Đứng trước sự lựa chọn có nên thực hiện tiếp gói kích cầu thứ hai có quan điểm tán thành nhưng cũng có những quan điểm phản đối dựa trên những lập luận và cơ sở trái chiều nhau. Tuy nhiên thực tế thì gói kích cầu số 2 đã được chính phủ thực hiện. Nhưng chúng ta vẫn đi vào phân tích các quan điểm đó để thông qua đó đánh giá quyết định thực hiện gói kích cầu này có phù hợp hay không?
* Các quan điểm ủng hộ gói kích cầu.
Mặc dù nền kinh tế đã có tốc độ tăng trưởng khả quan, hiệu quả kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp đều vượt kế hoạch đề ra nhưng kết quả này phần lớn nhờ vào gói kích cầu, thực tế sự tăng trưởng chưa bền vững. Một phần không nhỏ lợi nhuận thu được của các doanh nghiệp là từ lợi thế hàng tồn kho giá thấp, từ giảm chi phí sử dụng vốn và hoàn nhập dự phòng.
Mặt khác, thực tế nền kinh tế toàn cầu tuy đã có những tiến triển tích cực nhưng vẫn chưa thực sự tăng trưởng vững trở lại. Hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp vẫn chịu ảnh hưởng của yếu tố giá và thị trường. Nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần tiếp tục có sự hỗ trợ theo xu hướng giảm dần, làm bước đệm cho sự phục hồi bền vững sau khủng hoảng. Việc bất ngờ chấm dứt gói kích cầu sẽ khiến các doanh nghiệp bị sốc, chưa thể thích ứng ngay với tình trạng không ưu đãi và cạnh tranh khốc liệt tìm kiếm thị trường hiện tại. Nếu nền kinh tế toàn cầu phục hồi theo mô hình chữ W, mô hình được khá nhiều chuyên gia kinh tế lo ngại, tác động mạnh đến thị trường cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ khiến công lao gói kích cầu số 1 bị bỏ phí.
* Các quan điểm không ủng hộ tiếp tục gói kích cầu.
Trước hết, việc duy trì gói kích cầu trong thời gian dài có thể phá vỡ các nguyên tắc thị trường trong nền kinh tế khi chi phí sử dụng vốn của các doanh nghiệp thấp hơn chi phí huy động, một phần ngân sách được chuyển thành lợi nhuận của các doanh nghiệp. Mặt khác, thực tế phân bổ gói kích cầu không đồng
đều giữa các chủ thể cần vốn, thực tế các doanh nghiệp nhỏ, rất khó khăn khi đương đầu với khủng hoảng lại không có được sự hỗ trợ nhiều. Và điều này cũng tiềm ẩn rủi ro nợ xấu khi hệ thống Ngân hàng phải cho vay trong khi các dự án có thể tính toán hiệu quả dựa trên chi phí vay thấp.
Mặt khác, gói kích cầu làm tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam thêm nặng nề, đặc biệt khi sự thâm hụt trong năm 2009 dự kiến ở mức 7% GDP, cao hơn khá nhiều mức an toàn đối với nền kinh tế. Và việc nguồn tiền tiếp tục được bơm ra nền kinh tế trong khi tăng trưởng nền kinh tế chưa phục hồi tất yếu sẽ tạo ra áp lực lạm phát. Việc kiểm soát lạm phát không kịp thời, để đến khi giá cả bùng phát, Chính phủ buộc phải dùng biện pháp kiểm soát mạnh sẽ gây ra mâu thuẫn lạm phát, tăng trưởng, càng gây khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng vốn hiện tại của Việt Nam rất thấp, theo tính toán của Ủy ban Tài chính và ngân sách của Quốc hội, hệ số ICOR năm 2009 lên tới mức 8 lần, cao nhất từ trước đến nay và cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Việc tiếp tục bơm vốn ra nền kinh tế, kích thích tăng trưởng càng khiến khả năng kiểm soát hiệu quả đầu tư nguồn vốn bị hạn chế.
Kết hợp với việc nền kinh tế cũng như kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp có những sự tăng trưởng khá khả quan, bộ phận không ủng hộ cho rằng không cần thiết phải tiếp tục thực hiện gói kích cầu số 2.
Sau khi cân nhắc kỹ những ảnh hưởng, tác động đến nền kinh tế nếu tiếp tục thực hiện kích thích kinh tế, Chính phủ đã thống nhất vẫn tiếp tục thực hiện chính sách kích cầu trong năm 2010 nhằm tạo điều kiện để doanh nghiệp, người dân ổn định sản xuất.
