4.1.1. Bổ sung, nâng cấp các công trình thủy lợi
Trong điều kiện biến đổi khí hậu xác định. Hệ thống cống lấy nước chính của khu vực Bắc Thái Bình đa số được xây dựng thời Pháp thuộc, đến nay công trình xuống cấp, hư hỏng giảm khả năng khai thác nhất là trong điều kiện nguồn nước khó khăn như những năm qua, một số cống lấy nước đầu mối cần bổ sung xây mới như: cống Phú Lạc, Nhâm Lang... Các cống hiện có đều phải cải tạo nâng cấp, mở rộng tăng năng lực cấp nước trong trường hợp mực nước xuống thấp, mặn xâm nhập sâu.
Hệ thống sông trục chính của hệ thống thuỷ nông bắc cần được đầu tư nạo vét, hệ thống sông trục cấp I, II, III bị bồi lắng nông, hẹp, bị vi phạm lấn chiếm cản trở dòng chảy khả năng dẫn nước hạn chế nhất là khi mực nước xuống thấp cần được nạo vét sông trụ đảm bảo chủ động dẫn nước cho khu vực, như đầu tư nạo vét sông Tiên Hưng, Sa Lung là sông trục tưới tiêu chính của hệ thống. Nạo vét 19 sông tưới cấp I của sông Tiên Hưng: Sông Yên Lộng, sông Ba Trại, sông Đồng Cống, sông Hoàng Nguyên, sông C. Bắc, sông 127
- Hệ thống trạm bơm của tỉnh hầu hết được cải tạo từ trục ngang sang trục đứng (hiện cũng khoảng 200 trạm bơm chưa cải tạo) và được thiết kế bơm ở mực nước trung bình những năm bình thường. Khi mực nước hạ thấp thì các trạm bơm không còn khả năng đáp ứng đủ nước cho khu vực, nên cần cải tạo, nâng cấp các trạm bơm để thích ứng với Biến Đổi Khí Hậu
- Bổ sung hoàn chỉnh hệ thống đập nội đồng, khép kín vùng giữ nước vùng cao, ngăn nước dồn vào vùng trũng.
- Xây mới cống Phú Lạc cấp nguồn nước trực tiếp cho vùng Hồng An, Tiên Đức, Minh Tân (Huyện Hưng Hà) và bổ sung nguồn nước vào hệ thống sông Sa Lung – Tiên Hưng
- Làm lại mới các cống dưới đê sông Luộc: cống Đại Nẫm, cống Thái Phúc, cống Tịnh Xuyên, cống Đồng Bàn, cống Bến Hộ, cống Si, cống Đông Linh, cống Lý Xá và cống thôn Đông.
- Cải tạo nâng cấp Cống Việt Yên, cống Nhâm Lang, cống Bến Hiệp, cống Thuyền Quang
4.1.2. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương
Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng. Theo đánh giá ở các hệ thống đã được kiên cố hoá, năng lực khai thỏc được nõng cao rừ rệt. Trước tiờn là tớnh đồng bộ, thụng suốt của hệ thống thủy lợi được đảm bảo, lượng nước thất thoát giảm từ 20-25%. Bảo đảm đủ độ cao mực nước trên các cấp kênh, tăng diện tích được tưới tự chảy, rút ngắn thời gian tưới nước nên công tác quản lý nước trên hệ thống chủ động hơn; chi phí sửa chữa, tu sửa thường xuyên giảm trên 60% so với kênh đất trước đây. Cũng nhờ kiên cố hoá nguồn nước trong kênh sạch sẽ hơn góp phần đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn, các kênh đi ven trục đường giao thông sau khi kiên cố được mở rộng và vững chắc hơn. Trong điều kiện BĐKH nguồn nước bị suy thoái, nhu cầu nước còn tiếp tục tăng thì giải pháp kiên cố hoá hệ thống kênh mương, hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng là giải pháp công trình mang lại hiệu quả thiết thực.
4.1.3. Xây dựng hệ thống quan trắc hiện đại
Để điều hành và kiểm soát việc phân phối nước trên các hệ thống thuỷ lợi một cách khoa học, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sử dụng nước nhất thiết phải có hệ thống quan trắc. Các công trình thủy lợi hiện nay công tác quan trắc còn nhiều hạn chế do trang thiết bị cần thiết. Trước tình hình biến đổi khí hậu, nguồn nước suy thoái phải từng bước hiện đại hoá trang thiết bị quản lý phục vụ cho công tác quản lý công trình thuỷ lợi theo tiêu chuẩn ngành 14TCN 131-2002. Mỗi công trình xây dựng mới và sửa chữa nâng cấp phải được đầu tư đúng mức cho công tác quản lý gồm trang thiết bị, phương tiện quản lý. Chỉ khi có đầy đủ trang thiết bị đo đạc, quan trắc mới có thể thực hiện tốt được phương thức quản lý nhu cầu.
