CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TỔNG HỢP VÀ HIỆU QUẢ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC
4.4. Đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước
4.4.2. Giải pháp công trình
4.4.2.1. Hệ thống đê
Việc xây dựng hệ thống đê điều nhằm hạn chế tác hại do lũ, xâm nhập mặn gây ra đối với hoạt động của các ngành kinh tế và dân sinh trên lưu vực. Hiện nay, Thừa Thừa Thiên Huế có 168 km đê với cao độ đỉnh từ +1,1 tới +3,0 m, được thiết kế với tần suất 10% và đã có phương án để tránh lũ chính vụ là toàn bộ diện tích canh tác khu trũng phải được thu hoạch trước 5/9 hàng năm. Trong thời gian tới cần nâng cấp hệ thống đê biển cao thêm 50 cm vào năm 2020 và 100 cm vào năm 2100, chiều rộng của đê được mở rộng từ 3 m lên 5 m nhằm ứng phó với mực NBD do BĐKH và chống được bão cấp 9 và thủy triều ứng với tần suất 5%. Bên cạnh đó cần phải gia cố 3 mặt hoặc bố trí tràn thích hợp để có thể kết hợp giao thông trên mặt đê, đồng thời nên trồng những rừng cây trước đê có chiều rộng tối thiểu 500 m để chắn sóng khu vực trước đê. Trên hai mái đê phải được trồng cỏ hoặc bảo vệ mái đê bằng vật liệu cứng phù hợp, đảm bảo chống xói lở cho đê...
4.4.2.2. Hồ chứa, kênh dẫn
Nâng cấp các đập dâng, hồ chứa và trạm bơm hiện có để đảm bảo cho công tác tưới, tiêu. Xây dựng mới các hồ chứa nhỏ ở vùng gò đồi kết hợp với cấp nước phục vụ cho công tác phòng chống cháy rừng, một số trạm bơm ở vùng đồng bằng
Nguyễn Văn Muôn Trang 85 Lớp CH19Q
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước ven biển để phục vụ cho công tác tưới, tiêu.
Cần quy hoạch lại hệ thống thủy lợi hồ Truồi sau khi đã có các hồ chứa lớn trên hệ thống sông Hương. Cần xây dựng các kênh, mương để chuyển nước hồ Truồi cấp cho cảng Chân Mây, thị trấn Lăng Cô và các khu đô thị ven quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam, bờ biển Nam đầm Thủy Tú. Chuyển nước từ hồ Tả Trạch về tưới cho khu vực hưởng lợi cũ của hồ Truồi.
Cần xây dựng hệ thống kênh dẫn nước ngọt từ sông Hương cấp cho các đô thị thuộc hai bờ đầm, phá và ven bờ biển để đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt ở các vùng này. Cần xây dựng hệ thống thu trữ nước mưa bằng công nghệ xi măng trộn với đất để làm bể trữ nước. Đây là công nghệ có tính khả thi cao vì giá thành rẻ, kỹ thuật đơn giản, khả năng sử dụng vật liệu địa phương dễ dàng và đã được thử nghiệm hiệu quả ở Ninh Thuận, Bình Thuận và Hòa Bình từ năm 2005 đến 2008.
4.4.2.3. Chỉnh trị sông
- Nắn thẳng khúc sông cong: Đối với khúc uốn trên sông Bồ tại khu vực thôn La Vân Thượng và thôn Dương Sơn, xã Quảng Thọ, kiến nghị cần có nghiên cứu chi tiết nhằm xem xét, khắc phục đoạn khúc uốn này khiến đoạn sông trở nên thẳng sẽ góp phần giải phóng năng lượng dòng chảy và tiêu thoát lũ, đồng thời sẽ giải quyết hiện tượng xói lở bờ sông.