2.2.2.2.2. Nội dung cụ thể gói kích cầu
Gói kích cầu này sẽ chỉ dành cho các nhu cầu vay đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, thuộc 5 nhóm ngành của hệ thống kinh tế quốc dân, bao gồm nông, lâm nghiệp; thủy sản; công nghiệp chế biến; hoạt động khoa học công nghệ; hoạt động thu mua và kinh doanh các mặt hàng nông sản, lâm sản, muối...
- Quy mô: Bộ trưởng Nguyễn Xuân Phúc cho biết hiện chưa tính gói kích cầu thứ hai trị giá bao nhiêu song khẳng định sẽ thấp hơn nhiều so với gói kích cầu thứ nhất. Gói kích cầu 1 trị giá khoảng 145.000 tỉ đồng và hiện vẫn đang tiếp tục giải ngân đến cuối năm.
Cụ thể: nhỏ hơn, mới hơn, giám sát chặt hơn, và phải đảm bảo đúng lúc, trúng đích và vừa đủ.
- Tiếp tục hỗ trợ lãi suất 2%
Các thành viên Chính phủ cho rằng nền kinh tế dần phục hồi và tăng trưởng liên tục qua các quý, trong đó tăng trưởng GDP từ mức 3,14% của quý I có thể tăng lên 6,8% trong quý IV. Từ kết quả tích cực này, Chính phủ quyết định đối với gói hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay vốn trung, dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp... được quy định trong hai quyết định 443,497 của Thủ tướng Chính phủ tiếp tục kéo dài đến hết ngày 31-12-2010. Tuy nhiên, mức hỗ trợ lãi suất sẽ giảm từ 4% xuống 2%, đồng thời thu hẹp phạm vi và đối tượng hỗ trợ.
Các đối tượng vay vốn lưu động (vốn ngắn hạn) quy định trong Quyết định 131 của Thủ tướng Chính phủ cũng sẽ được hỗ trợ lãi suất với mức 2% và thời gian kéo dài hết quý I/2010.
- Không cắt giảm an sinh xã hội
Chính phủ đánh giá kinh tế tháng 10 và 10 tháng qua đã chuyển biến tích cực, toàn diện, cơ bản hoàn thành tốt các chỉ tiêu đã trình Quốc hội. Trong đó, tăng trưởng GDP chắc chắn đạt 5%-5,2% và có thể đạt cao hơn 5,2%, lạm phát nhiều khả năng dưới 7%. Chuyển biến rừ nột nhất về tỡnh hỡnh kinh tế-xó hội là hoạt động sản xuất công nghiệp đã tăng trở lại với mức 11,9% so với cùng kỳ năm 2008. An sinh xã hội được bảo đảm, riêng tháng 10 tạo thêm khoảng 140.000 việc làm, đưa tổng số người được giải quyết việc làm 10 tháng qua lên gần 1,24 triệu người.
Thủ tướng chỉ đạo việc giảm bội chi ngân sách được thực hiện bằng cách phấn đấu tăng thu và cắt giảm các khoản chi không cần thiết như hội họp, tiếp khách, xăng xe... chứ không cắt giảm các khoản chi an sinh xã hội.
Tuy nhiên, sau khi cho rằng kinh tế vĩ mô còn chưa vững chắc, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, cụ thể để đạt mục tiêu tổng quát về kinh tế-xã hội trong những tháng cuối năm 2009 và thời gian tới là phải tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng; giữ vững sự ổn định kinh tế vĩ mô; phấn đấu đạt bằng được các mục tiêu đã đề ra...Các cấp ngành, địa phương chủ động thực hiện kế hoạch năm 2010 để tăng trưởng đạt 6,5%, làm tiền đề cho mức 7,5% năm 2011.
