Phân tích kết quả TNSP theo các bảng và hình phân tích số liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 chương trình chuẩn nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA. (Trang 95 - 103)

CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.4. Kết quả thực nghiệm và xử lý kết quả thực nghiệm

3.4.4. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm

3.4.4.2. Phân tích kết quả TNSP theo các bảng và hình phân tích số liệu

- Tỉ lệ các bài kiểm tra đạt khá, giỏi của LTN cao hơn LĐC.

Mức độ Câu hỏi

Rất Có Tương đối Không

Hiểu 30,52% 42,07% 27,41% 0%

Thích 45,02% 34,64% 20,34% 0%

Muốn 43,16% 39,97% 16,87% 0%

85

- Mode của LTN cao hơn LĐC, điều đó chứng tỏ HS LTN nhiều điểm cao hơn LĐC.

- Giá trị trung bình của LTN cao hơn LĐC chứng tỏ mặt bằng điểm chung của LTN cao hơn LĐC.

- Độ lệch chuẩn điểm kiểm tra của các LTN nhỏ hơn các LĐC chứng tỏ ở các LTN, các số liệu tập trung quanh giá trị trung bình cộng tốt hơn, chất lượng bộ số liệu tốt hơn. Điều này cho phép nhận xét rằng chất lượng bài kiểm tra của các LTN không những cao hơn mà còn đồng đều hơn và bền vững hơn các LĐC

- Kiểm tra bằng t-test độc lập cho thấy kết quả giá trị p < 0,05 tức là sự khác biệt giữa LTN và LĐC là có ý nghĩa, suy ra LTN nắm vững và vận dụng kiến thức, kỹ năng tốt hơn LĐC.

- Mức độ ảnh hưởng đều nằm trong mức độ lớn.

- Đường luỹ tích của LTN luôn luôn ở bên phải và phía dưới đường luỹ tích của LĐC, điều đó cho thấy chất lượng học tập của LTN tốt hơn.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trong chương 3 đã trình bày quá trình và kết quả thực nghiệm sư phạm.

- Tiến hành thực nghiệm tại hai trường THPT tại thành phố Đà Nẵng.

- Số lớp đã tiến hành thực nghiệm: 4 lớp 10 học chương trình chuẩn.

- Số bài thực nghiệm: 2 bài. Số HS tham gia thực nghiệm: 158.

- Phân tích kết quả TNSP.

Kết quả thực nghiệm cho thấy việc xây dựng và sử dụng bài tập theo hướng tiếp cận PISA là rất cần thiết để hoàn thiện những năng lực cho HS đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT.

86

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đã hoàn thành đầy đủ những vấn đề đã đề ra:

1.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

- Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đổi mới trong giáo dục và định hướng đổi mới của GDPT sau năm 2015.

- Nghiên cứu về năng lực và các năng lực cần phát triển cho HS ở trường THPT.

- Nghiên cứu lý luận về xây dựng và sử dụng bài tập hóa học trong dạy học hóa học.

- Tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA).

- Tiến hành điều tra - quan sát, khảo sát, lấy ý kiến … của GV, HS của một số trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng về hệ thống các bài tập hóa học đã và đang sử dụng.

1.2. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học Hóa học phần phi kim lớp 10

- Tìm hiểu cấu trúc chương trình và đặc điểm của PPDH chương 5 và chương 6 hóa học 10 chuẩn.

- Đề xuất các bước trong quy trình xây dựng bài tập theo hướng tiếp cận PISA.

- Minh hoạ qua 62 bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA theo 2 chương của chương trình hóa học 10 THPT.

+ Chương 5 - Nhóm Halogen + Chương 6 - Nhóm Oxi

- Đề xuất các hướng sử dụng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực HS theo hướng tiếp cận PISA trong dạy học hóa học phần phi kim lớp 10.

1.3. Tiến hành TNSP để kiểm chứng tính hiệu quả và tính khả thi của đề tài Chúng tôi đã tiến hành:

- Dạy 1 giáo án có sử dụng bài tập hóa học nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA ở hai trường thuộc thành thành phố Đà Nẵng.

- Cho HS làm 1 bài kiểm tra, chấm 158 bài kiểm tra và xử lí số liệu.

87

- Qua phân tích kết quả thống kê cho thấy việc sử dụng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA có tác dụng giúp HS nắm vững kiến thức, phát triển tư duy và hoàn thiện năng lực, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THPT.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở các kết quả thu được của đề tài, chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:

1. Tăng cường bài tập hóa học có nội dung thực tế và những bài tập nhằm phát triển năng lực cho HS và rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống

2. Từng bước thay đổi nội dung và hình thức kiểm tra và đánh giá của môn hóa học ở bậc THPT như: không chỉ đánh giá về kiến thức mà còn đánh giá về năng lực, sử dụng câu hỏi dạng mở.... Có những tài liệu tham khảo chính thức về PISA giúp GV và HS biết, hiểu và có thể khai thác sử dụng PISA vào việc dạy và học môn hóa học.

