CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG BẮC THÁI BÌNH
2.3. Hiện trạng công trình tưới
2.3.2. Hiện trạng han hán và nguyên nhân
• Tình hình hạn hán hàng năm đối với cây lúa
Hạn cục bộ thường xảy ra vào các vụ chiêm xuân tại những vùng có cốt đất cao. Diện tích ảnh hưởng của hạn hàng năm vào khoảng 10.000 - 12000 ha.
Hệ thống Bắc do các năm qua cấy chủ yếu trà lúa xuân sớm, đổ ải tập trung trong tháng 1 vào thời kỳ mực nước triều cao lên diện tích khó khăn về nguồn nước ít hơn so phía Nam, giai đọan đổ ải có khoảng 10.000 – 12.000 ha khó khăn về nguồn nước. Tuy nhiên nếu những năm tới các huyện phía bắc chuyển đổi sang cấy chủ yếu trà xuân muộn, diện tích vùng khó khăn về nguồn nước tưới của hệ thống Bắc sẽ còn tăng lên.
- Vùng ven biển thuộc huyện Thái Thụy, do mặn thường xâm nhập sâu về vụ xuân, nhất là thời kỳ đổ ải nên hầu hết các cống hạ du không mở lấy nước tưới được, chủ yếu nguồn nước lấy từ các cống thuộc các huyện phía thượng lưu: Hưng Hà, Đông Hưng, Quỳnh Phụ. Do vậy về vụ xuân thường khó khăn về nguồn nước tưới, đặc biệt các năm hạn điển hình 1999, 2004 và từ năm 2005 đến 2010.
- Vùng tự chảy thường xuyên thuộc các huyện Quỳnh Phụ những năm hạn do mực nước nguồn thấp không lấy được tự chảy nên rất bị động về tưới, đã ảnh hưởng tiến độ gieo cấy lúa xuân trong thời vụ tốt nhất, làm giảm năng suất cây trồng và gây khó khăn cho việc thực hiện chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để đạt giá trị cao trên 1 đơn vị diện tích của toàn vùng.
Bảng 2. 16. Diện tích thường khó khăn về nguồn nước của hệ thống Bắc Thái Bình Năm Hưng Hà Đông Hưng Quỳnh Phụ Thái Thụy Thành phố Cộng
1985 3.884 3.304 3.793 3.661 0 14.642
1986 3.450 3.021 1.386 1.685 0 9.542
1987 2.818 5.530 2.153 3.782 271 14.554
1988 3.572 4.572 3.925 4.408 602 17.079
1989 3.580 2.100 3.500 1.800 75 11.055
1991 0 0 6.500 0 0 6.500
1993 0 0 0 768 0 768
1994 0 500 0 0 655 1.155
1999 3.500 1.800 1.400 1.430 70 8.200
2004 5.300 2.100 2.800 2.050 150 12.400
2005 -2010 5.500 2.100 2.800 2.100 200 12.700
Nhìn chung tình trạng hạn hán đối với Hệ thống Bắc Thái Bình vẫn còn xảy ra, đặc biệt với những năm hạn điển hình mực nước nguồn xuống thấp, mặn xâm nhập sâu nếu chuyển toàn bộ sang cấy trà lúa xuân muộn sẽ có tới gần 60 % diện tích khó khăn về nguồn nước nhất là trong giai đoạn đổ ải.
• Tình hình hạn hán hàng năm đối với cây trồng cạn
Đối với hệ thống Bắc Thái Bình có điều kiện về thuỷ văn thuận lợi: nguồn nước đảm bảo yêu cầu tưới cho cây trồng cạn. Tuy nhiên do hệ thống sông trục bị bồi lắng nhiều do quá trình lấy sa, nhiều năm không có vốn nạo vét nên những giai đoạn triều kém khả năng dẫn nước của sông trục rất bị hạn chế ảnh hưởng đến việc cấp nguồn nước cho các trạm bơm và các phương tiện tưới tát thủ công nên trong từng thời đoạn chưa đáp ứng được yêu cầu tưới cho cây trồng cạn.
Theo thống kê toàn hệ thống diện tích bị hạn chủ yếu đối với cây CNNN, CNDN và cây ăn trái không được tưới đầy đủ:
- Tỷ lệ bị hạn đối với cây CNNN (20-30)% trong đó không có diện tích mất trắng chỉ có diện tích hạn làm giảm năng suất.
- Tỷ lệ bị hạn đối với cây CNDN (25-30)%, trong đó không có diện tích mất trắng chỉ có diện tích hạn làm giảm năng suất.
a. Tình hình tưới nước cho cây trồng cạn Theo số liệu thống kê toàn tỉnh năm 2002: Diện tích gieo trồng cây trồng cạn
trong cả 3 vụ có tưới nước cụ thể như sau:
Tỷ lệ có nước tưới đối với nhóm cây mầu lương thực và nhóm rau, hoa, dược liệu đảm bảo 100%.
Tỷ lệ có nước tưới đối với nhóm cây công nghiệp ngắn ngày là 80%.
Tỷ lệ có nước tưới đối với nhóm cây mầu công nghiệp dài ngày và ăn trái là 70%.
Diện tích cây trồng cạn có tưới nước do các doanh nghiệp nhà nước đảm nhận chiếm 43,5%, còn do HTXDVNN và hộ nông dân đảm nhiệm chiếm 56,5%.
