CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội
2.2.1. Dân số
Thừa Thiên Huế tổ chức thành 8 đơn vị hành chính cấp huyện và một thành phố trực thuộc tỉnh với 152 xã phường. Trong đó, tổng số xã là 106, số phường là 39 và thị trấn là 7. Tính đến năm 2011 toàn tỉnh có khoảng 1,1 triệu người (bảng 2.5) với mật độ dân số trung bình là 219 người/km2.
Bảng 2.5: Dân số các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2011
Đơn vị: người
TT Huyện/TP Tổng số Phân theo giới tính
Nam Nữ
1 TP. Huế 342.550 167.060 175.490
2 H. Phong Điền 89.866 43.017 46.849
3 H. Quảng Điền 83.844 41.703 42.141
4 TX. Hương Trà 112.518 56.342 56.176
5 H. Phú Vang 176.062 88.709 87.353
6 TX. Hương Thuỷ 98.520 49.497 49.023
7 H. Phú Lộc 133.588 66.797 66.791
8 H. A Lưới 43.650 22.151 21.499
9 H. Nam Đông 22.538 10.696 11.842
Tổng số 1.103.136 545.972 557.164
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011 2.2.2. Cơ cấu kinh tế
Thừa Thiên Huế có vị trí địa lý rất thuận lợi để phát triển một nền kinh tế đa dạng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp - dịch vụ - công nghiệp. Trong đó tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Xu hướng dịch chuyển này thể hiện rừ nột trong giai đoạn 2002 - 2011. Năm 2011, giỏ trị sản xuất của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản là 6.601,2 tỷ đồng chiếm 12,9% tổng giá trị sản xuất; ngành công nghiệp và xây dựng là 26.116,9 tỷ đồng chiếm 51,1% và ngành dịch vụ là 19.398,1 tỷ đồng chiếm 36,0%.
2.2.3. Hiện trạng các ngành kinh tế
2.2.3.1. Nông nghiệp
Trồng trọt: Trong thời gian qua, diện tích cây lương thực dao động trong khoảng 90 nghìn ha. Trong đó diện tích cây lúa chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 52
Nguyễn Văn Muôn Trang 31 Lớp CH19Q
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước nghìn ha; diện tích cây khoai lang dao động trong khoảng 5 nghìn ha; diện tích cây sắn khoảng 7 nghìn ha.
Cây công nghiệp hàng năm chiếm vị trí chủ đạo là lạc, các loại cây còn lại như mía, thuốc lá, vừng chiếm tỷ lệ nhỏ. Cây công nghiệp lâu năm bao gồm chè, cà phê, cao su, dừa, hồ tiêu, và cây điều (bảng 2.6). Biến động diện tích cây lương thực có hạt phân theo huyện (bảng 2.7).
Bảng 2.6: Diễn biến diện tích gieo trồng các loại cây trồng qua các năm Đơn vị: ha
Loại cây Năm
2007 2008 2009 2010 2011
Cây hàng năm 78.218 76.995 78.789 79.079 79.281 - Cây lương thực 52.162 52.405 54.636 55.350 55.110 - Cây công nghiệp hàng năm 5.579 4.797 4.672 4.523 4.303 - Cây hàng năm khác 20.477 19.793 19.481 19.206 19.868 Cây lâu năm 13.292 13.979 14.013 13.840 14.055 - Cây công nghiệp 9.094 9.798 9.706 10.031 10.163
- Cây ăn quả 3.884 3.863 3.985 3.488 3.549
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011 Bảng 2.7: Biến động diện tích cây lương thực có hạt phân theo huyện
Đơn vị: ha
TT Huyện/TP Năm
2007 2008 2009 2010 2011
1 TP. Huế 1.986 2.008 1.939 1.933 1.943
2 H. Phong Điền 8.974 9.081 9.455 9.929 9.929
3 H. Quảng Điền 7.274 7.301 7.756 7.969 7.989
4 TX. Hương Trà 6.180 6.238 6.394 6.354 6.367 5 H. Phú Vang 10.262 10.548 11.608 11.679 11.441 6 TX. Hương Thuỷ 6.427 6.431 6.513 6.504 6.502
7 H. Phú Lộc 6.847 6.701 6.824 6.860 6.863
8 H. A Lưới 3.258 3.143 3.206 3.190 3.147
9 H. Nam Đông 954 954 941 932 932
Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011
Chăn nuôi: Chăn nuôi chủ yếu phát triển ở quy mô hộ gia đình, chăn nuôi
Nguyễn Văn Muôn Trang 32 Lớp CH19Q
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước với quy mô công nghiệp còn rất nhỏ. Giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chiếm khoảng 30% giá trị sản xuất nông nghiệp. Đây là ngành có tiềm năng phát triển lớn.
