- Thứ ba, áp lực của lạm phát và hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế
3.2. Kết hợp với chính sách tiền tệ, tỷ giá, khyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư.
tiền mà còn phải tăng cường vai trò cầu nối, xúc tiến thương mại, mở mang các thị trường mới để DN “trú bão”, đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững cho xuất khẩu
+ Hỗ trợ các dự án thu hút nhiều lao động
Vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay là làm sao thực hiện được mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội. Bởi trên thực tế, do khó khăn nên nhiều DN đã phải cắt giảm nhân công, sa thải công nhân, cho công nhân nghỉ luân phiên... Vì thế, cần phải bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, bằng cách đẩy mạnh thực hiện các dự án thu hút nhiều lao động. Khi việc làm ổn định trở lại, thu nhập bảo đảm, họ sẽ tiêu dùng nhiều hàng hóa hơn. Khi đó, tự khắc việc sản xuất của DN sẽ trôi chảy.
Gói giải pháp kích cầu đầu tư cần ưu tiên hỗ trợ cho nhóm DN sản xuất, cần nhiều nhân công. Việc bơm vốn cho đối tượng nào đều phải có tiêu chí cụ thể. DN thụ hưởng nguồn vốn ưu đãi phải giải trình phương án sử dụng vốn khả thi và tiết kiệm. Đối với khu vực nông thôn, chú trọng đầu tư các dự án giao thông nối liền với thành thị để tiết giảm chi phí vận chuyển, từ đó giảm giá thành sản phẩm. Việc bơm vốn cho các dự án ở nông thôn sẽ giải quyết được việc làm của những lao động có nguồn gốc từ nông thôn hiện đang bị các khu công nghiệp ở các TP lớn sa thải, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.
DN đầu tư thiết bị để tăng năng lực sản xuất cũng cần được ưu tiên. Ngân hàng có thể cho DN vay vốn giá rẻ để cải tiến công nghệ, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm tạo lực đẩy tiêu thụ hàng hóa. Ngoài ra, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ cho DN xuất khẩu về lãi suất, xúc tiến thương mại; khuyến khích DN sản xuất hàng hóa thay thế hàng hóa nhập khẩu nhằm hạn chế nhập siêu...
3.2. Kết hợp với chính sách tiền tệ, tỷ giá, khyến khích xuất khẩu, thu hútđầu tư. đầu tư.
Chính phủ vẫn có thể sử dụng chính sách tiền tệ để kích thích đầu tư và tiêu dùng trong nền kinh tế. Ngoài ra, một chính sách bộ trợ cần thiết là thực hiện tỷ giá linh hoạt hơn nữa cho phù hợp với thị trường. Cùng với việc mở rộng chính sách
tài khóa và nới lỏng chính sách tiền tệ để kích cầu, sức ép nhập khẩu sẽ tăng lên, vừa làm giảm bớt hiệu quả của việc kích cầu, vừa gây thêm căng thẳng lên cán cân thương mại và tài khoản vãng lai vốn đã thâm hụt ở mức cao và kéo dài trong nhiều năm. Tỷ giá linh hoạt đóng vai trò quan trọng như một chiếc van điều chỉnh giúp giảm những sức ép này một cách kịp thời để tránh đổ vỡ mà nhiều nước đã gặp phải do chính sách tỷ giá quá cứng nhắc. Một chính sách tỷ giá cứng nhắc sẽ làm đồng nội tệ bị định giá cao và do đó vừa tước đi của doanh nghiệp xuất khẩu và cạnh tranh với nhập khẩu một vũ khí cạnh tranh quốc tế sắc bén, lại vừa vô hiệu hóa chiếc van an toàn quan trọng này. Nếu vào giữa năm 2008 khi lạm phát ở mức rất cao, chính sách tỷ giá được điều hành thận trọng không để đồng tiền Việt Nam mất giá nhằm giúp chống “nhập khẩu” lạm phát là rất phù hợp, thì nay trong bối cảnh lạm phát thấp trên toàn cầu, thậm chí đã có những sức ép về giảm phát, chính sách tỷ giá cần chuyển trọng tâm ưu tiên sang đảm bảo cán cân thanh toán lành mạnh thông qua việc làm cho tỷ giá linh hoạt lên đáng kể. Các nước khác cũng đang thực hiện gói kích cầu, và khi kích cầu thì không nhất thiết là chỉ kích thích tiêu dùng hàng sản xuất trong nước của các nước này, đặc biệt là khi gói kích cầu tại các nước này là rất lớn. Việt Nam có thể tận dụng để đẩy mạnh XK, do nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là những mặt hàng thiết yếu! Chúng ta cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sang các địa bàn XK phi truyền thống khác. Đồng thời với việc hỗ trợ xuất khẩu, Việt Nam cũng nên học tập Ấn Độ trong việc coi đây là cơ hội để cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút đầu tư nước ngoài.