CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN LĨNH VỰC THỦY LỢI
1.3. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của BĐKH đến các hệ thống thủy lợi ở vùng Đồng Bằng Bắc Bộ
1.3.1. Tác động của ngập lụt
Ảnh hưởng của nước biển dâng kết hợp lượng mưa lớn nhất tăng thêm 25% do BĐKH, diện tích úng của đồng bằng Bắc Bộ có thể sẽ là 550.000ha với trường hợp tăng 0,69m (gần 1/4 diện tích thấp hơn mực nước Biển) và 650.000ha đối với trường hợp tăng 1,0m (gần 1/3 diện tích thấp hơn mực nước Biển); Mực nước trong các con sông sẽ tăng cao so với bình thường khoảng (0,5 - 1,0)m và hầu hết vượt quá báo động 3 mực nước dâng xấp xỉ cao trình đỉnh đê.
1.3.2. Tác động của biến đổi lượng mưa và nhiệt độ đến nhu cầu nước
Các vùng thuộc lưu vực sông Hồng-Thái Bình mưa về mùa khô không có sự chênh lệch nhiều giữa các vùng. Lượng mưa từ tháng XI đến tháng III dao động trong khoảng 25-50 mm. Như vậy dòng chảy trên các sông đến vùng ĐBSH về mùa
kiệt là kết quả của sự điều tiết lưu vực, điều tiết của các hồ chứa thượng lưu và các hoạt động lấy nước thượng nguồn.
Hạn hán vùng ĐBSH chủ yếu là do mùa mưa kết thúc sớm, lượng mưa suy giảm so với trung bình nhiều năm nên giảm lượng cấp cho nước ngầm và nước về các hồ chứa. Năm 2003, mùa mưa trong lưu vực kết thúc sớm, lượng mưa hụt từ 10% - 30%, có những điểm lượng mưa thấp hơn trung bình nhiều năm rất lớn như Phú Thọ hụt (-610mm), Yên Bái (-526mm), Tiên Yên (-433mm). Mực nước, lưu lượng đến tại các hồ trên lưu vực trong mùa cạn cần cung cấp cho thời kì đổ ải của sản xuất nông nghiệp đều thấp hơn nhiều hơn so với trung bình nhiều năm cùng kì của các năm trước. Lưu lượng đến trung bình trong tháng I/2004 của hồ Hòa Bình chỉ đạt 405 m3/s bằng 35% mức tháng I năm 2003 và bằng 72% mức trung bình nhiều năm. Ngày 13/01/2004 đạt mức thấp nhất so với cùng kì kể từ khi có hồ đến nay là 109,35m. Trong khi đó, lưu lượng đến trong tháng I năm 2003 và bằng 89%
so với trung bình nhiều năm. Mực nước trung bình tháng trên sông Hồng tại Hà Nội 01/2004 thấp hơn trung bình nhiều năm là 1.96m, là mực nước thấp nhất so với cùng kỳ trong chuỗi số liệu quan trắc được từ trước đến nay. Trên sông Thái Bình tại trạm Phả Lại mực nước thấp nhất tháng 01/2004 đã xuống mức 0.22 m. Mực nước trên các sông nhánh thuộc lưu vực sông Hồng – Thái Bình cũng xuống thấp chỉ xuất hiện dao động nhỏ trong vài ngày; lượng dòng chảy trên sông giảm nhanh, lượng dòng chảy trung bình tháng trên các sông ở trên lưu vực đều ở mức thiếu hụt với mức trung bình nhiều năm từ 20 – 30%, có nơi thiếu hụt nhiều hơn. Lượng nước trong mùa cạn chiếm 15 – 20% tổng lượng nước cả năm.
Theo kịch bản về biến đổi khí hậu, nhiệt độ tăng lên sẽ làm tăng lượng bốc hơi, dẫn đến tăng nhu cầu sử dụng nước. Lượng mưa vào mùa khô có xu hướng giảm; lượng mưa vào mùa mưa và cuối mùa mưa có xu hướng tăng lên do đó nếu chủ động tích trữ nước và xây dựng các công trình hồ chứa đa mục tiêu để cấp nước cho mùa khô sẽ giảm thiểu được hạn hán.