4.2. Giải pháp phi công trình.
Bên cạnh những giải pháp phi công trình, việc phát triển tài nguyên nước và quản lý hiệu quả nguồn nước là rất cần thiết và hữu ích.
Một trong những biện pháp quan trọng nhất nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu nước là cảnh báo sớm: Thành lập hệ thống giám sát nguồn nước, cung cấp những thông tin cần thiết trong việc dự báo sớm tình trạng thiếu nước để có thể chủ động trước mọi tình huống.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, chuyển một phần diện tích vùng khó khăn nguồn nước từ trồng lúa sang trồng các cây màu ở vùng cao thuộc huyện Hưng Hà, Quỳnh Phụ. Thay đổi cơ cấu mùa vụ, chuyển trà xuân sớm sang xuân muộn, cấy tập trung trong tháng 2. Chuyển phần lớn diện tích lúa chiêm xuân từ phương thức cấy sang gieo xạ.
Sử dụng những công nghệ hiện đại để tiết kiệm nước như: công nghệ tưới phun mưa, công nghệ tưới nhỏ giọt…nhằm đảm bảo tưới tiêu hợp lý.
Hiện đại hóa thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành hệ thống thủy nông, chủ động, điều hành phòng chống hạn và xâm nhập mặn
Lập quy trình vận hành cống trạm bơm, củng cố lại cơ cấu tổ chức quản lý vận hành nâng cao hiệu quả cấp nước.
Tăng cường phân cấp quản lý công trình thuỷ nông cho cơ sở theo lộ trình của chiến lược (PIM) tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi nâng cao hiệu quả chủ động phòng chống hạn và xâm nhập mặn tại cơ sở.
Quy hoạch nông nghiệp đối với từng vùng, từng địa phương. Từ đó có những phương án nâng cao hiệu quả sử dụng nước và phát triển kinh tế xã hội.
Xây dựng hệ thống bảo vệ cây trồng, thoát nước hiệu quả, hạn chế sử dụng hóa chất, giảm quá trình chăm sóc và làm đất một cách phù hợp nhằm tiết kiệm nước.
Bên cạnh đó, một giải pháp là thực hiện ứng dụng khoa học vào quản lý tài nguyên nước, thúc đẩy công nghệ, tăng cường giáo dục và đào tạo, truyền thông, thông tin và nâng cao dân trí cho người dân xác định được những tác động vào các lĩnh vực gây ra sự thiếu hụt nguồn nước nghiêm trọng để tăng cường phát triển bền vững.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Đánh giá nhu cầu về nguồn nước của tất cả các ngành trong đời sống, xã hội đặc biệt là ngành nông nghiệp là nhu cầu bức thiết cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước trên tất cả các vùng của Việt Nam cũng như trên thế giới.
Trong phạm vi của đề tài, tập trung đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ thống tưới Bắc Thái Bình. Cụ thể là tính toán nhu cầu nước, cân bằng nước và đánh giá tác động của BĐKH (theo kịch bản phát thải trung bình B2) đến nhu cầu nước và khả năng cấp nước của 1 hệ thống điển hình
Kết quả đánh giá cho thấy nhiệt độ tăng, lượng mưa tăng, giảm phân bố không đồng đều trong năm đã làm tăng nhu cầu về nguồn nước của cây trồng. Trong khi đó, biến đổi khí hậu cũng làm cho mực nước sông hạ thấp – làm giảm khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi của hệ thống. Càng về những giai đoạn giữa và gần cuối của thế kỷ 21, nhu cầu nước của cây trồng và toàn bộ hệ thống càng tăng lên.
