1.2.2. Kích cầu đầu tư 1. Khái niệm
1.2.2.6. Các công cụ, biện pháp sử dụng
Để thực hiện kích cầu đầu tư có hiệu quả,trong tay chính phủ có hai công cụ quan trọng là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Mỗi chính sách đều có những ưu, nhược điểm khác nhau và tùy từng tình hình của từng nước mà chính phủ có thể sử dụng một hoặc cả hai chính sách để kích cầu đầu tư đạt hiệu quả nhất. Ngoài ra còn có một số những chính sách khác hỗ trợ cho hai chính sách trên,thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Dưới đây là chi tiết của các chính sách đó:
1.2.2.6.1. Nhóm chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ là công cụ quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay NHTW để đạt được những mục đích đặc biệt như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp hông qua các nghiệp vụ thị trường mở,qui định mức dự trữ bắt buộc hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Các công cụ của chính sách tiền tệ gồm: tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, hạn mức tín dụng và lãi suất tín dụng. Tuy nhiên, hai công cụ chủ yếu của chính phủ tác động mạnh đến kích cầu đầu tư là công cụ lãi suất tín dụng và tăng hạn mức tín dụng cho các NHTM.
a. Công cụ lãi suất tín dụng
Các nhà kinh doanh thường vay vốn để đầu tư, lãi suất phản ánh giá khoản vay mượn. Vì vậy, nếu giá của tiền vay ( lãi suất) lớn hơn tỷ suất lợi nhuận bình quân thì nhà đầu tư sẽ cắt giảm qui mô đầu tư và ngược lại.
Sự tăng giảm tỷ lệ lãi suất thực tế là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm qui mô đầu tư. Vì vậy vó thể dùng các chính sách tác động đến lãi suất trên thị trường vốn để từ đó kích cầu đầu tư.
Đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà chỉ có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là một công cụ rất hiệu quả.
b. Tăng hạn mức tín dụng cho các NHTM
Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà NHTW buộc các NHTM phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. Khác với loại vay thong thường ngân hang không xác định kì hạn nợ cho từng món vay mà chỉ khống chế theo hạn mức tín
dụng, có nghĩa là vào một thời điểm nào đó nếu dư nợ vay của khách hàng lên đến mức tối đa cho phép,khi đó ngân hàng sẽ không phát tiền vay cho khách hàng. Khi chính phủ tăng hạn mức tín dụng sẽ kích thích các chủ doanh nghiệp vay vốn để đầu tư phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế suy thoái hoặc khủng hoảng, các doanh nghiệp gặp phải khó khăn rất lớn nhưng đó cũng là cơ hội để doanh nghiệp khẳng định mình, gia tăng thị phần, xây dựng thương hiệu, thu hút được lao động có tay nghề…
Như vậy với các ưu đãi về lãi suất hoặc các khoản vay tín dụng là các cơ hội cho các doanh nghiệp sống và sống khỏe trong khủng hoảng và cũng góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng trở lại sau suy thoái.
1.2.2.6.2. Nhóm chính sách tài khóa
Các nguồn vốn hỗ trợ từ kênh chính sách tài khoán có tác dụng bù đắp sự giám sát nguồn thu do suy thoái kinh tế của các chủ thể trong nền kinh tế, hạn chế tốc độ sụt giảm nhu cầu tiêu dung của cả tư nhân và doanh nghiệp, bằng cách đó cho phép các chủ thể này tồn tại qua các giai đoạn khó khăn và khôi phục năng lực tiêu dung khi nền kinh tế qua khỏi giai đoạn suy giảm.
a. Tăng chi tiêu chính phủ
Nhà nước với nguồn vốn lớn từ thuế và các khoản vay trong và ngoài nước khi phát hành trái phiếu chính phủ chính là nhà đầu tư và tiêu dung lớn trong nền kinh tế. Khi kinh kinh tế gặp khó khăn, chính phủ có thể tăng chi tiêu ngân sách để tác động vào tổng cầu, kích thích việc mua bán hàng hóa, giúp các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh tốt, đứng vững trong suy thoái đồng thời đào thải những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, mô hình hoạt động lạc hậu. Mặt khác, chính phủ cũng có thể kích cầu đầu tư thông qua các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư cho công nghệ,mang lại lợi ích lợi lớn cho xã hội cũng như doanh nghiệp.
Ngoài ra những khu vực kinh tế khó khăn,đời sống nhân dân khó khăn, khu vực nhân dân không sẵn sang đầu tư thì chính phủ cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư, xây dựng các cơ sở vật chất cần thiết,tạo động lực cho các nhà đầu tư để thúc đẩy khu vực tăng trưởng, phát triển.
b. Các chính sách thuế
Thuế là một nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận kì vọng, cũng như lợi nhuận thực tế của doanh nghiệp. Do đó công cụ hữu hiệu là miễn hoặc giảm thuế,đặc biệt là thuế thu nhập doanh nghiệp và các khoản thu từ khu vực sản xuất. Công cụ này không chỉ có ý nghĩa tích cực trong kích thích khu vực sản xuất mà đồng thời góp phần giảm giá thành, kích thích người dân tiêu dung. Việc giảm thuế và các khoản thu từ nhà nước sẽ kích thích các thành phần kinh tế bình đẳng hơn, tạo nên sự cân
bằng giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân. Ngoài ra xu hướng giảm thuế khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại còn là xu hướng chung của thế giới, cũng như tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn hơn thu hút đầu tư nước ngoài.
