Gói kích cầu thứ nhất

Một phần của tài liệu kích cầu đầu tư thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 43)

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN KÍCH CẦU ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM 2.1. Khủng hoảng kinh tế thế giới và ảnh hưởng tới Việt Nam

2.2. Nội dung kích cầu của một số nước trên thế giới và của Việt Nam 1. Nội dung kích cầu của một số nước trên thế giới

2.2.2. Nội dung kích cầu ở Việt Nam

2.2.2.1. Gói kích cầu thứ nhất

2.2.2.1.1. Nội dung cụ thể gói kích cầu

- Ngày 12/5/2009, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã công bố chính thức về gói kích cầu có giá trị 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD) của Chính phủ, sau đó tăng lên 160nghìn tỷ đồng (tương đương 9 tỷ USD).

Trong năm 2009, chính phủ Việt Nam đã thực hiện biện pháp kích cầu thông qua chính sách hỗ trợ lãi suất 4% đối với các doanh nghiệp, các chương trình miễn,giảm và giãn thuế, bảo lãnh cho các DN vay vốn tại các Ngân hàng thương mại. Cụ thể như sau:

- Gói hỗ trợ lãi suất 4% thuộc về nhóm biện pháp kích thích chi đầu tư đối với doanh nghiệp. Có 3 loại hình hỗ trợ lãi suất vốn vay chính: cho vay ngắn hạn, cho vay trung & dài hạn, và cho vay phục vụ nông nghiệp & làm nhà ở. Đối tượng cho vay phảikhông nằm trong danh sách 13 ngành, lĩnh vực.

- Chương trình giảm, giãn thuế bao gồm: giảm, gia hạn nộp thuế thu nhập và giảm thuế giá trị gia tăng đối với một số hàng hóa, dịch vụ.

Theo đó, gói kích cầu tương đương 8 tỷ USD được chia thành 8 phần có các giá trị khác nhau. Cụ thể các phần của gói kích cầu này bao gồm:

1. Hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng.

2. Tạm thu hồi vốn đầu tư xây dựng cơ bản ứng trước khoảng 3.400 tỷ đồng.

3. Ứng trước ngân sách nhà nước để thực hiện một số dự án cấp bách khoảng 37.200 tỷ đồng.

4. Chuyển nguồn vốn đầu tư kế hoạch năm 2008 sang năm 2009 khoảng 30.200 tỷ đồng.

5. Phát hành thêm trái phiếu Chính phủ khoảng 20.000 tỷ đồng.

6. Thực hiện chính sách giảm thuế khoảng 28.000 tỷ đồng.

7. Tăng thêm dư nợ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp khoảng 17.000 tỷ đồng.

8. Các khoản chi kích cầu khác nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội khoảng 7.200 tỷ đồng.

2.2.2.1.2. Công cụ biện pháp thực hiện Nhóm công cụ chính sách tài khoá

* Chính sách thuế:

Trong chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ, kích cầu từ chính sách thuế đối với doanh nghiệp là một giải pháp có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy nhanh sản

xuất và tiêu dùng. Nếu như gói kích cầu của Chính phủ thông qua các kênh tín dụng, giải ngân vốn, hỗ trợ khác... là sự tác động gián tiếp qua các chính sách, qua nhiều kênh và thủ tục... thì kích cầu từ chính sách thuế được coi như "gói kích cầu trực tiếp”.

Từ cuối năm 2008, nhiều chính sách thuế mới nhằm thực hiện chủ trương kích cầu, giảm khó khăn cho doanh nghiệp (DN) theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ về những giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội đã được triển khai thực hiện. Đòn bẩy thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng

- Chính sách giãn và miễn nộp thuế

+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Nếu như trước đây DN phải thực hiện nghĩa vụ thuế ngay khi phát sinh thu nhập, thì giờ đây chủ trương của Chính phủ giảm 30% thuế thu nhập DN trong quý 4/2008 và cả năm 2009, giãn nộp thuế thu nhập DN trong thời gian 9 tháng đối với các DN nhỏ và vừa và các DN trong một số ngành nghề đã góp phần tháo gỡ khó khăn về vốn cho nhiều DN. Mặc dù chính sách này không trực tiếp giải quyết được vấn đề cơ bản của DN là thiếu đầu ra cho sản phẩm nhưng đây vẫn là một chính sách được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh vì nhờ nó DN giảm được chi phí