2.2.2.2.3. Tác động của gói kích cầu số 2
Khắc phục khó khăn của giai đoạn hậu suy thoái, tốc độ tăng trưởng 6.78%
GDP năm 2010 đã được phản ánh ở hầu hết các cấu phần quan trọng của nền kinh tế. Kinh tế, thương mại, đầu tư phục hổi khá nhờ đà phục hồi của kinh tế thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt 71.6 tỷ USD,tương đương 80.28% GDP; kim ngạch nhập khẩu đạt 84 tỷ USD tương đương 68.46% GDP, tăng 20.1% so với năm 2009. Vốn FDI thực hiện tăng 10% so với năm 2009, đạt 11 tỷ USD. Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp duy trì phong độ với hai con số trong toàn bộ các tháng năm
2010, tăng dần về cuối năm và đạt 14.1% tính đến 31/12/2010, vượt so với dự báo 12.5%. Xét theo các khu vực, công nghiệp khu vực nhà nước tăng khá với giá trị sản xuất công nghiệp đạt 7.4%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng cao nhất với 17.2%; khu vực ngoài nhà nước tăng ấn tượng với 14.7%, gấp đôi khu vực kinh tế nhà nước nhờ sự đóng góp tích cực của khối doanh nghiệp vừa và nhỏ; nối tiếp thành quả của năm 2009, công nghiệp và thương mại với tỷ trọng 41.2% và 38.3% đã có những đóng góp hiệu quả trong tăng trưởng GDP lần lượt đạt mức tăng trưởng 7.03% và 8.09%. Công nghiệp chế biến tiếp tục dẫn dắt sản xuất trong nước với mức tăng trưởng trên 8.38% trong khi ngành xây dựng ghi nhận mức tăng ấn tượng 10.06%; Với mức giải ngân trung bình 0.9 triệu USD/tháng, khối doanh nghiệp FDI đã mang lại đóng góp lớn: tăng trưởng xuất khẩu cao hơn mức tăng trưởng chung từ 10-15% giai đoạn 2006-2010, riêng năm 2010, tăng trưởng giá trị xuất khẩu đạt gần 32%, giá trị xuất khẩu chiếm 54% tổng giá trị xuất khẩu chung.
Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp.
• Thứ nhất, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào đầu tư trong khi hiệu quả đầu tư thấp. Cùng với quá trình hội nhập quốc tế, lợi thế lao động rẻ đang giảm dần, trong khi năng suất lao động tăng với tốc độ chậm và giữ ở mức khiêm tốn tỷ trọng đóng góp trong tăng trưởng GDP (28.94%). Có thể nhận thấy, vốn đầu tư đóng vai trò ngày càng quan trọng trong tăng trưởng kinh tế. Hiện tại, vốn đầu tư đóng góp tới 51.16% trong tăng trưởng GDP tuy nhiên kinh tế chủ yếu tăng trưởng theo chiều rộng khi tăng trưởng vốn đầu tư luôn gấp đôi tăng trưởng kinh tế. Do ảnh hưởng của tình trạng lấn át đầu tư (crowding out effect), hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vẫn ở mức thấp, hệ số ICOR tăng dần, đặc biệt giai đoạn 2006-2010 đã đạt trung bình 6.10 lần.
• Thứ hai, thâm hụt ngân sách lớn, kéo dài và nợ công tăng nhanh.
Sự phụ thuộc vào vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư công dẫn tới thâm hụt ngân sách tăng cao và tăng nhanh ảnh hưởng xấu tới khả năng ổn định vĩ mô. Tính đến 31/12/2010, nợ công tiếp tục tăng cao ở mức 56.6% GDP, trong đó nợ chính phủ ở mức 44.3% GDP. Điều này đã hạn chế một phần rất lớn khả năng huy động các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế đồng thời hạn chế kỳ vọng tăng trưởng khi tính đến nghĩa vụ trả nợ tương lai.
• Thứ ba, nhập siêu và thâm hụt cán cân thanh toán vẫn ở mức cao.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng cao hơn kim ngạch nhập khẩu,nhập siêu vẫn ở mức cao tương đương năm 2009 (12.4 tỷ USD).Điều này cho thấy sự tăng nóng của tổng cầu, đầu tư, tiêu dùng trong nước trong khi trình độ sản xuất và khả năng sản xuất hàng thay thế nhập khẩu vẫn chưa có chuyển biến đáng kể. Mặc dù có sự cải thiện so với năm 2009 (mức thâm hụt cán cân thanh toán tổng thể đã
giảm 3.5 tỷ USD), năm 2010 là năm thứ hai liên tiếp cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt làm xói mòn dự trữ quốc gia và ảnh hưởng tới các cân đối vĩ mô tổng thể nền kinh tế như tiết kiệm, đầu tư, thâm hụt ngân sách, rủi ro lạm phát, sự suy giảm của luồng vốn đầu tư nước ngoài.
• Thứ tư, năng lực cạnh tranh thấp.
Bất ổn và rủi ro vĩ mô tăng lên: lạm phát tăng cao, thâm hụt ngân sách lớn, nợ công cao, dự trữ ngoại hối suy giảm khiến năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn ở mức thấp, sau Singapore (hạng 3), Trung Quốc (hạng 27), Malaysia (hạng 26), Thái Lan (hạng 38), Indonesia (hạng 44). Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2010-2011, mặc dù đã có sự cải thiện so với năm 2009, Việt Nam được đánh giá thấp hơn so với các nước trong khu vực xét trên 4 tiêu chí: Thể chế, Hạ tầng, Ổn định kinh tế vĩ mô, Y tế và giáo dục tiểu học.
2.3. So sánh các gói kích cầu ở Việt Nam và một số nước trên thế giới