CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG BẮC THÁI BÌNH
2.2. Hiện trạng kinh tế, xã hội và định hướng phát triển kinh tế
Năm 2009 tổng diện tích tự nhiên của hệ thống thủy nông Bắc Thái Bình là 89.270 ha được phân chia từng loại như bảng 1.11.
Bảng 2. 11. Hiện trạng sử dụng đất Bắc Thái Bình năm 2009
TT Hạng mục Tổng Đông Hưng
Quỳnh
Phụ Hưng Hà Thái Thuỵ
20% TP Thái Bình Tổng diện tích tự nhiên 89,270.58 19,576.95 20,961.97 20,873.85 26,503.64 1,354.17 1 Đất nông nghiệp 57,998.79 13,474.57 14,122.61 13,561.94 16,160.96 678.71 1.1 Đất trồng cây hàng năm 54,570.71 12,863.07 13,181.55 12,661.63 15,210.89 653.57 1.1.1 Đất trồng lúa 51,627.06 12,625.19 12,480.94 11,507.46 14,405.48 607.99 1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 1.1.3 Đất trồng cây hàng năm
khác 2,943.64 237.88 700.60 1,154.18 805.40 45.58 1.2 Đất trồng cây lâu năm 3,326.69 597.54 938.16 873.81 892.36 24.82 1.3 Đất nông nghiệp khác 101.40 13.96 2.90 26.50 57.72 0.32
2 Đất lâm nghiệp 420.02 0.00 0.00 0.00 420.02 0.00
2.1 Đất rừng sản xuất 2.44 0.00 0.00 0.00 2.44 0.00
2.2 Đất rừng phòng hộ 417.58 0.00 0.00 0.00 417.58 0.00
2.3 Đất rừng đặc dụng 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
3 Đất nuôi trồng thủy sản 6,425.01 1,089.68 998.40 1,426.21 2,735.52 175.20
4 Đất làm muối 64.08 0.00 0.00 0.00 64.08 0.00
5 Đất phi nông nghiệp 21,467.74 4,579.77 5,030.01 4,829.51 6,438.72 589.73 5.1 Đất ở 6,987.34 1,688.58 1,471.82 1,701.48 1,960.72 164.74 5.1.1 Đất ở tại nông thôn 6,625.02 1,673.13 1,397.46 1,551.25 1,909.49 93.69 5.1.2 Đất ở tại đô thị 362.33 15.46 74.36 150.23 51.23 71.05
5.2 Đất chuyên dùng 11,960.85 2,499.11 3,048.06 2,323.70 3,745.06 344.92 5.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công
trình sự nghiệp 180.42 38.95 45.27 47.03 43.00 6.17 5.2.2 Đất quốc phòng, an ninh 26.18 7.95 5.48 1.74 7.27 3.74 5.2.3 Đất sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp 540.80 125.90 53.99 109.78 155.78 95.35 5.2.4 Đất có mục đích công
cộng 11,213.44 2,326.31 2,943.33 2,165.15 3,539.00 239.65 5.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 243.78 59.14 53.53 61.30 65.78 4.03 5.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 894.36 175.13 175.66 226.73 302.41 14.43 5.5 Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng 1,361.39 154.77 276.54 511.80 360.96 57.32 5.6 Đất phi nông nghiệp khác 20.03 3.04 4.40 4.50 3.79 4.30
6 Đất chưa sử dụng 382.94 63.92 67.97 156.17 84.35 10.53 6.1 Đất bằng chưa sử dụng 382.94 63.92 67.97 156.17 84.35 10.53 6.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 6.3 Núi đá không có rừng cây 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 7 Đất có mặt nước ven biển 2,512.00 0.00 0.00 0.00 2,512.00 0.00 7.1 Đất mặt nước ven biển
nuôi trồng thuỷ sản 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 7.2 Đất mặt nước ven biển có
rừng 1,021.99 0.00 0.00 0.00 1,021.99 0.00 7.3 Đất mặt nước ven biển
có mục đích khác 1,409.01 0.00 0.00 0.00 1,409.01 1,354.17
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình 2009) - Đất nông nghiệp có 57.998,79 ha chiếm 64,97%.
- Đất lâm nghiệp: có 420,02 ha chiếm 0,47%.
- Đất nuôi trồng thủy sản: có 6.425,01 ha chiếm 7,20%.
- Đất làm muối: có 64,08 ha chiếm 0,07%.
- Đất phi nông nghiệp có 21.467,74 ha chiếm 24,05%.
- Đất chưa sử dụng có 382,94 ha chiếm 0,43%.
- Đất ven biển có 2.512 ha chiếm 2,81%.
