- Thứ ba, áp lực của lạm phát và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế
3.3.2. Đánh giá kết quả thựchiện gói kích cầu
Việc thực hiện gói kích cầu, nếu không có sự giám sát và đánh giá có thể dẫn tới nhiều hệ hụy, vừa gây lãng phí cho ngân sách, vừa không đạt được kết quả mong muốn là kích cầu, mà còn có thể làm méo mó nền kinh tế, gây tác động không tốt cho tăng trưởng lâu dài và bền vững. Do đó, sau khi thực hiện gói kích cầu, vấn đề đánh giá kết quả của gói kích cầu là hết sức cần thiết, xem xét xem gói kích cầu có thực sự giúp chúng ta vượt qua khủng hoảng hay không, vừa tránh được lãng phí, cũng như rút ra được bài học quí báu trong quản lý và điều hành nền kinh tế vĩ mô trong thời gian tới. Đồng thời việc yêu cầu đánh giá hiệu quả gói kích cầu cũng sẽ ràng buộc trách nhiệm những người và cơ quan có liên quan. Và khi ràng buộc trách nhiệm, điều này sẽ làm cho việc thực hiện gói kích cầu đạt hiệu quả hơn. các Trong hoàn cảnh của Việt Nam, Để đảm bảo tính độc lập và phù hợp với vai trò của một cơ quan giám sát, Quốc hội là cơ quan phù hợp nhất. Chúng ta có thể tham khảo thêm thực tiễn giám sát của Hoa Kỳ và một số nước
trong khu vực với gói kích cầu của họ trong quá khứ. Gói kích cầu có thể được đánh giá theo hai thước đó chính:
i) Đánh giá kết quả thực hiện: thực tế triển khai lựa chọn đối tượng hỗ trợ, tiến độ, tốc độ triển khai kế hoạch, sự sẵn sàng của hệ thống dịch vụ công, thông tin tuyên truyền trong quá trình triển khai kích cầu.
ii) Đánh giá tác động của gói kích cầu tới nền kinh tế, tới tổng cầu: so sánh hiệu quả tác động theo nhóm đối tượng, nhóm biện pháp kích cầu, so sánh hiệu quả tác động theo giá trị các gói hỗ trợ.
Việc đánh giá kết quả thực hiện và tác động của gói kích cầu lần này sẽ giúp Chính phủ thêm những cơ sở thông tin quý báu cho quyết sách triển khai các gói kích cầu tiếp theo nếu có.