- Xác định hành lang ổn định trên sông Hương và sông Bồ. Đối với đoạn sông Hương chảy qua thành phố, hành lang ổn định không nhỏ quá 40 m; đối với các đoạn sông khác, hành lang ổn định không nhỏ hơn 30 m. Trên hành lang ổn định này nghiêm cấm xây dựng nhà cửa và các công trình khác.
- Tạo các cống và khẩu độ khơi thông dòng chảy: Do tồn tại 2 tuyến đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1A chạy song song với bờ biển, chắn ngang dòng chảy ngay tại vị trí chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, tạo ra độ chênh lệch mực nước rất lớn giữa thượng lưu và hạ lưu công trình do không đủ cống, cống không đủ kích thước gây ngập úng cho vùng hạ du. Vì vậy, cần mở rộng hệ thống cống nhằm đảm bảo khả năng thoát nước trong mùa mưa lũ.
Nguyễn Văn Muôn Trang 86 Lớp CH19Q
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với đề tài “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông Hương trong điều kiện biến đổi khí hậu”, luận văn đã đạt được một số kết quả và rút ra một số kết luận như sau:
(1) Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về tài nguyên nước trên thế giới và ở Việt Nam, vấn đề biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
(2) Tổng hợp và phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu trên lưu vực sông Hương, từ đó phân chia các khu vực tính toán cân bằng nước cũng như thống kê, đánh giá và xác định nhu cầu sử dụng nước cho các ngành dùng nước trên từng khu vực.
(3) Tổng quan các mô hình tính toán cân bằng nước và lựa chọn mô hình MIKE BASIN để tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông Hương.
(4) Áp dụng thành công mô hình MIKE BASIN để tính toán cân bằng nước hệ thống lưu vực sông Hương đối với điều kiện hiện trạng và quy hoạch đến năm 2020 với các kịch bản biến đổi khí hậu.
(5) Phân tích các kết quả tính toán cân bằng nước hiện trạng và quy hoạch.
Từ các kết quả tính toán cho thấy: lượng mưa - dòng chảy mặt trong mỗi khu sử dụng nước cơ bản đáp ứng được nhu cầu dùng nước. Theo các kết quả tính toán, vùng thượng lưu sông Hương là vùng có lượng dòng chảy đến lớn nên trong vùng không xảy ra hiện tượng thiếu nước cho các kịch bản. Vùng thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu nước ở các tháng mùa kiệt, theo các kịch bản là Nam sông Hương.
(6) Đề xuất được các giải pháp công trình và phi công trình nhằm sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông Hương đến năm 2020 trong điều kiện biến đổi khí hậu.
Kiến nghị:
- Cần sớm xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa, kết hợp với đập Thảo Long có xét đến việc chuyển nước sông Hương sang cấp nước cho khu vực hồ Truồi và đưa nước hồ Truồi cấp cho khu vực Chân Mây - Lăng Cô.
Nguyễn Văn Muôn Trang 87 Lớp CH19Q
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước - Cần có sự kiểm tra, đánh giá chất lượng nước các nguồn nước để cấp nước cho sinh hoạt, nhất là khu vực ven đầm phá.
- Đầu tư kinh phí cho công tác trồng rừng và bảo vệ rừng nhằm đẩy mạnh tốc độ che phủ của rừng để chống xói mòn, rửa trôi và điều hòa nguồn nước.
- Cần xây dựng trạm khí tượng, thủy văn đủ dày để có những nghiên cứu, đánh giá một cách đồng bộ và chính xác hơn.
- Luận văn mới chỉ dừng lại ở việc tính toán cân bằng nước trên lưu vực theo kịch bản quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2020. Do đó cần có nghiên cứu tính toán cân bằng nước chi tiết hơn để đề ra các giải pháp cụ thể có xét thêm đến quy trình vận hành liên hồ chứa và đảm bảo dòng chảy môi trường sinh thái cho lưu vực...
------
Nguyễn Văn Muôn Trang 88 Lớp CH19Q
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước
TÀI LIỆU THAM KHẢO