2.2.2. Hiện trạng và quy hoạch phát triển nông nghiệp
Nghành nông nghiệp hơn 10 năm qua trong vùng nghiên cứu đã có bước phát triển khá vững chắc, trên lĩnh vực trồng trọt liên tiếp có sự chuyển biến mới về năng suất, là một trong những vùng có năng suất lúa bình quân cao nhất trong cả nước, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp ngày một tăng, từng bước tạo nờn sự đồng đều giữa cỏc khu vực và hỡnh thành ngày càng rừ nột cỏc vựng chuyên canh, chuyển biến tích cực trong việc đưa nông nghiệp sang sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng ngành nghề.
Mặc dù sản xuất nông nghiệp đang phát triển mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, mở rộng ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp nhưng tỷ trọng thu nhập từ trồng trọt vẫn rất lớn chiếm 81,7% sản phẩm nông nghiệp. Tỷ trọng chăn nuôi còn thấp, chiếm 16,5%; thu nhập từ dịch vụ nông nghiệp chỉ chiếm 1,8%.
2.2.2.1. Sử dụng đất nông nghiệp.
Theo số liệu thống kê đến năm 2009 diện tích đất nông nghiệp toàn khu vực là 57.998,79 ha chiếm 64,97%. diện tích đất tự nhiên. Đất sử dụng cho nông nghiệp bao gồm các loại sau:
- Đất trồng cây hàng năm có 54.570,71 ha chiếm 94,09 % diện tích đất nông nghiệp.
- Đất trồng cây lâu năm có 3.326,69 ha chiếm 5,74 % diện tích đất nông nghiệp.
- Đất nông nghiệp khác 101,40 ha chiếm 0,17% diện tích đất nông nghiệp.
2.2.2.2. Trồng trọt
Cây lương thực chủ yếu là lúa nhưng diện tích lúa có xu hướng giảm, năm 2005 diện tích trồng lúa của vùng là 52.849 ha, năm 2006 là 52.669 ha, năm 2007 là
51.769 ha đến năm 2009 là 51.627 ha. Năng suất lúa trong vùng luôn ở mức cao, ổn định và tăng lên năm 2005 là 60,49 Tạ/ha đến năm 2008 là 65.34 Tạ/ha.
- Thời vụ cây trồng: Hiện nay phần lớn diện tích trồng lúa xuân muộn chiếm khoảng 80-85% diện tích, vụ mùa 90% là nhóm giống ngắn ngày, chủ yếu là giống lúa lai và lúa thuần Trung Quốc.
Thời vụ gieo cấy:
- Vụ xuân: Trong khu vực thường gieo cấy vào cuối tháng 1 đến đầu tháng 2 hàng năm. Thời kỳ bơm nước đổ ải thường bắt đầu từ đầu tháng 1 cho các trà xuân sớm và từ trung tuần tháng 1 cho các trà xuân muộn.
- Vụ mùa: Gieo cấy trong tháng 6 và thu hoạch vào cuối tháng 9.
2.2.2.3 Chăn nuôi
Chăn nuôi là phần quan trọng trong ngành nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm phân bố rộng khắp trên toàn tỉnh với quy mô sản xuất hộ gia đình là chủ yếu.
Miền Bắc Thái Bình trong những năm gần đây cũng phát triển chăn nuôi rất mạnh, tỷ trọng tăng dần từ 19,2% năm 1990 lên 25,2% năm 2005 trong tổng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp. Mô hình chăn nuôi chủ yếu là hộ gia đình, nhưng bước đầu hình thành các trang trại, gia trại chăn nuôi tập trung, trong đó có các điểm chăn nuôi lớn được quy hoạch tổng thể như Đông Kinh huyện Đông Hưng những mô hình này đã và đang được triển khai thực hiện. Điều đó làm giảm tác động đến môi trường, nâng cao năng suất và đáp ứng được yêu cầu sản xuất hàng hóa.
2.2.2.4 Quy hoạch phát triển nông nghiệp
Theo định hướng phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình đến năm 2020: Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, phù hợp với hệ sinh thái, phát triển bền vững, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, bảo quản và chế biến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao; đặc biệt, chú ý lựa chọn và sản xuất bộ giống mới phù hợp cho năng suất, chất lượng cao. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong từng vùng.
Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015 đạt mức bình quân 3,7%/năm và giai đoạn năm 2016 - 2020 đạt mức 2,6%/năm.
