Địa chất, thổ nhưỡng

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông hương trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 29 - 30)

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

2.1.3.Địa chất, thổ nhưỡng

2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

2.1.3.Địa chất, thổ nhưỡng

Địa chất:

Cấu trúc địa chất của lưu vực sông Hương nằm trọn trong đới Huế thuộc đới uốn nếp Trường Sơn, được đặc trưng bởi sự phù hợp giữa bình đồ sơn văn với các cấu trúc địa chất - kiến tạo. Đường phân thủy của dãy Trường Sơn, thung lũng A Lưới, các bề mặt thềm cát, đụn cát, đầm phá và đường bờ biển đều kéo dài theo phương Tây Bắc - Đơng Nam.

Từ Tây qua Đơng, địa hình có tính chất phân bậc rõ ràng, các bậc thấp dần về phía biển, tương ứng với tính chất trẻ dần của các thành tạo địa chất. Đường sống núi của dãy Trường Sơn với các đỉnh cao trên 1.000 m như Động Voi Mẹp (1.739 m), Động Ngại (1.774 m), Núi A Tin (1.298 m). Sườn Đông của dãy Trường Sơn với các bậc địa hình từ 400 - 600 m và 800 - 1.000 m được cấu tạo chủ yếu bởi các đá trầm tích hệ tầng Long Đại. Hệ thống thung lũng sông Hương và sông Bồ phát triển theo các đới dập vỡ này đã phân cắt mạnh địa hình sườn Đơng của dãy Trường Sơn. Nằm thấp hơn là bậc địa hình cao 100 - 400 m phân bố ở giáp dải đồng bằng Huế được cấu tạo bởi đá trầm tích của hệ tầng Tân Lâm với thành phần là các đá cuội kết, cát kết và bột kết màu đỏ có thế nằm đơn nghiêng về Bắc - Đơng Bắc. Chính cấu trúc này góp phần tạo nên địa hình hứng nước, tạo thuận lợi cho việc khai thác một trữ lượng nước dồi dào để phục vụ cho các ngành kinh tế. Nhưng đồng thời cũng là một khó khăn và trở ngại vào mùa mưa lũ khi lượng nước dồn nhanh từ thượng lưu về đồng bằng.

Thổ nhưỡng:

Cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng trên lưu vực sông Hương rất đa dạng, phức tạp với nhiều loại đất, trên nhiều dạng địa hình trong đó địa hình đồi núi dốc ưu thế. Đất

Nguyễn Văn Muôn Trang 26 Lớp CH19Q

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

dốc và tầng mỏng chiếm diện tích lớn. Cấu trúc đó làm gia tăng khả năng trượt lở và rửa trôi lớn, gây ngập úng ở vùng hạ lưu khi mưa tập trung và kéo dài. Ở vùng cửa sông lại bị chắn bởi các cồn đụn cát tạo thành cấu trúc kín trũng ở đồng bằng nhỏ hẹp hạ lưu.

- Vùng núi: Vùng núi ở lưu vực sông Hương chiếm phần lớn huyện A Lưới,

Phong Điền và một phần huyện Hương Trà, Nam Đông, Phú Lộc. Vùng núi có các loại đất với diện tích tự nhiên 176.167 ha chiếm 48,6% diện tích tự nhiên lưu vực. Tổ hợp đất ở vùng núi có khả năng trữ ẩm khá, song có tới trên 92% diện tích có độ dốc trên 150 và 64,1% diện tích có độ dốc trên 250. Do vậy tiềm năng xói mịn, sạt lở, trượt lở do nước chảy tràn ở khu vực này là rất lớn.

- Vùng gò đồi: Vùng gò đồi nằm chủ yếu ở các huyện Hương Trà, Hương

Thủy, Phong Điền, Nam Đơng, Phú Lộc. Diện tích vùng gị đồi là 93.194 ha chiếm 25,7% diện tích tự nhiên lưu vực. Một đặc điểm đáng chú ý ở vùng này là đất có tầng mỏng chiếm diện tích lớn.

- Vùng đồng bằng và đầm phá ven biển: Vùng đồng bằng và đầm phá ven

biển chiếm 25,7% diện tích tự nhiên và có vị trí hết sức quan trọng. Đất phù sa chủ yếu là của sông Hương, sông Bồ và phần nhỏ của các phụ lưu, chi lưu trong hệ thống lưu vực. Đất cát biển, đất mặn, đất phèn phân bố dọc ven biển và các đầm phá. Đất phù sa không được bồi kéo dài từ sát chân núi tới vùng duyên hải với đất cát và đất mặn phèn. Giữa chúng có những dải đất trũng và ven đầm phá hình thành đất phù sa glây.

Như vậy, khả năng điều tiết nước của lớp vỏ thổ nhưỡng trên lưu vực sông Hương từ mức trung bình đến kém, nhất là khi lớp phủ thực vật bị tàn phá làm cho tốc độ nước dồn về đồng bằng nhanh và lớn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông hương trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 29 - 30)