Cụ thể:
Đến năm 2020, tổng nhu cầu nước của cây trồng của hệ thống dự kiến sẽ tăng khoảng 2,9 % so với thời kỳ nền, để đáp ứng nhu cầu nước của hệ thống tưới trạm bơm cao Nội, số máy bơm hoạt động vào thời kỳ thiếu nước nhất của năm tăng 4 máy so với thời kỳ nền và 4 máy so với số máy của trạm bơm
Năm 2050, mức tăng sẽ là 8,8 % để đáp ứng nhu cầu nước số máy bơm hoạt động vào thời kỳ thiếu nước nhất vào mùa kiệt của năm tăng 6,7 máy so với thời kỳ nền và 6,7 máy so với số máy của trạm bơm. Đây là một vấn đề cần được quan tâm bởi vì thời kỳ này là mùa kiệt lượng mưa nhỏ và mực nước sông hạ thấ, nguồn nước đến khan hiếm. Theo tính toán thì lượng nước thiếu cũng chủ yếu tập trung vào những tháng này.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi trong hệ thống tưới Băc Thái Bình, trong đó ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nó không chỉ làm giảm nguồn nước đến mà còn làm tăng nhu cầu sử dụng nước của cây trồng. Dẫn đến nguồn nước bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Cần phải sớm áp dụng những giải pháp đã đề xuất để giảm lượng nước thiếu đáp ứng sự phát triển dân sinh, kinh tế trong vùng.
II. KIẾN NGHỊ
Vấn đề đặt ra sau khi nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu cho thấy nhu cầu nước của cây trồng ngày càng tăng theo các năm ứng với kịch bản tương ứng.Thực tế cho thấy ở Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới nhu cầu nước cuả các loại cây trồng ngành nông nghiệp, vì thế cần tiếp tục có những nghiên cứu tới các hệ thống khác trên toàn lãnh thổ Việt Nam để có những kết quả xác thực hơn nữa làm cơ sở khoa học cho việc quản lý vận hành hệ thống thủy lợi hoạt động hiệu quả , nâng cao năng suất cây trồng.
Ngoài ra, các cơ quan khí tượng, các trung tâm nghiên cứu cần đâu tư cơ sở vật chất, các cán bộ chuyên môn cao để nâng cao tính sát thực của các dự báo về biến đổi khí hậu với thực tế hơn nữa.
Để việc đánh giá cụ thể hơn về sự thiếu hụt nước cho các lĩnh vực dùng nước khác nhau cần phải có nghiên cứu sâu hơn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực khác và tính toán cân bằng nước trên phạm vi hệ thống và lưu vực một cách đầy đủ.
Ngành nông nghiệp càng cần phải được lãnh đạo các cơ quan ban ngành đặc biệt quan tâm, chỉ đạo, đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm tiết kiệm nguồn nước, đầu tư xây dựng các công trình để bổ sung nguồn nước, tích trữ nước để cấp nước cho những tháng mùa kiệt góp phần giảm nhẹ tình trạng thiếu hụt nguồn nước của hệ thống. Điều này có ý nghĩa hết sức to lớn cho sản xuất nông nghiệp đạt năng suất cao và phát triển kinh tế xã hội bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Bộ Tài nguyên và Môi Trường. Hà Nội tháng 6 năm 2012.
2. Giáo trình Quy hoạch và thiết kế hệ thống Thủy Lợi. Trường Đại học Thủy Lợi.
3. Nghiên cứu điển hình Quy hoạch hệ thống Thủy Lợi. Trường Đại học Thủy Lợi.
4. Giáo trinh thủy văn công trình. Trường Đại học Thủy Lợi 5. Giáo trình trạm bơm. Trường đại học Thủy lợi
6. Dự án “ Quy hoạch tổng thể thủy lợi Đồng bằng Bắc bộ trong điều kiện biến đổi khí hậu nước biển dâng” 2012. Viện quy hoạch thủy lợi.
7. Allen RG, Pereira L.S., Raes D., Smith M., 1998, Crop evapotranspiration.
Guidelines for computing crop water requirements. In: FAO irrigation and drainage paper, no 56. FAO, Roma, Italy.
8. Ha H. N., 1979, Requirement of lowland rice in the North delta and diagnostic equations. PhD thesis, Ha Noi, Viet Nam
9. IPCC, 1994, Radiative Forcing of Climate Change and an Evaluation of the IPCC IS92 Emission Scenarios. Special Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, edited by: Houghton, J. T., Meira Filho, L. G., Bruce Hoesung Lee, J., Callander, B. A., Haites, E., Harris, N., and Maskell, K., Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.
10. IPCC, Climate Change 2001, Synthesis Report. A Contribution of Working Group I, II, and III to the Third Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change, edited by: Watson, R. T. and the Core Writing Team , Cambridge University Press, Cambridge, United Kingdom and New York, NY, USA.