Tuy nhiên, để phát triển cần chuyển đổi chăn nuôi qui mô hộ gia đình sang chăn nuôi theo mô hình trang trại, nuôi công nghiệp...
Bảng 2.8: Diễn biến đàn gia súc, gia cầm qua các năm
Đơn vị: con
Phân Loại Năm
2007 2008 2009 2010 2011
Đàn gia súc 292.799 280.165 296.929 298.219 281.258
- Trâu 37.975 30.860 28.425 27.401 25.637
- Bò 28.018 26.908 25.913 23.856 22.585
- Lợn 226.806 222.397 242.591 246.962 232.935
Đàn gia cầm 1.631.500 1.646.700 1.835.100 2.050.200 2.117.060 - Gà 1.047.300 1.053.900 1.165.800 1.370.720 1.401.020 - Vịt, ngan, ngỗng 548.200 592.800 669.300 679.480 716.040 Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011 Thuỷ sản: Trong những năm gần đây ngoài việc tăng cường năng lực cho đánh bắt xa bờ việc nuôi trồng thuỷ sản trên cát, ven đầm phá đang phát triển rất mạnh. Diện tích nuôi trồng nước mặn, lợ chiếm khoảng 70% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản. Giá trị nuôi trồng chiếm khoảng 44% và giá trị khai thác chiếm khoảng 53% tổng giá trị sản xuất thủy sản. Ngành thuỷ sản chiếm tới 44,43% tổng thu nhập của các huyện ven biển và đầm phá trong đó nuôi trồng chiếm 19,69%, đánh bắt 24,74%. Diễn biến diện tích nuôi trồng thuỷ sản của tỉnh như bảng 2.9.
Bảng 2.9: Diễn biến diện tích nuôi trồng thuỷ sản qua các năm Đơn vị: ha
Hạng mục Năm
2007 2008 2009 2010 2011
Tổng số 5.381,3 5.473,4 5.717,5 5.754,4 5.785,5
Diện tích nước mặn, lợ 3.783,2 3.771,6 3.883,2 3.844,6 3.875,4
Nuôi cá 7,5 36,0 60,5 47,0 285,0
Nuôi tôm 3.053,1 2.733,0 2.360,0 3.669,3 3.443,2
Nuôi hỗn hợp 720,0 1.000,0 1.460,1 125,1 144,0
Diện tích nước ngọt 1.598,1 1.701,8 1.834,3 1.909,8 1.910,1 Nguồn: Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2011
Nguyễn Văn Muôn Trang 33 Lớp CH19Q
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước 2.2.3.2. Lâm nghiệp
Theo số liệu thống kê năm 2011, tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên là 503.320 ha trong đó có 315.374,29 ha đất có rừng và 24.530,68 ha đất đồi núi chưa sử dụng và 5.811,60 ha đất bằng chưa sử dụng. Trong diện tích đất có rừng thì 135.046,21 ha là rừng sản xuất và 101.261,05 ha là rừng phòng hộ và 79.067,03 ha là rừng đặc dụng. Đất lâm nghiệp và rừng chủ yếu tập trung ở A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc và các dải cát ven biển.