2.2.3. Hiện trạng và quy hoạch phát triển thủy sản 2.2.3.1 Hiện trạng nghành thủy sản
Từ năm 1998 đến nay vị trí của ngành thuỷ sản kinh tế trong lưu vực đóng một vai trò quan trọng và được coi là nhành kinh tế mũi nhọn, giá trị sản suất của ngành thuỷ sản năm 1998 là 272 tỷ đồng, năm 2003 là 352,018 tỷ đồng.Trong năm 2005 sản lượng khai thác toàn hệ thống là 22,2 nghìn tấn đến năm 2007 là 25,3 nghìn tấn và đến năm 2008 là 27,4 nghìn tấn.
Các lĩnh vực khai thác thuỷ sản chủ yếu:
• Nuôi trồng thuỷ hải sản:
- Thuỷ sản nước ngọt: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản năm 1998 là 3.843 ha, năm 2000 là 4.030ha, năm 2006 là 3.734 ha. Huyện có diện tích nuôi nhiều nhất là Hưng Hà và Thái Thụy. Đối tượng nuôi rất đa dạng đã thể hiện được tính khoa học trong việc chọn đối tượng nuôi với phổ thức ăn khác nhau, nhằm tận dụng hết nguồn dinh dưỡng trong chuỗi thức ăn của thuỷ vực, đồng thời giảm bớt mật độ quá dày bằng cách phân đều theo các tầng mặt nước khác nhau trong ao nuôi.
- Thuỷ sản mặn lợ: Diện tích nuôi thuỷ sản mặn lợ nằm ở huyện Thái Thuỵ.
Nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ có xu hướng chuyển đổi từ diện tích làm muối, trồng lúa ven biển với năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản.Năm 2005 đã chuyển đổi đã chuyển đổi được trên 500 ha làm muối, trồng lúa sang nuôi trồng thủy sản trong đó có những vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở Thụy Hải, Thái Đô huyện Thái Thụy.
2.2.3.2 Quy hoạch phát triển thủy sản
Theo định hướng phát triển kinh tế tỉnh Thái Bình đến năm 2020: Phấn đấu giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng 9,4%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và tăng 6,7%/năm giai đoạn 2016 - 2020.
Tiếp tục mở rộng diện tích nuôi thủy sản ở bãi triều, đẩy mạnh nuôi thâm canh thủy, hải sản ở vùng nước lợ; mở rộng quy mô và đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất giống thủy sản; đẩy mạnh cải tạo ao hồ, ruộng chuyển đổi thành các vùng tập trung để phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh và bán thâm canh, có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng cao.
Đẩy mạnh khai thác hải sản trên biển, tăng cường khai thác đánh bắt xa bờ, hạn chế khai thác gần bờ.
2.2.4. Hiện trạng và quy hoạch phát triển công nghiệp và tiểu công nghiệp 2.2.4.1 Hiện trạng phát triển công nghiệp và tiểu công nghiệp
Những ngành công nghiệp chủ yếu của khu vực là công nghiệp chế biến nông sản - thực phẩm, công nghiệp dệt da may mặc, công nghiệp sành sứ thuỷ tinh và sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa phục vụ nông nghiệp, các ngành nghề thủ công truyền thống có thêu ren, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa, dệt vải, trạm bạc...
Hiện trong khu vực có 39 làng nghề, xã nghề. Trong đó Đông Hưng 8, Vũ Thư 11, Quỳnh Phụ 10, Thái Thuỵ 7, Hưng Hà 14, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp thu hút nhiều lao động. Miền Bắc Thái Bình nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như dệt lụa Thái Phương, đồ gỗ mỹ nghệ An Thái, bánh cáy làng Nguyễn ...
mang lại những hiệu quả kinh tế cao, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, đặc biệt là lúc nông nhàn.
2.2.4.2 Quy hoạch phát triển công nghiệp và tiểu công nghiệp
Theo định hướng phát triển kinh tế Thái Bình đến năm 2020: Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có thị trường ổn định trong nước, ngoài nước, hiệu quả cao, các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, sử dụng nhiều lao động.
Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư chiều sâu nhằm trang bị công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ.
Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 20%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 17%/năm.
2.2.5. Hiện trạng và quy hoạch phát triển đô thị
Trong khu vực có thành phố Thái Bình và các thị trấn huyện: Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Thái Thuỵ, Diêm Điền.
Theo định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 xây dựng kết cấu hạ tầng và đẩy nhanh đô thị hóa là lĩnh vực quyết định, là nhiệm vụ xuyên suốt thời kỳ quy hoạch. Đến trước năm 2020 đưa thị trấn Diêm Điền huyện Thái Thụy và thị trấn Đông Hưng huyện Đông Hưng trở thành thị xã thuộc tỉnh.
