan trọng để xây dựng bài tập hóa học phi kim lớp 10 theo hướng tiếp cận PISA:
* Cơ sở lý thuyết
- Căn cứ vào nội dung kiến thức hóa học phi kim lớp 10.
- Mục tiêu đánh giá của PISA
* Cơ sở thực nghiệm
- Căn cứ vào các vấn đề trong thực tiễn đời sống của cá nhân HS, của cộng đồng, của xã hội... liên quan đến kiến thức hóa học phi kim lớp 10.
- Căn cứ vào các năng lực (như: năng lực tư duy khoa học, năng lực toán học, đọc hiểu, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn... để phát hiện và giải quyết các vấn đề) cần thiết cho cuộc sống tương lai của HS cần được rèn luyện và phát huy.
Như vậy, để xây dựng bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA có thể xuất phát từ:
- Những kiến thức và kỹ năng cần kiểm tra.
- Những tình huống, vấn đề thực tế trong đời sống có liên quan đến kiến thức hóa học
- Những năng lực chung và năng lực đặc thù cần hình cho HS.
- Một số bài tập mẫu của PISA
- Một số bài tập hóa học cơ bản có sẵn.
24
2.2.1.2. Nguyên tắc
Khi xây dựng BTHH nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Nội dung bài tập phải bám sát mục tiêu môn học
Khi xây dựng bài tập cần phải lấy mục tiêu môn học làm cơ sở. Có như vậy, thông qua làm các bài tập HS thực hiện được các mục tiêu mà bài tập đề ra.
- Nội dung bài tập phải đảm bảo tính chính xác,tính khoa học và hiện đại Nguồn thông tin, nội dung kiến thức trong bài tập cần cần đảm bảo tính chính xác, tính khoa học và phải được cập nhật thường xuyên để HS đạt được chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với thời cuộc.
- Nội dung bài tập phải đảm bảo tính logic và hệ thống
Các bài tập được xây dựng theo các mức độ từ dễ đến khó phù hợp với trình độ của HS.
- Nội dung bài tập phải đảm bảo tính thực tiễn
BTHH cần buộc người học phải vận dụng các kiến thức đã biết hoặc các kinh nghiệm thực tiễn, sử dụng các hành động trí tuệ hay hành động thực tiễn để giải quyết các nhiệm vụ đó nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng một cách tích cực, hứng thú và sáng tạo.
- Các loại hình bài tập cần được đa dạng hóa.
Các BTHH được xây dựng dưới hình thức tự luận hoặc trắc nghiệm với nhiều thông tin, nhiều hình ảnh, bảng biểu, câu hỏi mở, câu hỏi đóng.
- Nội dung bài tập phải nhằm hình thành và phát triển năng lực HS xây dựng được BTHH phù hợp.
2.2.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA
2.2.2.1. Lựa chọn đơn vị kiến thức, xác định nội dung kiến thức và thiết lập bảng mô tả các mức độ cần đạt
Khi xây dựng hệ thống bài tập hóa học phi kim lớp 10 hướng cách tiếp cận PISA, cần lựa chọn những đơn vị kiến thức, xác định nội dung kiến thức không chỉ
25
có ý nghĩa về mặt hóa học mà còn gắn liền với thực tiễn, với đời sống của cá nhân từ đó thiết lập bảng mô tả các mức độ cần đạt.
2.2.2.2. Xác định các năng lực cần hình thành và phát triển cho HS
Sau khi lựa chọn được đơn vị kiến thức, giáo viên cần xác định các năng lực tương ứng cần hình thành và phát triển cho HS.
2.2.2.3. Xây dựng ngữ cảnh của phần dẫn
Mỗi bài tập PISA cần có ngữ cảnh đi kèm.Ngữ cảnh được xây dựng theo các bối cảnh, tình huống trong cuộc sống có liên quan đến nội dung kiến thức đang học.
2.2.2.4. Lựa chọn các kiểu câu hỏi theo mẫu của PISA
Tùy theo từng đơn vị kiến thức, ngữ cảnh có thể lựa chọn các kiểu câu hỏi theo mẫu PISA cho phù hợp. Việc sử dụng đa dạng các kiểu câu hỏi theo mẫu PISA sẽ góp phần phát triển năng lực đối với mỗi học sinh.
2.2.2.5. Xây dựng hệ thống bài tập
Từ các bài tập hóa học và các bài tập của PISA đã có, cũng như các ý tưởng, nội dung kiến thức hóa học, xây dựng hệ thống bài tập hóa học theo các hướng như:
* Xây dựng các bài tập tương tự các bài tập đã có
Khi một bài tập có nhiều tác dụng đối với HS, ta có thể dựa vào bài tập đó để tạo ra những bài tập khác tương tự theo các cách như:
- Giữ nguyên hiện tượng và chất tham gia phản ứng, chỉ thay đổi lượng chất - Giữ nguyên hiện tượng và thay đổi chất tham gia phản ứng.
- Thay đổi các hiện tượng phản ứng và chất phản ứng, chỉ giữ lại những dạng phương trình hóa học cơ bản.
- Từ một bài toán ban đầu, ta có thể đảo cách hỏi giá trị của các đại lượng đã cho như: khối lượng, số mol, thể tích, nồng độ...
- Thay các số liệu bằng chữ để tính tổng tổng quát
- Chọn những chi tiết hay ở các bài tập để phối hợp lại thành bài mới.
* Xây dựng bài tập hoàn toàn mới
Thông thường, có hai cách xây dựng bài tập mới là:
26
- Dựa vào tính chất hóa học và các quy luật tương tác giữa các chất để đặt ra bài tập mới
- Lấy những ý tưởng, nội dung, những tình huống hay và quan trọng ở nhiều bài, thay đổi nội dung, cách hỏi, số liệu....để phối hợp lại thành bài mới.
2.2.2.6. Xây dựng đáp án trả lời của bài tập
Đáp án của bài tập theo hướng PISA được xây dựng ở các mức độ khác nhau: mức tối đa, mức chưa tối đa và mức không đạt. Các mức độ này sẽ được mã hóa bằng các con số cụ thể đã được trình bày ở phần trên. Tuy nhiên vì trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận để tiện cho việc sử dụng chúng tôi không mã hóa đáp án.
2.2.2.7. Kiểm tra thử
Thử nghiệm áp dụng bài tập hóa học đã xây dựng trên đối tượng HS thực nghiệm để kiểm tra hệ thống bài tập đã xây dựng về tính chính xác, khoa học, thực tế của kiến thức hóa học, toán học cũng như độ khó, tính ưu việt,.. cũng như tính khả thi, khả năng áp dụng của bài tập.
2.2.2.8. Chỉnh sửa
Thay đổi, chỉnh sửa nội dung, số liệu, tình huống... trong bài tập sau khi đã cho kiểm tra thử sao cho hệ thống bài tập có tính chính xác, khoa học về mặt kiến thức, kỹ năng, có giá trị về mặt thực tế, và phù hợp với đối tượng HS, với mục tiêu kiểm tra - đánh giá, mục tiêu giáo dục của môn hóa học ở trường THPT.
2.2.2.9. Hoàn thiện hệ thống bài tập
Các bài tập sau khi xây dựng theo 9 bước trên sẽ được sắp xếp, hoàn thiện một cách khoa học.
27
2.3. Hệ thống bài tập phần phi kim hóa học lớp 10 nhằm phát triển năng lực