Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 chương trình chuẩn nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA. (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HểA HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA

1.5. Tìm hiểu về chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA

PISA - viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Programme for International Student Assessment”, được dịch là "Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (“Organization for Economic Co-operation and Development”, thường được viết tắt là OECD) khởi xướng và chỉ đạo.

PISA được thực hiện theo chu kì 3 năm một lần (bắt đầu từ năm 2000). Đối tượng đánh giá là học sinh trong độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia (15 năm 3 tháng đến 16 năm 2 tháng – độ tuổi PISA).

Việt Nam bắt đầu tham gia vào PISA năm 2012.

PISA hướng vào các trọng tâm về chính sách, được thiết kế và áp dụng các phương pháp khoa học cần thiết để giúp chính phủ các nước tham gia rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.

1.5.2. Mục đích của PISA

Mục tiêu tổng quát của PISA nhằm kiểm tra xem, khi đến độ tuổi kết thúc giai đoạn giáo dục bắt buộc, học sinh đã được chuẩn bị để đáp ứng các thách thức của cuộc sống sau này ở mức độ nào. Ngoài ra PISA còn hướng vào các mục đích cụ thể sau:

Xem xét đánh giá các mức độ năng lực đạt được ở các lĩnh vực Đọc hiểu, Làm toán và Khoa học của học sinh ở lứa tuổi 15.

Nghiên cứu ảnh hưởng của các chính sách đến kết quả học tập của học sinh.

Nghiên cứu hệ thống các điều kiện giảng dạy – học tập có ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh.

1.5.3. Đặc điểm của PISA

PISA được thực hiện đều đặn theo chu kì (3 năm một lần) tạo điều kiện cho cỏc quốc gia cú thể theo dừi sự tiến bộ của nền giỏo dục đối với việc phấn đấu đạt được các mục tiêu giáo dục cơ bản.

14

Cho tới nay PISA là cuộc khảo sát giáo dục duy nhất chỉ chuyên đánh giá về năng lực phổ thông của học sinh ở độ tuổi 15, độ tuổi kết thúc giáo dục bắt buộc ở hầu hết các quốc gia.

PISA chú trọng xem xét và đánh giá một số vấn đề sau:

– Chính sách công: Các chính phủ, các nhà trường, giáo viên và phụ huynh đều muốn có câu trả lời cho tất cả các câu hỏi như “Nhà trường của chúng ta đã chuẩn bị đầy đủ cho những người trẻ tuổi trước những thách thức của cuộc sống của người trưởng thành chưa?”, “Phải chăng một số loại hình giảng dạy và học tập của những nơi này hiệu quả hơn những nơi khác?” và “Nhà trường có thể góp phần cải thiện tương lai của học sinh có gốc nhập cư hay có hoàn cảnh khó khăn không?”,…

– Hiểu biết phổ thông: Thay vì kiểm tra sự thuộc bài theo các chương trình giáo dục cụ thể, PISA chú trọng việc xem xét đánh giá về các năng lực của học sinh trong việc ứng dụng các kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản vào các tình huống thực tiễn. Ngoài ra còn xem xét đánh giá khả năng phân tích, lí giải và truyền đạt một cách có hiệu quả các kiến thức và kĩ năng đó thông qua cách học sinh xem xét, diễn giải và giải quyết các vấn đề.

– Học tập suốt đời: Học sinh không thể học tất cả mọi thứ cần biết trong nhà trường. Để trở thành những người có thể học tập suốt đời có hiệu quả, ngoài việc thanh niên phải có những kiến thức và kĩ năng phổ thông cơ bản họ còn phải có cả ý thức về động cơ học tập và cách học. Do vậy PISA sẽ tiến hành đo cả năng lực thực hiện của học sinh về các lĩnh vực: đọc hiểu, làm toán và khoa học, đồng thời còn tìm hiểu cả về động cơ, niềm tin vào bản thân cũng như các chiến lược học tập.

Bài tập của PISA: Các câu hỏi của PISA đều là các câu hỏi dựa trên các tình huống của đời sống thực và không chỉ giới hạn bởi cuộc sống thường ngày của các em trong nhà trường, và nhiều tình huống được lựa chọn không phải chỉ để HS thực hiện các thao tác về tư duy, mà còn để HS ý thức về các vấn đề xã hội (như là sự nóng lên của trái đất, phân biệt giàu nghèo, v.v). Dạng thức của câu hỏi phong phú, không chỉ bao gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án mà còn yêu cầu HS tự xây dựng nên đáp án của mình. Chất liệu được sử dụng để xây dựng các

15

câu hỏi này cũng đa dạng, ví dụ như: bài tập đọc hiểu của PISA có thể xây dựng trên bảng biểu đồ, tranh ảnh quảng cáo, văn bản, bài báo....