1.3.3. Tác động của BĐKH đến xâm nhập mặn và cấp nước
Theo kết quả tính toán của Viện Quy hoạch Thủy lợi, trong trường hợp lượng mưa giảm 5%, lượng dòng chảy giảm 14.5%, và mực nước triều tăng lên 1.0 m thì ranh giới mặn 4% cách các cửa sông khoảng 25-40 km, mặc dù đã sử dụng các hồ chứa thượng nguồn để cấp nước cho hạ du về mùa kiệt. Một số cống bị ảnh hưởng mặn vượt quá 4%0
: như: Ngô Đồng, Nguyệt Lâm, Lịch Bài, Thái Học trên sông Hồng, Thuyền Quang, Dục Dương, Sa Lung, Ngữ trên sông Trà Lý, Hệ trên sông Hóa, Đồng Câu, Mới, Rỗ trên sông Văn Úc, Hệ, Ba Đồng, Lý Xã, Cao Nội trên sông Thái Bình, Cống Thóp trên sông Ninh Cơ. Các hệ thống ven biển như hệ thống Thủy Nguyên, Đa Độ, An Kim Hải, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Bắc - Nam Thái Bình, Trung- Nam Nam Định và Nam Ninh Bình sẽ thiếu nước do bị mặn (khoảng 70%
diện tích). Đối với thành phố Hải Phòng, hầu hết các cống lớn cung cấp nước tưới và sinh hoạt cho toàn thành phố đều bị nhiễm mặn như các cống: An Sơn, Mới, Rỗ, Bằng Lai, Quảng Đạt. Vì vậy gần như 53,000ha diện tích sản xuất nông nghiệp toàn thành phố sẽ bị hạn và nước cấp cho đô thị Hải Phòng, Đồ Sơn và khu vực nông thôn sẽ rất khó khăn.
1.3.4. Tác động của BĐKH và khả năng khai thác nước dưới đất
Đến nay, trên toàn vùng có 17 nhà máy nước khai thác tập trung.. Riêng khu vực Hà Nội có 12 nhà máy nước lớn là Yên Phụ, Đồn Thuỷ, Ngọc Hà, Ngô Sỹ Liên, Lương Yên, Phương Mai, Hạ Đình, Mai Dịch, Pháp Vân, Gia Lâm - Sài Đồng, Cáo Đỉnh; với khoảng 150 giếng khoan đường kính lớn đang khai thác với tổng lưu lượng khoảng 481,000 m3/ng. Ngoài ra, nhiều nhà máy mới đang xây dựng như Nam Dư Thượng, Bắc Thăng Long - Vân Trì, Cẩm Giàng, Khả Do, Tiền Châu, với công suất 120,000 m3/ng. Cùng với sự khai thác tập trung quy mô làm cho động thái của nước dưới đất bị phá huỷ, dẫn đến sự hình thành các phễu hạ thấp mực nước trong tầng khai thác với mức độ lan rộng và hạ sâu không ngừng. Diện tích phễu từ 190km2 vào năm 1991 đến năm 1994 tăng lên 245.5km2, với tốc độ trung bình 14km2/năm. Tốc độ hạ thấp mực nước 0.25m/năm. Rốn phễu sâu nhất ở Hạ Đình và Tương Mai. Đối với hệ thống khai thác lẻ phục vụ các cơ quan và hệ
thống giếng đào, giếng khoan hộ gia đình do không chịu sự quản lý của nhà nước nên khai thác tùy tiện không theo quy hoạch nên nguồn nước và chất lượng ngày càng suy giảm. Ngoài ra việc lạm dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong nông nghiệp, nước thải không được xử lý cũng làm chất lượng nước ngầm ngày càng xấu đi.
Theo các kịch bản BĐKH, sự suy giảm lượng mưa vào cuối mùa khô, dòng chảy trên sông suối giảm nhỏ và kết hợp với mực nước biển dâng sẽ làm mặn xâm nhập sâu vào các sông. Do nước ngầm và nước mặt có sự tương tác nên nước ngầm các vùng ven sông bị xâm mặn sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm mặn. Việc khai thác nước ngầm không theo quy hoạch làm hạ thấp mực nước ngầm sẽ làm tăng diện tich nước dưới đất bị nhiễm mặn. Đối với các vùng ven biển, mức độ nhiễm mặn sẽ trầm trọng hơn nếu việc khai thác nước ngầm phục vụ nuôi trồng thủy sản không theo quy hoạch và không được quản lý tốt.
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG BẮC THÁI BÌNH