Trong sản xuất lâm nghiệp, khai thác gỗ đã được hạn chế đồng thời tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và trồng mới. Do đó, rừng ở Thừa Thiên Huế đang từng bước được phục hồi và phát triển, diện tích đất có rừng tăng 62.000 ha trong giai đoạn 2004 - 2008.
2.2.3.3. Công nghiệp
Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của các thành phần kinh tế trên địa bàn giai đoạn 2007 - 2011 tăng từ 6.004.906 triệu đồng lên 18.497.330 triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế của ngành công nghiệp khai khoáng giai đoạn 2007 - 2011 tăng 412.639 triệu đồng lên 628.510 triều đồng;
ngành công nghiệp chế biến tăng từ 5.494.118 triệu đồng (2007) lên 17.441.621 triệu đồng (2011); ngành công nghiệp sản xuất phân phối điện, khí đốt, nước tăng từ 98.149 triệu đồng (2007) lên 429.193 triệu đồng (2011).
Công nghiệp là ngành chủ đạo tiến tới công nghiệp hoá hiện đại hoá nhưng trên địa bàn Thừa Thiên Huế công nghiệp chưa phải là ngành kinh tế chính, do vậy cần có hướng phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến.
2.2.3.4. Cơ sở hạ tầng
Du lịch thương mại: Du lịch được coi là ngành mũi nhọn dựa vào thế mạnh các Lăng tẩm, cung điện và thành cổ Huế với các khu du lịch sinh thái. Để phục vụ cho ngành du lịch, các nhà hàng, khách sạn phát triển mạnh. Ngành thương mại phát triển hệ thống cung cấp bán lẻ phục vụ khách du lịch, hệ thống bưu điện, viễn thông. Ngành du lịch thu hút khách quốc tế tăng hàng năm lên 29,8%, khách nội địa 12,8%, ngành du lịch đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh 7,7% trên năm.
Nguyễn Văn Muôn Trang 34 Lớp CH19Q
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước Thương mại đã tạo được nhiều nguồn hàng phong phú góp phần bình ổn giá cả, xu thế phát triển du lịch ngày càng đa dạng nhiều thành phần.
Vận tải, bưu điện: Ngành vận tải có một hệ thống cơ sở hạ tầng tương đối tốt. Hệ thống đường quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi dọc địa bàn của tỉnh, với lợi thế đường hầm Hải Vân và hệ thống đường nội địa giúp cho việc giao lưu kinh tế của các vùng trong tỉnh. Đường hàng không, sân bay Phú Bài đi Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo thuận lợi cho khách du lịch đến Huế dễ dàng. Cảng Chân Mây đã đi vào hoạt động và đang hoàn thiện. Hệ thống giao thông của tỉnh đa dạng:
đường bộ, hàng không, cảng biển và đường sắt tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển và hội nhập.
Ngành bưu điện đã có những bước phát triển đáng kể. Số thuê bao điện thoại cố định tăng từ 142.099 thuê bao năm 2007 lên 255.200 thuê bao vào năm 2011.
Y tế, giáo dục: Theo số liệu thống kê năm 2011, toàn tỉnh có 22 bệnh viện, 13 khu vực khám đa khoa, 100% các xã phường có trạm y tế. Hiện nay, toàn tỉnh có 1.548 bác sỹ, bình quân 13 bác sỹ trên 10.000 dân, có 597 y sỹ, 1.499 y tá.
Giáo dục, đào tạo được quan tâm ở mọi cấp từ mầm non, đến đại học. Hiện nay 100% các xã phường trong tỉnh có trường tiểu học, trên địa bàn tỉnh có 5 trường trung cấp chuyên nghiệp, 5 trường cao đẳng và 8 trường đại học. Tỉnh đã đạt chuẩn hoá quốc gia về xoá mù chữ. Đây là những điều kiện thuận lợi về nguồn nhân lực trong việc phát triển KT - XH của tỉnh.