2.2.6. Hiện trạng và quy hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng 2.2.6.1 Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông:
• Đường bộ:
Là vùng có mật độ lưới đường giao thông lớn với các trục đường chính:
- Quốc lộ số 10 chạy giữa hệ thống từ Bắc xuống Nam dài khoảng 41 km là trục giao thông chính nối liền Thái Bình với Hải Phòng, Nam Định.
- Quốc lộ 39 nối liền cảng Diêm Điền vào mạng quốc lộ số 10 ở Gia Lễ.
- Tỉnh lộ 217 xuất phát từ ngã ba Đọ qua thị trấn Quỳnh Côi nối với quốc lộ 5 - Tỉnh lộ 39B từ Thành phố Thái Bình sang Thành phố Hải Phòng.
- Ngoài ra còn các mạng lưới đường liên huyện, liên xã khá dày đặc nối liền các khu dân cư với mạng lưới quốc lộ, tỉnh lộ.
• Đường thuỷ:
Hệ thống có mạng lưới sông ngòi dầy đặc thuân lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ, mật độ lưới đường sông 0,33 km/km2. Các sông chạy qua lưu vực gồm:
sông Hồng dài 10 km, sông Luộc dài 71 km, sông Hoá dài 36 km, sông Trà Lý dài 65 km ngoài ra còn có 14 sông cấp 1 nhỏ có chiều dài 250 km. Trong hệ thống có cảng biển Diêm Điền cho phép tầu có trọng tải dưới 600 tấn ra vào, cảng thành phố trên sông Trà lý với loại tầu thuyền dưới 100tấn có thể ra vào được, ngoài ra còn một số bến hàng hoá nhỏ như bến Hiệp trên sông Luộc...
2.2.6.2 Du lịch - dịch vụ
Tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch, dịch vụ tăng tương đối nhanh chiếm 28,86% trong tổng thể nền kinh tế. Là một vùng ven biển có khu du lịch thương mại Diêm Điền – Cồn, ngoài ra còn có thể thăm quan các làng nghề mang tính truyền thống của địa phương như Đông Kinh – Đông Hưng...
2.2.6.3 Hệ thống Y tế
Trong vùng 100% số xã có trạm xá và có mạng lưới y tế đến thôn, xóm. Các huyện trong hệ thống có từ 1 đến 2 bệnh viện khu vực. Tuyến trên bệnh viện đa khoa của tỉnh Thái bình nằm tại thành phố Thái Bình.
2.2.6.4 Về giáo dục
100% số xã trong vùng có các trường tiểu học và phổ thông cơ sở, tất cả các cháu đều được đến trường phổ cập giáo dục. Mỗi huyện có từ 1 đến 3 trường phổ thông trung học và có một số trường trung cấp, hướng nghiệp.
2.2.6.5 Quy hoạch phát triển các cơ sở hạ tầng a) Lĩnh vực giao thông
Cải tạo và nâng cấp hệ thống đường giao thông để gia tăng sự giao thương giữa Thái Bình với Hà Nội và các tỉnh trong Vùng đồng bằng Bắc Bộ. Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 39, xây dựng mở rộng cảng biển, cảng sông; nâng cấp một số tuyến đường quan trọng và xây dựng các cầu nối với tỉnh ngoài, xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước, cấp điện; xây dựng hạ tầng các khu du lịch, khu công nghiệp.
b) Mạng lưới điện
Sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho khu vực tăng trên 11%/năm giai đoạn 2011 - 2020. Xây dựng, cải tạo đồng bộ đường dây tải điện 220 KV, 110 KV, trung thế, hạ thế và hệ thống các trạm biến áp.
c) Mạng lưới bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin
Xây dựng kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông hiện đại và rộng khắp, đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ mới và ứng dụng công nghệ thông tin, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 có 38 máy điện thoại/100 dân.
d) Cấp, thoát nước, vệ sinh và bảo vệ môi trường
- Đối với khu vực đô thị: xây dựng, mở rộng mạng lưới cấp nước cho thành phố Thái Bình, các thị trấn, các khu công nghiệp. Hướng đến 100% số hộ được sử dụng nước máy, đến năm 2020 đạt 180 đến 200 lít nước/người/ngày.
- Đối với nông thôn, phát triển hệ thống cấp nước theo nhiều quy mô phù hợp với phân bố dân cư và địa hình từng vùng. Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân cư sống ở nông thôn được sử dụng nước sạch.
- Cùng với quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đô thị, cần phải quan tâm đến bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, thực hiện vệ sinh đô thị.
e) Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
f) Dân số, lao động việc làm
Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Xây dựng trung tâm đào tạo nghề quy mô vùng để đào tạo nghề cho Tỉnh và các địa phương lân cận.