+ Thuế giá trị gia tăng: Việc giảm 50% thuế giá trị gia tăng đối với 19 nhóm mặt hàng thuộc các ngành hàng mà trước đây có thuế suất là 10% đã tác động trực tiếp đối với DN để phục vụ cho việc giảm giá hàng bán, giúp kích cầu tiêu dùng trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay.Cùng với đó, đối tượng được tạm hoàn thuế giá trị gia tăng là các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu có hàng hóa đang trong thời gian chưa được phía nước ngoài thanh toán qua ngân hàng theo hợp đồng.

+ Thuế thu nhập cá nhân: Ngoài ra, chính sách giãn và miễn nộp thuế thu nhập cá nhân đối với một số loại thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công, từ bản quyền, chuyển nhượng thương mại, đầu tư vốn, thừa kế và quà tặng, được các nhà chính sách đánh giá sẽ giúp tăng thu nhập khả dụng, nhờ đó tăng chi tiêu của người tiêu dùng.

Việc kết hợp đồng bộ các giải pháp nêu trên của Chính phủ đã mang lại những lợi ích ban đầu cho DN, cũng như cho người tiêu dùng. Qua đó đã kích thích lưu thông tiêu thụ các loại hàng hoá có tác động trực tiếp đến đại đa số người dân.

Đồng thời, góp phần giúp các DN sản xuất và xuất khẩu chủ động tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường. Đây được coi là những đòn bẩy có tác dụng thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng ngay trong những tháng đầu năm nay.

- Kích cầu hiệu quả còn do cải cách hành chính thuế không chỉ thông qua việc giảm, giãn, miễn, hoàn thuế cho người nộp thuế mà cải cách thủ tục hành chính thuế nhằm tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế cũng góp phần tăng hiệu quả của các giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng.

Đối với thuế giá trị gia tăng, thời hạn giải quyết tạm hoàn thuế 90% không quá 7 ngày và sau khi có đầy đủ chứng từ thì hoàn tiếp 10% không quá 4 ngày làm việc (trước không có quy định này); các trường hợp hoàn thuế khác, thời hạn tối đa không quá 8 ngày làm việc (trước đây là 15 ngày). Đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế, thời hạn không quá 30 ngày làm việc (trước là 60 ngày)...

Để triển khai đầy đủ, kịp thời tất cả các nhóm giải pháp nêu trên, bên cạnh việc tiếp tục rà soát phát hiện những văn bản không còn phù hợp để có biện pháp khắc phục, ngành Thuế đã tăng cường thêm đường dây nóng ở tất cả các bộ phận từ cơ quan Thuế trung ương đến địa phương để tháo gỡ các vấn đề vướng mắc của DN, giải đáp chính sách thuế một cách kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế…

Ngoài ra, cơ quan thuế tiến hành phân loại các đối tượng và tập trung tuyên truyền, hỗ trợ bằng nhiều hình thức phong phú để người nộp thuế biết được quyền và nghĩa vụ, từ đó tự giác kê khai, thực hiện, còn cơ quan thuế chỉ kiểm tra, hậu kiểm tra.

Trong năm 2009, cùng với việc mở rộng cơ chế “một cửa”, ngành Thuế cũng đang tiếp tục triển khai và phát triển thủ tục kê khai, thanh toán bằng điện tử nhằm mục đích thực hiện chính sách thuế một cách nhanh chóng và kịp thời nhất, giảm bớt các thủ tục hành chính.

Trong 5 nhóm giải pháp ngăn chặn suy giảm kinh tế Chính phủ đưa ra, có 2 nhóm liên quan trực tiếp đến cơ chế chính sách, tài chính tín dụng, đặc biệt là việc đổi mới thủ tục hành chính Thuế nhằm giúp DN phát triển, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế.

* Chính sách đầu tư công

- Thứ nhất, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan ra soát lại toàn bộ các văn bản pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng để sửa đổi ngay những bất cập làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án đầu tư;khẩn trương xây dựng luật sửa đổi, bổ sung các luật về đầu tư,xây dựng để trình Quốc hội tại kỳ họp sắp tới.