1.2.2.6.3. Nhóm chính sách giải pháp khác
Đây là những chính sách mang tính chất đòn bẩy để tiến hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ một cách thuận lợi và hiệu quả, kích thích đầu tư trong và ngoài nước:
a. Biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài này càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của tất cả các quốc gia nói chung và của hoạt động đầu tư nói riêng.
Để có thể kích cầu đầu tư hiệu quả thì vốn là điều kiện cần không thể thiếu,vì thế tăng cường thu hút ĐTNN sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động đầu tư của mỗi quốc gia. Để thu hút được ĐTNN cần chú ý một số giải pháp sau:
+ Phải cải thiện môi trường pháp lý về đầu tư, một môi trường pháp lý thong thoáng chặt chẽ có tác dung lôi cuốn các nhà đầu tư nước ngoài hơn là một môi trường pháp lý rắc rối, chồng chéo, bất hợp lý.
+ Tuy nhiên có môi trường đầu tư tốt mà ít được thế giới biết đến thì cũng kém thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy xúc tiến đầu tư nhằm giới thiệu quảng cáo cơ hội đầu tư nhằm cung cấp thong tin cần thiết để hấp dẫn các nhà ĐTNN.
+ Xây dưng và cải tạo cơ sở hạ tầng là điều kiện tiên quyết để thu hut ĐTNN bởi một công nghệ kĩ thuật hiện đại chỉ được phát huy trong một cơ sở hạ tầng thích hợp.
+ Phải có chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
b. Biện pháp nâng cao sử dụng vốn ngân sách nhà nước
Vốn NSNN là nguồn vốn đóng góp đáng kể vào hoạt động đầu tư, tuy nhiên hiệu quả sử dụng nguồn vốn này vào hoạt động đầu tư còn nhiều bất cập và lãng phí dẫn đến hạn chế hiệu quả và thành quả của đầu tư, nó còn làm mất khả năng phát triền nhanh, hiệu quả và bền vững của nền kinh tế.Vì vậy những biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn NSNN là cần thiết trong hoat động đầu tư:
+ Thực hiện tốt công tác quản lý và điều hành NSNN một cách hợp lý,đầu tư có trọng tâm trọng điểm,tránh đầu tư vào các dự án không hiệu quả và dàn trải.
+ Thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn NSNN để kịp thời phát hiện những sai phạm,tránh được những tổn thất vốn NSNN không đáng có.
+ Cần có những cơ chế thẩm định đánh giá chính xác mức độ khả thi của các dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN nhằm đem lại hiệu quả nhanh và tác động tích cực đến các dự án tư nhân.
c. Biện pháp phát triển thị trường tài chính tạo nhiều kênh huy động vốn Thị trường tài chính là bộ phận quan trọng bậc nhất, chi phối toàn bộ hoạt động của nền kinh tế hàng hóa. Thị trường tài chính phát triển góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Sức sản xuất của xã hội ngày càng tăng và qui mô sản xuất ngày càng mở rộng, nhu cầu tiền vốn ngày càng tăng trong khi nguồn vốn nội lực của doanh nghiệp hay vay qua các Ngân hàng truyền thống không đáp ứng được về mặt thời gian cũng như số lượng. Vì vậy phát triển thị trường tài chính sẽ tạo ra nhiều kênh huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động đầu tư phát triển kinh tế.
Trong bối cảnh hiện nay, muốn phát triển thị trường tài chính cần phải thực hiện một số chính sách sau:
+ Phải xác định được một cơ chế lãi suất linh hoạt và chịu sự điều tiết của thị trường.
+ Phải có các công cụ tài chính phong phú, đa dạng để mở rộng phạm vi giao dịch cũng như qui mô thị trường tài chính.
+ Xây dựng và đa dạng hóa các tổ chức tài chính ngân hàng, các công ty tài chính để đẩy nhanh quá trình luân chuyển vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Phải xây dựng được hệ thống pháp luật toàn diện đảm bảo ổn định kinh tế xã hội.
d. Ổn định môi trường đầu tư cả về kinh tế xã hội và chính trị
Mọi hoạt động đầu tư suy ra cho cùng là để thu lợi nhuận, vì thế môi trường đầu tư hấp dẫn phải là một môi trường có hiệu quả đầu tư cao, mức độ rủi ro thấp.
Điều này lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố như: chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư của địa bàn được đầu tư, điều kiện phát triển về kết cấu hạ tầng, mức độ hoàn thiện về thể chế hành chính – pháp lý, khả năng ổn định về mặt chính trị - xã hội, độ mở cửa nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống thị trường… Các nhân tố trên có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau, vì vậy để nâng cao chất lượng và hiệu quả của môi trường đầu tư nhât thiết phải quan tâm xử lý đồng bộ các yếu tố ảnh hưởng trên.
Một môi trường đầu tư ổn định cả về kinh tế, xã hội và chính trị sẽ thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn để đầu tư phát triển. Trong đó, việc đưa ra các chính sách nhằm tăng lòng tin cho các nhà đầu tư cần được chính phủ quan tâm. Chính sách và hành vi của chính phủ có ảnh hưởng mạnh thông qua tác động của nó đến chi phí, rủi ro và các rào cản cạnh tranh.
Môi trường đầu tư tốt không chỉ thể hiện qua chất lượng của yếu tố, mà còn phải thể hiện qua sự quản lý tốt. Nó không chỉ tốt cho cả doanh nghiệp mà tốt cho cả toàn xã hội. Có biện pháp cải thiện môi trường đầu tư, phù hợp với từng nơi,
từng thời kỳ sẽ thu hút được nhiều đầu tư, và nó sẽ là một biện pháp kích cầu đầu tư hữu hiệu.