Cơ cấu lao động phải được thay đổi mạnh theo hướng giảm mạnh lao động sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh lao động công nghiệp - xây dựng, lao động dịch vụ. Dự kiến đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn khoảng 33% của tổng số lao động.
g) Giáo dục - đào tạo
Tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo cân đối, đồng bộ và chất lượng cao để bảo đảm quyền và nghĩa vụ học tập của nhân dân, thực hiện công bằng trong giáo dục.
h) Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Quan tâm chăm lo sức khỏe cho các đối tượng chính sách xã hội; mọi người đều được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cao. Tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho mạng lưới y tế từ tuyến tỉnh đến xã phường.
Phấn đấu đạt tỷ lệ: 8 bác sĩ, 0,5 dược sĩ đại học và 18 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2012.
i) Văn hóa - thông tin, thể dục thể thao
- Tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa thông tin.. Phấn đấu đến năm 2012: 80% gia đình; 55% thôn, làng; 80% cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hóa, đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng sẽ là 90%, 65% và 90%.
- Tuyên truyền vận động và tổ chức để phát triển phong trào toàn dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao, đẩy mạnh xã hội hóa về thể dục, thể thao.
2.2.7. Những mâu thuẫn và xu hướng dịch chuyển cơ cấu SDĐ trong sự nghiệp CNH và nền kinh tế thị trường.
- Trước đây phần lớn các hệ thống thủy lợi đã xây dựng mới chỉ hướng vào mục tiêu chính là phục vụ phát triển nông nghiệp, phần lớn diện tích của hệ thống
được canh tác hai vụ lúa, vì vậy vấn đề tiêu chỉ xác định đơn thuần là nông nghiệp, chưa chú trọng đến yêu cầu cấp thoát nước cho các nhu cầu khác đặc biệt là tiêu nước cho các khu vực công nghiệp và đô thị. Hiện nay tất cả các hệ thống thủy lợi đều có sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất rất mạnh. Tỷ lệ diện tích chuyển đổi thành đất đô thị, khu công nghiệp và nuôi trồng thủy sản ngày một tăng. Mặt khác hồ ao và khu trũng có khả năng trữ và điều tiết nước mưa ngày một thu hẹp, do mặt đất các khu đô thị và công nghiệp phần lớn đều được bê tông hóa làm hạn chế khả năng tổn thất nước do ngấm và làm tăng lượng dòng chảy mặt. Vì vậy những xu hướng chuyển dịch cơ cấu đất này đòi hỏi chế độ tiêu rất khẩn trương, làm tăng hệ số tiêu và tổng lượng tiêu.
- Chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thay đổi cơ cấu sử dụng đất, chuyển đổi một bộ phận đất trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản, trồng các loại cây khác có giá trị hàng hoá cao hơn... đang đặt ra hàng loạt vấn đề thay đổi về yêu cầu tiêu thoát nước cho các mùa vụ lúa, màu, cây công nghiệp, phục vụ yêu cầu nuôi trồng thuỷ sản....
- Sự phát triển mạnh của nền sản xuất nông nghiệp nước ta trong những năm qua đã làm thay đổi quan trọng về chế độ tiêu và hệ số tiêu. Trước đây phần lớn diện tích đất nông nghiệp được trồng các loại lúa cao cây có thời gian sinh trưởng dài, khả năng chịu ngập lớn. Vì thế các công trình thủy lợi thiết kế trước đâychỉ với hệ số tiêu từ 1,60 l/s.ha đến 3,00 l/s.ha là đã thỏa mãn nhu cầu tiêu. Hiện nay nền sản xuất nông nghiệp của nước ta đã có những bước tiến vượt bậc làm thay đổi cơ bản về cơ cấu mùa vụ và cây trồng. Các giống lúa thấp cây, thời gian sinh trưởng ngắn, cho năng suất cao nhưng khả năng chịu ngập kém được gieo cấy trên phần lớn diện tích trồng lúa nước. Các loại cây có giá trị cao về kinh tế được đưa vào sản xuất ngày một nhiều đang thay thế dần những loại cây nông nghiệp truyền thống ít có giá trị kinh tế. Những cây trồng cạn thuộc loại này đều có yêu cầu về chế độ cấp nước và tiêu thoát nước rất cao. Vì vậy các công trình tiêu nước cho nông nghiệp hiện nay hầu hết được thiết kế với hệ số tiêu trên 6,0 l/s.ha, nhiều trường hợp trên 7,0 l/s.ha hoặc cao hơn.