- Thứ hai, đối với các công trình, dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cho phép tiếp tục giải ngân số vốn còn lại của năm 2008 đến hết tháng 6/2009. Đối với các dự án, công trình quan trọng, cấp bách nhưng chưa bố trí được nguồn vốn, trong đó có dự án tái định cư các khu kinh tế, các bộ ngành và địa phương chỉ đạo

các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành các thủ tục đầu tư và chủ động làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để xử lý nguồn vốn, kể cả việc tạm ứng ngân sách nhà nước để thực hiện.

- Thứ ba, tạm hoãn thu hồi các khoản vốn ngân sách nhà nước đã ứng trước kế hoạch năm 2009, trừ các khoản đã tạm ứng năm 2009 để hoàn thành trong năm 2008.

- Thứ tư, đối với các dự án, công trình sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ, cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư đối với các dự án đã có trong danh mục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao; trêncơ sở đó thực hiện việc điều hòa vốn giữa các dự án, công trình và được thanh toán theo đúng tiến độ.

Đồng thời, cho phép tiếp tục giải ngân nguồn vốn trái phiếu Chính phủ còn lại của năm 2008 trong năm 2009. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hoàn thành phương án phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ năm 2009 trước ngày 31/12/2008; bổ sung các dự án cấp bách khác trong các lĩnh vựcgiao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục để triển khai thực hiện. Tạm ứng từ nguồn trái phiếu Chính phủ khoảng 1.500 tỷ đồng để đầu tư, xây dựng, nâng cấp hệ thống thủy lợi, nâng cao năng lực phòng chống lụt bão vùng đồng bằng sông Hồng…

- Thứ năm, Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì ban hành các biện pháp cụ thể nhằm tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độgiải ngân cách nguồn vốn FDI và ODA, nhất là các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, các dự án đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao, có giá trị xuất khẩu lớn, những dự án giải quyết việc làm; phấn đấu năm 2009 thực hiệngiải ngân các nguồn vốn trên không thấp hơn mức thựchiện trong năm 2008.

- Thứ sáu, Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tháng 12/2008 cho phép cấp quyết định đầu tư được chỉ định thầu các dự án có mức vốn tối đa không quá 5 tỷ đồng/dự án tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đồng thời chịu trách nhiệm về các quyết địnhcủa mình.

- Thứ bảy, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án, công trình có quy mô lớn được tạo điều kiện tối đa về đất đai, tiếp cận nguồn vốn, giải phóng mặt bằng, lãi suất…Các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước chủ động tham gia các dự án, công trình đầu tư hạ tầng quan trọng như cảng biển, điện, đường cao tốc, thủy lợi, trường học, cơ sở y tế… để góp phần đẩy nhanh tiến độ và kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và xã hội của đất nước.

- Thứ tám, trong tháng 12/2008, Bộ Xây dựng trình Chính phủ Đề án xây dựng quỹ nhà ở xã hội giai đoạn 2009– 2015; Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ ban

hành cơ chế phù hợp để đảm bảo khuyến khích đầu tư xây dựng nhà ở công nhân tại các khu công nghiệp.

- Nhóm chính sách tiền tệ

* Hỗ trợ lãi suất

- Bù LS cho vay, mức 4%/năm trên số tiền vay cho khách hàng (doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân…) vay vốn lưu động để sản xuất - kinh doanh (trừ 13 lĩnh vực, ngành không được bù LS). Thời hạn là 8 tháng với khoản vay được ký và giải ngân từ 1-2 đến 31-12.

Đến kỳ thu lãi, NH giảm trừ 4% sau đó NH Nhà nước sẽ hoàn lại số tiền này cho NH. Không được từ chối hỗ trợ LS, nếu khoản vay thuộc đối tượng được hỗ trợ. Các NH thực hiện bù LS gồm: NH thương mại nhà nước, NH cổ phần, NH liên doanh, chi nhánh NH nước ngoài hoạt động tại VN, NH 100% vốn nước ngoài và quỹ tín dụng nhân dân trung ương.

- Trần LS cho vay còn 10,5%/năm, giảm 50% so với trần LS cho vay cách nay hơn sáu tháng.

- NH áp dụng cơ chế LS thỏa thuận đối với nhu cầu vay tiêu dùng. LS vay tiêu dùng không bị khống chế bởi trần LS cho vay.

