Sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học phi kim lớp 10

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 chương trình chuẩn nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA. (Trang 80 - 85)

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HểA HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA

2.4. Sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học phần hóa học phi kim lớp 10

Với đặc thù các bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA đều là các bài tập dựa trên các tình huống của đời sống thực và không chỉ giới hạn bởi cuộc sống thường ngày của các em trong nhà trường, và nhiều tình huống được lựa chọn không phải chỉ để HS thực hiện các thao tác về tư duy, mà còn để HS ý thức về các vấn đề xã hội (như là tầng ozon bị thủng, nước sinh hoạt sau lũ…). Dạng thức của câu hỏi phong phú, không chỉ bao gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án mà còn yêu cầu HS tự xây dựng nên đáp án của mình. Chất liệu được sử dụng để xây dựng các câu

70

hỏi này cũng đa dạng, ví dụ như: bài tập đọc hiểu có thể xây dựng trên bảng biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo... Chính vì vậy, việc sử dụng bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học sẽ làm tăng hứng thú học tập, khơi dậy ở các em niềm đam mê, say sưa với học tập nói chung và môn hóa học nói riêng, đồng thời, góp phần làm cho hóa học gần hơn với thực tiễn.

Trong dạy học hóa học ở phổ thông, dựa vào lí luận dạy học, người ta phân thành 3 kiểu bài lên lớp:

- Nghiên cứu tài liệu mới.

- Củng cố, hoàn thiện, vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

- Kiểm tra, đánh giá kiến thức.

2.4.1. Sử dụng trong dạy học kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới

Bài tập nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA được sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới thường là những bài tập sử dụng các tình huống có vấn đề. Với các kiến thức đã có, người học thường chưa giải được hoặc chỉ giải được một phần cảu bài tập.

Tuy nhiên, khi sử dụng, giáo viên cần lựa chọn một số bài tập nhằm phát triển năng lực cho học sinh theo hướng tiếp cận PISA có nội dụng gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh thì sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Ví dụ: khi dạy bài 22 “Clo” (SGK hóa học 10 cơ bản – NXBGD – 2007).

Để diệt chuột ở ngoài đồng, người ta cho khí clo đi qua những ống mềm dẫn vào hang chuột. Hai tính chất nào clo đã cho phép làm như vậy?

A. Clo độc và nặng hơn không khí.

B. Clo độc và có mùi xốc.

C. Clo độc và tan được trong nước.

D. Clo có mùi xốc và nặng hơn không khí.

Đáp án:

Mức đầy đủ: Phương án đúng là A.

Clo nặng hơn không khí nên khi thổi khí clo vào hang chuột thì khí clo không bị bay lên và chuột sẽ hít phải khí clo độc nên chết.

71

Mức chưa đầy đủ: chọn đúng phương án nhưng không giải thích được.

Không đạt: không trả lời hoặc trả lời sai.

Qua bài tập này, học sinh sẽ biết được tính chất vật lí của clo và hình thành năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.

2.4.2. Sử dụng trong dạy học kiểu bài hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo.

Bài tập nhằm phát triển năng lực theo hướng tiếp cận PISA rất thích hợp cho kiểu bài này nhất là khi làm bài tập ở nhà. Bài tập phát triển năng lực PISA không quá khó nhưng phần lớn học sinh chưa quen sử dụng kiến thức hóa học để xử lí một vấn đề trong thực tiễn.vì vậy, chúng ta cần đưa bài tập có sự tăng dần về mức độ, số lượng và sự đa dạng để học sinh quen dần.

Ví dụ: bài 26: luyện tập nhóm halogen (SGK hóa học 10 – NXBGD 2007).

Em hãy đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi 7 và 8.