1.5.4. Nội dung đánh giá

Nội dung đánh giá của PISA hoàn toàn được xác định dựa trên các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống tương lai, không dựa vào nội dung các chương trình giáo dục quốc gia. Đây chính là điều mà PISA gọi là “năng lực phổ thông” (về làm toán, về khoa học, về đọc hiểu) - những năng lực cần thiết chuẩn bị cho cuộc sống trong một xã hội hiện đại.

Bảng 1.1. Nội dung đánh giá của PISA qua các kì

Ghi chú: Phần gạch chân, in đậm là nội dung trọng tâm của mỗi kì đánh giá.

1.5.5. Cách đánh giá trong bài tập PISA 1.5.5.1 Các kiểu câu hỏi được sử dụng

Các câu hỏi của PISA đều là các câu hỏi dựa trên các tình huống của đời sống thực và không chỉ giới hạn bởi cuộc sống thường ngày của học sinh trong nhà trường – có nhiều tình huống được lựa chọn không phải chỉ để học sinh thực hiện các thao tác về tư duy, mà còn để học sinh có ý thưc về các vấn đề xã hội. Dạng thức của câu hỏi phong phú, không chỉ bao gồm các câu hỏi lựa chọn đáp án mà còn yêu cầu học sinh tự xây dựng nên đáp án của mình. Chất liệu sử dụng để xây dựng các câu hỏi PISA rất đa dạng, không chỉ dùng nét chữ, con số mà còn dùng cả hình vẽ, bảng biểu, đồ thị…

Năm 2000

Năm 2003 Năm 2006

Năm 2009

Năm 2012 Năm 2015

Đọc hiểu Toán học Khoa học

Đọc hiểu Toán học

Khoa học Giải quyết

vấn đề

Đọc hiểu Toán học Khoa học

Đọc hiểu Toán học Khoa học

Đọc hiểu Toán học Khoa học Giải quyết vấn đề Bài

thi trên máy tính Bài thi đánh giá năng lực

tài chính

Đọc hiểu Toán học Khoa học

16

Các kiểu câu hỏi PISA được sử dụng:

+ Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn kiểu đơn giản + Câu hỏi Đúng/ Sai phức hợp

+ Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn + Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài + Câu hỏi đóng đòi hỏi trả lời

+ Câu hỏi yêu cầu vẽ đồ thị, biểu đồ

+ Câu hỏi yêu cầu HS dùng lập luận để thể hiện việc đồng tình hay bác bỏ một nhận định

+ Câu hỏi liên quan đến việc HS phải đọc và trích rút thông tin từ biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ để trả lời câu hỏi

1.5.5.2. Các mức trả lời

PISA sử dụng thuật ngữ coding (mã hóa), không sử dụng khái niệm chấm bài vì mỗi một mã của câu trả lời được quy ra điểm số tùy theo câu hỏi.

Các mức độ trả lời của HS được mã hóa theo các bộ mã hóa khác nhau ứng với các mức độ trả lời.

+ Mức tối đa + Mức chưa tối đa + Không đạt

Sử dụng các mức này thay cho khái niệm "Đúng” hay "không đúng”.

Một số câu hỏi không có câu trả lời "đúng”. Hay nói đúng hơn, các câu trả lời được đánh giá dựa vào mức độ HS hiểu văn bản hoặc chủ đề trong câu hỏi.

"Mức tối đa” không nhất thiết chỉ là những câu trả lời hoàn hảo hoặc đúng hoàn toàn.

"Không đạt” không có nghĩa là hoàn toàn không đúng.

1.5.6. Đối tượng đánh giá

HS trong độ tuổi 15 (được định nghĩa chính xác là từ 15 tuổi 3 tháng đến 16 tuổi 2 tháng) đang theo học ở chương trình phổ thông và giáo dục thường xuyên.

17

1.6. Kết quả đánh giá học sinh quốc tế 2015 (PISA) của Tổ chức Hợp tác Phát triển quốc tế (OECD)

Năm 2015, OECD đã tiến hành khảo sát ở 72 quốc gia và vùng lãnh thổ về năng lực các môn đọc - hiểu, toán học và khoa học, trong đó chủ yếu là môn Khoa học. Theo kết quả bài thi đánh giá học sinh quốc tế (PISA) 2015 được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố ngày 6/12/2016 thì năm nay, Việt Nam xếp thứ 8 trong 72 nước tham gia về Khoa học, 22 về Toán và 32 về Đọc hiểu, cao hơn nhiều nước phát triển.

1.7. Thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực ở một

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 chương trình chuẩn nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA. (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)