Hiện trạng sử dụng nước trên lưu vực sông Hương

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông hương trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 55 - 58)

CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TỔNG HỢP VÀ HIỆU QUẢ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC

4.1. Hiện trạng sử dụng nước trên lưu vực sông Hương

Cấp nước cho sinh hoạt là một trong những cơ sở hạ tầng rất quan trọng, đáp ứng nhu cầu cần thiết của đời sống hàng ngày, quyết định việc đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường sống cho người dân và góp phần tích cực phát triển và hiện đại hoá đô thị. Tuy nhiên, tình hình cấp nước các đô thị vẫn còn yếu kém, các hệ thống cấp nước xây dựng không đồng bộ, công nghệ còn lạc hậu, phạm vi cấp nước còn hạn chế, tiêu chuẩn cấp nước và chất lượng nước còn thấp, tỷ lệ dân số các đô thị được cấp nước chưa cao.

Từ năm 2006, nguồn nước sinh hoạt đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu do nhà máy nước Vạn Niên, Quảng Tế và Tứ Hạ cung cấp. Nguồn nước này chiếm 50% tổng lượng nước cấp hàng năm của các nhà máy. Công suất của nhà máy Quảng Tế và Vạn Niên là 55.000 m3/ngày đêm. Nhà máy nước Tứ Hạ công suất 4.000 m3/ngày đêm (2002). Tính trung bình người dân thành phố mới được cung cấp 95 lít/người/ngày đêm, đây là 1 tiêu chuẩn thấp đối với một thành phố du lịch.

Tỷ lệ số dân dùng nước không ngừng được nâng cao và có bước phát triển nhảy vọt, từ 45% (1990) lên 75% năm 2006. Đến năm 2006 tỷ lệ dân thành phố được cấp nước máy đạt 95%. Tỷ lệ thất thoát nước luôn giảm mạnh và liên tục qua các năm (giảm từ 45% năm 1990 xuống còn 26% năm 1999 và 19,5% năm 2005 xuống còn dưới 17% năm 2006).

Ngoài ra, năm 2010 đã hoàn thành dự án nâng cấp mở rộng nhà máy nước Quảng Tế II từ 27.500 m3/ngày đêm lên 82.500 m3/ngày đêm nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng nước của dân thành phố Huế và vùng phụ cận.

4.1.2. Hiện trạng sử dụng nước trong công nghiệp

Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm khai thác và chế biến khoáng sản; sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và phân phối điện; chế

Nguyễn Văn Muôn Trang 52 Lớp CH19Q

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước biến nông sản, thủy sản, thực phẩm và đồ uống; chế biến gỗ; chế tạo máy và sản xuất kim loại; dệt may và giày da; hóa chất và dược phẩm; công nghiệp công nghệ thông tin và công nghệ cao, sản xuất và phân phối nước, đây là các ngành mà nhu cầu sử dụng nước cao.

Hiện nay, các nhà máy nước kể trên chỉ cung cấp được 50% tổng lượng nước của các nhà máy. Nhìn chung, hiện trạng cấp nước cho công nghiệp thành phố của Thừa Thiên Huế chưa ổn định, tỷ lệ cấp còn ít, không đủ cho nhu cầu sản xuất. Khu công nghiệp Chân Mây nhu cầu tương lai 1,45 m3/s khoảng 100.000 m3/ngày đêm, nhưng hiện tại mới có nhà máy nước Boghe cấp 6.000 m3/ngày đêm so với nhu cầu còn thiếu rất nhiều. Các điểm công nghiệp khác như Phú Bài, Thuận An, Tứ Hạ, Phong Điền đang sử dụng nguồn nước kém ổn định.

4.1.3. Hiện trạng sử dụng nước trong nông nghiệp

Nông nghiệp vẫn là ngành sử dụng nhiều nước nhất, trong đó chủ yếu là nước tưới cho cây trồng, nuôi trồng thủy sản, còn chăn nuôi sử dụng nước ít hơn.

Tùy thuộc vào loại cây trồng, vật nuôi mà nhu cầu sử dụng nước cũng khác nhau.

Hiện trạng tưới: Nguồn nước sử dụng cho tưới nhờ vào nguồn nước các sông suối trong nội địa tỉnh như sông Hương, sông Nông, sông Truồi, sông Bù Lu, sông A Sáp. Toàn tỉnh hiện có 100 hồ chứa các loại, được xây dựng ở vùng trung du và vùng cát nội đồng. Trong đó, các hồ chứa có dung tích hữu ích lớn bao gồm: Hồ Truồi (52,2.106 m3), hồ Tả Trạch (509,8.106 m3), hồ Bình Điền (423,7.106 m3), hồ Hương Điền (440,31.106 m3).