- Thực hiện bảo lãnh tín dụng: từ 10-2, NH Phát triển VN thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn. Doanh nghiệp được bảo lãnh có vốn tối đa 20 tỉ đồng và sử dụng tối đa 500 lao động.

13 ngành, lĩnh vực không được hưởng hỗ trợ lãi suất:Công nghiệp khai thác mỏ; tài chính; quản lý nhà nước và an ninh quốc phòng, Đảng, đoàn thể, bảo đảm xã hội bắt buộc; giáo dục và đào tạo; y tế và hoạt động cứu trợ xã hội; hoạt động văn hóa, thể thao; hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn;

phục vụ cá nhân và công cộng; dịch vụ tại hộ gia đình; các tổ chức quốc tế; nhập khẩu những mặt hàng tiêu dùng; đầu tư và kinh doanh chứng khoán; kinh doanh bất động sản dưới hình thức mua, bán quyền sử dụng đất.

* Chính sách tỷ giá

NHNN đã can thiệp thị trường ngoại hối với mức tỷ giá mua vào và bán ra được điều chỉnh linh hoạt. Trong thời điểm thị trường dư cầu, NHNN đã kịp thời bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường. Trong thời điểm thị trường dư cung, NHNN mua ngoại tệ vào ở mức hợp lý, bảo đảm tỷ giá không giảm sâu, nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu. Việc điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá đã được phối hợp đồng bộ. Lãi suất VND tăng trong khi lãi suất USD giảm đã tạo sự hấp dẫn cho tiền đồng, góp phần ổn định tỷ giá.

Trong bối cảnh cung cầu ngoại tệ và tỷ giá trên thị trường biến động phức tạp, có những thời điểm biến động đột biến, NHNN đã kịp thời bám sát diễn

biến thị trường, thường xuyên giám sát, cập nhật thông tin và đánh giá các dòng vốn vào và ra để có chính sách điều hành tỷ giá thích hợp. Cụ thể:

Điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 2% để phản ánh sát hơn cung cầu thị trường.

Mở rộng biên độ tỷ giá giao dịch USD/VND từ mức ±1% lên mức ±2% so với tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố.

Tăng mạnh lãi suất cơ bản tập trung nguồn tiền đồng vào hệ thống ngân hàng, kiềm chế lạm phát và giảm áp lực lên tỷ giá.

Công bố mức dự trữ ngoại hối Nhà nước, củng cố lòng tin thị trường

Yêu cầu các tổ chức tín dụng được phép kinh doanh ngoại hối nghiêm túc chấp hành quy định về biên độ tỷ giá giữa VND và USD, thực hiện niêm yết và giao dịch theo đúng quy định;

Tăng cường bán ngoại tệ cho các NHTM để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, đáp ứng tối đa các nhu cầu thiết yếu như nhập khẩu xăng dầu, thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thiết bị y tế, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của cá nhân và hỗ trợ trạng thái cho các NHTM;

Yêu cầu các tổ chức tín dụng kiểm soát chặt chẽ và chấn chỉnh hoạt động của các đại lý, bàn đổi ngoại tệ bảo đảm thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối.

Từ ngày 7/11/2008, biên độ tỉ giá giao dịch USD/VND được mở rộng từ mức 2% lên 3% so với tỉ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN công bố (Quyết định số 2635/QĐ-NHNN ngày 6/11/2008).

Với các biện pháp đồng bộ của NHNN, thị trường ngoại hối đã ổn định trở lại.

Nhóm công cụ biện pháp khác

* Kích cầu đầu tư nước ngoài

Nhận định dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ từ suy thoái kinh tế toàn cầu, Chính phủ đã đề ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu, cấp bách để tăng cường thu hút, quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn vốn quý giá này và yêu cầu lãnh đạo các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo thực hiện ngay.

Thứ nhất, về nhóm giải pháp liên quan tới chính sách thu hút đầu tư, Chính phủ chỉ đạo, tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về đầu tư, kinh doanh, ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư vào một số lĩnh vực, thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân...

Nhóm giải pháp thứ 2 về quy hoạch. Theo đó, công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư, quán triệt và thực hiện thống nhất quy định của Luật Đầu tư trong công tác quy hoạch...

Báo cáo rà soát quy hoạch hoàn thành trong quý IV/2009.

Một phần của tài liệu kích cầu đầu tư thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w