Về phương diện kỹ thuật tưới cho cây trồng cạn mới chủ yếu tưới rãnh và tưới ẩm bằng phương tiện thủ công, năng suất lao động thấp và chưa đảm bảo năng suất , chất lượng sản phẩm nhất là cây lấy củ.
b. Năng lực nguồn nước:
Năng lực nguồn nước mặt sử dụng tưới cho cây trồng cạn bao gồm:
- Tổng năng lực cấp nước tưới của hệ thống các trạm bơm, cống đập của toàn tỉnh đảm bảo phục vụ yêu cầu nguồn nước tưới cho: 105.000 ha.
- Tổng dung tích các hồ, ao tự nhiên toàn tỉnh có thể chứa lượng nước trữ sử dụng cho tưới cây trồng cạn là 65,61 triệu m3.
- Tổng năng lực cá sông tự nhiên có thể khai thác được 5.860 ha
Năng lực nguồn nước ngầm sử dụng tưới cho cây trồng cạn có thể khai thác ở độ sâu 6- 8 m đối với các huyện chủ yếu huyện Hưng hà, Đông hưng, Quỳnh phụ, Vũ thư, Kiến xương và một phần huyện Thái thuỵ, Tiền hải.
2.3.2.2 Nguyên nhân hạn hán
Qua thực tế điều hành nước các vụ xuân những năm qua do dòng chảy kiệt trên sông Hồng và sự xâm nhập mặn vào sâu các cửa sông lớn, đối với hệ thống Bắc Thỏi Bỡnh đó bộc lộ những tồn tại và nguyờn nhõn khỏ rừ về hệ thống cỏc cụng trỡnh thuỷ lợi đối với yêu cầu tưới nước phục vụ sản xuất như sau:
- Cống lấy nước đầu mối ven các sông lớn: s.Hồng, Trà Lý, Luộc, Hoá:
+ Trong tính toán cân bằng tưới của hệ thống thuỷ nông Bắc Thái Bình còn thiếu nguồn nước tưới cho vùng Tiến Đức, Hồng an, Minh Tân... (Hưng Hà). Trong quy hoạch vùng kẹp giữa s.Hồng, s.Hoá đã xác định xây dựng mới cống Phú Lạc lấy nước từ sông Hồng cho khu vực trên và bổ sung nguồn cho hệ thống bắc, nhưng đến nay chưa được tiến hành.
+ Các cống tưới ven các sông Hồng, Trà Lý, Luộc đã thiết kế trước đây xác định mực nước thiết kế trong điều kiện bình thường, nên trong những năm cạn kiệt lưu lượng lấy được nhỏ hơn thiết kế, gây thiều tổng lượng nguồn nước cấp cho hệ thống và mực nước các sông trục thấp hơn mức thiết kế.
+ Do dòng kiệt mặn xâm nhập rất sâu so với trường hợp tính toán quy hoạch trước đây, nhiều cống tưới không mở được nên mất cân bằng về nguồn nước lấy từ các sông Hồng, Trà Lý, Luộc, Hoá gây tình trạng khó khăn nguồn nước cho hệ thống.
+ Các cống lấy nước chủ lực của hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình đều được xây dựng trên 20 năm, nhiều cống đã trên 50, 60 năm mặc dù được tu bổ thường xuyên nhưng nhìn chung vẫn trong tình trạng xuống cấp, một số cống bị hư hỏng phải hoành triệt và làm lại. Năng lực khai thác các cống tưới thường chưa đạt mức thiết kế.
- Trạm bơm:
+ Hầu hết các trạm bơm tưới của tỉnh đều đã cải tạo từ trục ngang sang trục đứng (hiện còn khoảng 200 trạm bơm nhỏ của các HTX chưa cải tạo) và được thiết kế ở mực nước trung bình những năm bình thường. Khi mực nước xuống thấp như trong những năm qua hàng loạt trạm bơm bị trơ giỏ, hoặc hoạt động với số máy ít hơn, số giờ bơm được nhỏ hơn so thiết kế, nên bơm đổ ải phải kéo dài ảnh hưởng tiến độ sản xuất.
+ Một số vùng bãi có trạm bơm nhưng do mực nước xuống quá thấp TB không hoạt động được, năng suất cây trồng có suy giảm do thiếu nước tưới.
- Sông trục:
Ngoài hệ thống sông trục chính Tiên Hưng - Sa Lung (HT bắc), đang được đầu tư nạo vét còn lại hệ thống sông trục cấp I, II, III cấp nước cho hệ thống trạm
bơm và tưới tự chảy hầu hết qua nhiều năm khai thác lấy sa bị bồi lắng nông, hẹp, bị vi phạm lấn chiếm có xu hướng ngày càng phổ biến và mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng dòng chảy, gây tình trạng dẫn không đủ nguồn cho trạm bơm, nhiều vùng tự chảy thường xuyên cũng không lấy được nước phải bổ sung công trình.
- Kênh mương:
Tỷ lệ kênh tưới của các trạm bơm trên địa bàn tỉnh được kiên cố ở mức rất thấp: KCKM loại II: 29 km/198 km (đạt 15%); KCKM loại III cấp 1: 555 km/2406 km (đạt 23%); còn kênh cấp 2,3 hầu như chưa được KC. Do vậy việc tưới cho các vùng cao và vùng đất pha cát còn gặp nhiều khó khăn. Tình trạng bơm đổ ải làm ảnh hưởng tới các cây màu vụ đông thường xảy ra, gây thiệt hại cho sản xuất.
- Hệ thống bờ vùng, bờ thửa:
Nhìn chung đã hình thành hệ thống bờ vùng, bờ thửa nhưng mức độ khép kín còn hạn chế, ảnh hưởng khả năng giữ nước và tiêu tốn tiền điện, dầu bơm tát. Khâu này hiện chưa được người nông dân quan tâm, việc quản lý của cơ sở cũng lơ là.