Thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực ở một số trường THPT tại Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 chương trình chuẩn nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA. (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HểA HỌC PHẦN PHI KIM LỚP 10 NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH THEO HƯỚNG TIẾP CẬN PISA

1.7. Thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực ở một số trường THPT tại Đà Nẵng

Để đánh giá được thực trạng sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA ở trường THPT, chúng tôi đã tiến hành điều tra một số GV và HS ở trường THPT Nguyễn Thượng Hiền và THPT Phạm Phú Thứ, thành phố Đà Nẵng.

1.7.1. Mục đích điều tra

Tìm hiểu và đánh giá đúng thực trạng việc sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA ở trường THPT hiện nay thành phố Đà Nẵng và coi đó là căn cứ để xác định phương hướng trong nhiệm vụ phát triển tiếp theo của đề tài.

Đồng thời, lấy kết quả đó làm cơ sở phân tích hiệu quả của quá trình dạy và học của GV và HS trường THPT, từ đó đưa ra giải pháp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy và học hóa học ở nhà trường.

Lấy được ý kiến quan niệm của GV và HS về việc sử dụng bài tập hóa học trong giảng dạy và học tập ở trường THPT.

1.7.2. Nội dung điều tra

Điều tra về thực trạng sử dụng bài tập hóa học 10 chương trình chuẩn phần phi kim nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA ở trường THPT hiện nay.

18

1.7.3. Đối tượng điều tra

Các GV trực tiếp giảng dạy bộ môn hóa học ở một số trường THPT thuộc địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Các HS tham gia học các lớp thực nghiệm của đề tài.

1.7.4. Phương pháp điều tra

- Gặp gỡ trực tiếp, trao đổi và phỏng vấn các GV và HS tham gia thực nghiệm.

- Dự giờ, nghiên cứu giáo án của GV.

- Gửi và thu phiếu điều tra cho GV và HS.

1.7.5. Kết quả điều tra

- Dự giờ 4 tiết của các GV hóa học ở trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Phạm Phú Thứ - thành phố Đà Nẵng.

- Gửi phiếu điều tra đến 15 GV hóa học thuộc các THPT Nguyễn Thượng Hiền, THPT Phạm Phú Thứ - thành phố Đà Nẵng.

Kết quả điều tra được tổng hợp bằng các bảng sau:

Bảng 1.2. Tình trạng GV sử dụng bài tập trong các giờ dạy học

Các giờ có sử dụng bài tập hóa học

Số GV sử dụng (%)

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

Dạy lý thuyết 33,34 44,44 22,22

Ôn tập, luyện tập 100 0 0

Thực hành, thí nghiệm 0 16,67 83,33

Kiểm tra, đánh giá 100 0 0

19

Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các dạng bài tập hóa học trong dạy học

Từ các kết quả điều tra trên, có thể cho phép kết luận:

- Hầu hết sự đánh giá của GV chỉ dựa vào điểm số của các bài kiểm tra. Nội dung của các bài kiểm tra lại theo một khuôn mẫu chung chung, lặp lại như: bài tập viết phương trình, bài tập nhận biết chất, bài tập tính toán. Nội dung các bài tập ít sáng tạo, nên dễ tạo lối mòn trong suy nghĩ hoặc nhiều khi lại quá phức tạp trong so với trình độ của các em, làm cho môn hóa học trở nên khó, ít hứng thú với HS.

- Đặc biệt, các bài tập mà hầu hết các GV hiện nay sử dụng mang tính hàn lâm, chỉ chú trọng đến đánh giá kiến thức lý thuyết hóa học. Những dạng bài tập liên quan đến những vấn đề thực tế của cá nhân và cộng đồng, những dạng bài tập phát huy năng lực, tư duy khoa học của HS.... gần như chưa được GV sử dụng trong kiểm tra, đánh giá HS.

- Chưa khai thác triệt để các ứng dụng của hóa học trong thực tế và các vấn đề thực tiễn có liên quan đến kiến thức hóa học vào nội dung bài tập nên tính thực

Số GV sử dụng (%) Thường

xuyên

Thỉnh thoảng

Không sử dụng 1. Mô tả, giải thích hiện tượng thực tế trong đời

sống bằng kiến thức hóa học

11,11 55,55 33,34

2. Trình bày ý kiến của cá nhân về vấn đề liên quan đến kiến thức hóa học

0 16,67 83,33

3. Hoạt động nhóm báo cáo về 1 vấn đề liên quan đến hóa học

0 33,33 66,67

4. Đọc hiểu văn bản, nghiên cứu sơ đồ, bảng biểu... có liên quan đến kiến thức hóa học

0 22,22 77,78

5. Giải bài tập hóa học có liên quan đến vấn đề thực tế

0 27,77 72,23

20

tiễn của môn học chưa cao.

- Chủ yếu GV sử dụng các nguồn bài tập có sẵn trong SGK và sách tham khảo mà chưa có phương pháp để thiết kế và xây dựng một cách đa dạng các loại bài tập, nên nội dung bài tập còn nghèo nàn, nhàm chán, chưa tạo hứng thú học tập cho HS.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Nội dung chính trong chương 1 gồm các vấn đề sau:

- Nêu được định hướng đổi mới giáo dục trên thế giới và ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Liệt kê 9 năng lực chung và 5 năng lực đặc thù cần hình thành và phát triển cho HS khi giảng dạy môn Hóa học ở trường THPT.

- Giới thiệu về PISA.

- Tìm hiểu và đánh giá mức độ hiểu biết và vận dụng các câu hỏi, bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA của GV ở một số trường THPT. Từ kết quả điều tra trên cho thấy nhu cầu của việc sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA nhằm hoàn thiện các năng lực chung và đặc thù cho HS là rất cần thiết.

21

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HểA HỌC

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 chương trình chuẩn nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA. (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)