Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam

Một phần của tài liệu kích cầu đầu tư thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)

d. Ổn định môi trường đầu tư cả về kinh tế xã hội và chính trị

2.1.2. Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới tới Việt Nam

Có thể khẳng định ngay rằng, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái như hiện nay, Việt Nam khó có thể tránh khỏi sự tác động của sự suy thoái này. Theo dự báo của một số tổ chức quốc tế thì tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ dao động từ 6,5% (mức cao nhất – theo dự báo của Ngân hàng Thế giới) đến mức 4,1% (mức thấp nhất – theo dự báo của Deutsche Bank). Ở mức trung bình, theo dự báo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân Hàng Phát triển châu Á (ADB) thì do suy thoái kinh tế thế giới tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2009 sẽ chỉ còn 5%. Tốc độ tăng trưởng GDP ở mức 5% ở các nước khác thì có thể không bị coi là thấp, nhưng với Việt Nam, một nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng 9- 10%, và tốc độ tăng trưởng trung bình trong thời gian dài là khoảng 7,5-8%, thì việc tốc độ tăng trưởng GDP đạt 5% trong năm 2009 là vô cùng đáng lo ngại.

Như vậy, trong một thế giới toàn cầu hóa như hiện nay, khó có một nước nào có thể tránh khỏi sự tác động của cuộc suy thoái này. Đối với nền kinh tế Việt Nam: một nền kinh tế mở phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế khác - tỷ lệ xuất khẩu của Việt Nam tính trên GDP lên tới 70%, và sự tăng trưởng của Việt Nam trong nhiều năm qua phụ thuộc nhiều vào dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nên có thể kết luận là nền kinh tế Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi cuộc suy thoái kinh tế thế giới. Điều này cho thấy cần phải có những hành động chính sách nhanh và phù hợp, trong đó đặc biệt là cần đưa vào thực hiện gói kích cầu.

Một phần của tài liệu kích cầu đầu tư thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 30)