3. Có định hướng bồi dưỡng nâng cao nhận thức về vai trò của hóa học trong thực tế và khả năng vận dụng kiến thức hóa học vào thực tế đời sống… cho GV và sinh viên sư phạm ngành hóa học.

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Dự thảo “Đề án đổi mới GDPT sau năm 2015”của Bộ GD & ĐT.

[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), “Chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Hóa học cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông”.

[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), “Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng”, NXB Đại học Sư phạm.

[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), “Sách giáo khoa Hóa học 10 chương trình nâng cao”, NXB Giáo dục

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), “Tài liệu tập huấn dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh môn Hóa học cấp Trung học phổ thông”.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), “PISA và các dạng câu hỏi”, NXB Giáo dục Việt Nam”.

[7]. Phan Văn An, “Những vấn đề đại cương về lí luận dạy học hóa học”, Đại học sư phạm - Đại học Đà Nẵng.

[8]. Phan Văn An, “Một số vấn đề về kỹ thuật xây dựng ngân hàng đề trắc nghiệm”, Đại học sư phạm Đà Nẵng – Đại học Đà Nẵng.

[9]. Đề thi số 9, “Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế của OECD 2012”

[10]. Dương Văn Đảm (2009), Hóa học trên cánh đồng, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11]. Cao Cự Giác, Nguyễn Xuân Trường (2005), “Các xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông hiện nay”, Tạp chí Giáo dục.

[12]. Cao Cự Giác (2009), “Thiết kế và sử dụng bài tập thực nghiệm trong dạy và học hóa học”, NXB Giáo dục Việt Nam.

[13]. Lê Thị Mỹ Hà (2011), "Chương trình đánh giá quốc tế PISA tại Việt Nam - Cơ hội và thách thức", Tạp chí Khoa học Giáo dục.

[14]. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), “Chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA) (Mục đích, tiến trình thực hiện, các kết quả chính)”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.

89

[15]. Nguyễn Thị Minh Phương (2007), “Tổng quan về các khung năng lực cần đạt ở HS trong mục tiêu giáo dục phổ thông”, đề tài NCKH của viện Khoa học và giáo dục Việt Nam.

[16]. Nguyễn Ngọc Sơn (2010), “Góp phần tìm hiểu về chương trình đánh giá HS quốc tế (PISA)”, Tập san Giáo dục - Đào tạo.

[17]. Nguyễn Thị Sửu (Chủ biên), Lê Văn Năm (2009), “Phương pháp dạy học hóa học - Học phần đổi mới phương pháp dạy học hóa học 2”, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

[18]. Nguyễn Xuân Trường (1997), “Bài tập hoá học ở trường phổ thông”, NXB ĐHQG Hà Nội.

[19]. Nguyễn Xuân Trường (2009), “Sử dụng bài tập trong dạy học Hóa học ở trường phổ thông”, NXB ĐH Sư Phạm Hà Nội.

Nguồn Internet [1]. Khoahoc.com.vn

[2]. http://khoahoc.tv [3]. http://vi.wikipedia.org [4]. http://dantri.com.vn [5]. http://nongnghiep.vn [6]. http://vnexpress.net

90 PHỤ LỤC 1

PHIẾU XIN Ý KIẾN GIÁO VIÊN TRƯỜNG THPT (trước thực nghiệm)

Để cung cấp thông tin về việc sử dụng bài tập trong quá trình dạy học hóa học ở trường THPT, xin Quý Thầy/Cô cho biết ý kiến bằng cách đánh dấu ( ) vào ô trống hoặc điền vào các dòng để trống.

I. Thông tin cá nhân

1. Họ và tên GV………...……….

2. Điện thoại………..

3. Số năm giảng dạy:………..………

4. Trình độ đào tạo: Cử nhân cao đẳng □ Cử nhân □ Thạc sĩ □ II. Các ý kiến của Quý Thầy/Cô

1. Mức độ thầy (cô) đã sử dụng các bài tập hóa học trong các kiểu giờ dạy học:

a) Dạy lí thuyết:

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng b) Ôn tập, luyện tập:

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng c) Thực hành, thí nghiệm:

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng d) Kiểm tra, đánh giá:

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

2. Mức độ thầy (cô) sử dụng các dạng bài tập hóa học trong dạy học:

a) Mô tả, giải thích hiện tượng thực tế trong đời sống bằng kiến thức hóa học:

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng b) Trình bày ý kiến của cá nhân về vấn đề liên quan đến kiến thức hóa học:

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng c) Hoạt động nhóm báo cáo về 1 vấn đề liên quan đến hóa học:

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

d) Đọc hiểu văn bản, nghiên cứu sơ đồ, bảng biểu... có liên quan đến kiến thức hóa học:

91

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng e) Giải bài tập hóa học có liên quan đến vấn đề thực tế:

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng

1. Một số ý kiến khác của thầy (cô) về bài tập hóa học:--- --- --- ---

Xin trân trọng cám ơn qúy Thầy/Cô!

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập hóa học phần phi kim lớp 10 chương trình chuẩn nhằm phát triển năng lực học sinh theo hướng tiếp cận PISA. (Trang 95 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)