Hiện trạng tiêu úng: Vùng cần tiêu thoát tập trung chủ yếu ở đồng bằng hạ du sông Hương. Trong các thời kỳ cần tiêu: tiểu mãn, hè thu và đầu vụ đông xuân thì yêu cầu tiêu đầu vụ đông xuân để tạo nền là căng thẳng hơn cả. Nếu không tiêu úng sẽ gây ảnh hưởng đến vụ lúa hè thu.

4.1.4. Hiện trạng sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản

Diện tích nước mặt phục vụ cho nuôi trồng thủy sản trên lưu vực sông Hương chủ yếu khoanh nuôi dưới dạng ao, hồ... nước ngọt. Trong đó hình thức nuôi cá nước ngọt phát triển mạnh với đa dạng các loài: cá dìa, cá hồng, cá tràu, cá rô

Nguyễn Văn Muôn Trang 53 Lớp CH19Q

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước phi, cá trê, cá chim... Nuôi cá nước ngọt tiếp tục phát triển mạnh, nhất là các vùng có mặt nước ngọt, ruộng trũng như Hương Thủy, Phong Điền, A Lưới, Phú Lộc...

Một số địa phương đã đưa vào nuôi mô hình cá-lúa, cá-sen, 1 vụ lúa 1 vụ cá. Ngoài ra, nhiều địa phương còn phát triển hình thức nuôi cá lồng như các xã: Phú Dương, Phú Thanh (huyện Phú Vang), Phong Mỹ, Phong Chương (huyện Phong Điền), Quảng Thái, Quảng Thọ (huyện Quảng Điền) Hương Phong (huyện Hương Trà)...

Nhìn chung, diện tích mặt nước tự nhiên đáp ứng tốt cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản của người dân, nhưng hiện nay do chất lượng nguồn nước không đảm bảo nên gây khó khăn cho việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nước ngọt.

4.1.5. Hiện trạng sử dụng nước cho du lịch

Hệ thống các sông trên lưu vực sông Hương tạo ra cảnh quan thiên nhiên đẹp cho phát triển du lịch, trong đó nổi bậc nhất là sông Hương, không chỉ sử dụng cảnh quan thiên nhiên cho du lịch mà với hệ thống 123 khách sạn - nhà hàng, 33 nhà nghỉ với hơn 4.896 phòng và hơn 1 triệu khách lưu trú một năm. Nếu dựa vào lượng nước tiêu thụ trung bình 95 lít/người/ngày thì nhu cầu sử dụng nước của ngành này là rất lớn. Nước phục vụ cho du lịch được lấy bằng 20% nhu cầu nước sinh hoạt đối với đô thị Huế và 15% đối với đô thị khác.

4.1.6. Hiện trạng sử dụng nước cho giao thông thủy

Giao thông thủy ở tỉnh Thừa Thiên Huế khá phát triển, tuy nhiên vận tải sông còn ở dạng tự nhiên, khả năng khai thác còn hạn chế. Các tuyến sông chính chỉ có thể khai thác loại phương tiện ≤10 tấn (vào mùa mưa). Còn mùa khô phương tiện đi lại rất khó khăn, chủ yếu là ghe, thuyền nhỏ. Vận tải trên sông chính chủ yếu là phục vụ khách du lịch và một số mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ nội tỉnh bao gồm các loại vật liệu xây dựng như: cát, đá, sỏi, hàng bách hóa tiêu dùng, hàng lâm thủy sản và các loại hàng khác như than, phân bón, xi măng...

4.1.7. Hiện trạng sử dụng nước cho thủy điện

Với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, xã hội và sự gia tăng dân số thì nhu cầu điện cho sản xuất và sinh hoạt ngày càng tăng mạnh. Hiện nay, trên lưu vực sông Hương có các thủy điện lớn như: thủy điện A Roàng được xây dựng trên suối

Nguyễn Văn Muôn Trang 54 Lớp CH19Q

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước A Roàng thuộc lưu vực sông Bồ; thủy điện Hương Điền nằm trên sông Bồ cách thành phố Huế 16 km về phía Tây Bắc, thuộc địa phận xã Hương Vân, huyện

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông hương trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)