Vai trò của muối iot với sức khỏe

Iot là một vi chất cần thiết đối với sự phát triển của con người thông qua vai trò tham gia tạo hormon tại tuyết giáp. Thiếu iot không chỉ gây bướm cổ mà còn giảm sút về trí nhớ. Theo tính toán của các nhà khoa học mỗi người cần bổ sung 1,5.10-4 gam nguyên tố iot mỗi ngày. Chính vì thế, chúng ta phải bổ sung một lượng iot cần thiết vào bữa ăn hằng ngày. Ở Việt Nam việc bổ sung bằng cách dùng muối iot hằng ngày là cách thức hiệu quả nhất. Kali iotua trộn trong muối ăn để làm muối iot là một chất rất dễ bị oxi hóa thành I2 rồi bay hơi nhất là khi có nước hoặc các chất oxi hóa có trong muối hoặc khi ở nhiệt độ cao. Theo nghiên cứu, sau 3 tháng kali iotua trong muối ăn sẽ bị mất hoàn toàn.

Câu 7: Hãy nêu cách bảo quản muối iot nhằm hạn chế sự thất thoát iot.

Đáp án:

Mức đầy đủ: Muối iot dễ bị hỏng nên sau khi mua về và khi sử dụng thì nên để trong lọ có nắp đậy hoặc túi nilong buộc kín. Do muối iot là chất dễ bay hơi nên không rang muối iot, không để muối iot gần bếp lửa nóng hay nơi có nhiều ánh sáng chiếu vào. Dùng xong mỗi lần rửa lọ sạch phơi khô xong lại dùng tiếp đợt khác.

72

Mức chưa đầy đủ: Trỡnh bày chưa rừ ràng.

Không đạt: Không trả lời hoặc trả lời sai vấn đề.

Câu 8: Nếu lượng iot chỉ được bổ sung từ muối iot (biết rằng có 30 gam KI trong 1 tấn muối iot) thì mỗi người cần ăn bao nhiêu gam muối iot mỗi ngày?

Đáp án:

Mức đầy đủ: Tính kết quả đúng Trong 1 tấn muối ăn có lượng iot là

30.127

22, 95( ) 39 127

mI   g

Khối lượng iot mỗi người cần ăn mỗi ngày là:

4 6

1, 5.10 .10

6, 54(g) 22, 95

 

Mức chưa đầy đủ: Tính đến kết quả 22,95 g.

Không đạt: Không làm hoặc tính sai kết quả.

2.4.3. Sử dụng trong dạy học kiểu bài kiểm tra, đánh giá.

Khi sử dụng bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA để kiểm tra, đánh giá giáo viên cần chú ý như sau:

- Các bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA thường được đánh giá theo 3 mức độ: mức đầy đủ, mức chưa đầy đủ và không đạt. giáo viên có thể sử dụng 3 mức độ này để đánh giá kết quả bài làm của học sinh.

- Để thuận tiện cho cách đánh giá, cho điểm như hiện nay ở các trường THPT đang áp dụng, giáo viên có thể chấm điểm theo 3 mức độ tương ứng, phụ thuộc vào từng đơn vị kiến thức, từng dạng bài tập và mục đích của việc kiểm tra, đánh giá, ví dụ như:

+ Mức đầy đủ: tương ứng với 1,0 điểm hoặc 0,5 điểm.

+ Mức chưa đầy đủ: tương ứng với 0,5 điểm hoặc 0,25 điểm.

+ Không đạt: tương ứng với 0,0 điểm.

Bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA để kiểm tra, đánh giá được minh họa với đề kiểm tra 1 tiết hóa 10 – phụ lục .

73

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2 chúng tôi đã đã nghiên cứu việc xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA trong phần phi kim lớp 10.

Dựa trên cơ sở phân tích cấu trúc chương trình, mục tiêu của phần phi kim lớp 10 chúng tôi đề xuất được:

- Hai cơ sở xây dựng hệ thống nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA trong phần phi kim lớp 10.

- Sáu nguyên tắc xây dựng bài tập nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA trong phần phi kim lớp 10.

- Chín bước trong quy trình xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA trong phần phi kim lớp 10.

- Xây dựng 62 bài tập nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA trong phần phi kim lớp 10 trong đó 44 bài biên soạn và 18 bài sưu tầm.

- Ba kiểu bài sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA trong phần phi kim lớp 10.

74

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 chương trình chuẩn nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA. (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)