CHƯƠNG 4. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG TỔNG HỢP VÀ HIỆU QUẢ NGUỒN NƯỚC LƯU VỰC
4.4. Đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước
4.4.1. Giải pháp phi công trình
4.4.1.1. Xác định mục tiêu mới về sử dụng nước có hiệu quả
Theo Tầm nhìn Nước thế kỷ 21 của thế giới, sử dụng nước theo phương thức mới là tăng hiệu suất của nước: mỗi giọt nước phải tạo được nhiều sản phẩm hơn, đòi hỏi ít nhu cầu đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, ít cạnh tranh về nước hơn, an ninh về thức ăn lớn hơn và tiết kiệm nước, dành nhiều nước hơn cho các hộ gia đình, các cơ sở công nghiệp và các hệ sinh thái. Phấn đấu sao cho đến năm 2025 một nửa lượng nước tăng thêm cho nông nghiệp là từ các nỗ lực cải tiến quản lý nước, tái tuần hoàn nước và phát huy mọi tiềm năng trong tiết kiệm nước.
Tăng hiệu suất của nước bằng việc đưa các giống ngắn ngày, cải tiến phương thức quản lý tưới, tiết kiệm triệt để nước và được đặc biệt quan tâm bằng cách tưới hạn chế, tưới bổ trợ và tưới chính xác, không tưới tràn lan để tránh lầy hóa cho đất.
Thực hiện chính sách phân phối lại nước, dồn nước cho các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hoặc ưu tiên chuyển nước cho sử dụng trong công nghiệp và cấp nước đô thị.
Đường lối chiến lược quản lý mới, minh bạch và có trách nhiệm, tăng quyền lực cho các cộng đồng sẽ tạo điều kiện cho việc sản xuất lương thực và thực phẩm nhiều hơn, với việc dùng nước có hiệu quả cao hơn, sản lượng mùa vụ cao hơn. Đi đôi với các việc đó cần có sự đầu tư khôn khéo hơn, sử dụng các công nghệ sạch hơn và giảm nước dùng, sử dụng lại nước thải... sẽ giúp cho các ngành công nghiệp giảm giá thành, giảm chi phí.
4.4.1.2. Biện pháp quản lý và tăng cường lớp phủ thực vật
Lưu vực sông Hương và vùng phụ cận có khu bảo tồn loài sinh cảnh Phong Điền, vườn Quốc gia Bạch Mã, khu bảo vệ cảnh quan Bắc Hải Vân, khu bảo tồn biển Hải Vân - Sơn Chà phân bố trên vùng núi cao, dốc, đầu nguồn. Nếu các khu rừng này được tổ chức bảo vệ, quản lý tốt và trồng bổ sung các loài cây bản địa có giá trị cao thì tổng diện tích rừng toàn lưu vực sẽ tăng cao và đáp ứng được yêu cầu về điều tiết nguồn nước cho lưu vực. Cùng với hệ thống hồ, sông, suối, các vùng đất
Nguyễn Văn Muôn Trang 82 Lớp CH19Q
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước sản xuất nông nghiệp ở vùng núi nên chuyển sang canh tác theo các mô hình nông - lâm - chăn nuôi để có độ che phủ ổn định... thì vấn đề điều tiết nước của khu vực được đảm bảo khá tốt.
4.4.1.3. Phát triển bền vững đầm phá Tam Giang - Cầu Hai
Trước hết nên coi đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là một bộ phận cấu thành hữu cơ của lưu vực sông Hương nói chung và thành phố Huế nói riêng. Với diện tích mặt nước khoảng 216 km2, dung tích chứa khoảng 300 triệu m3 có tác dụng điều tiết lũ, giữ thế cân bằng về cấu trúc hình thái của đầm phá, thể hiện sự ổn định của vực nước, của cồn cát và của cửa đầm phá. Vì vậy, cần có giải pháp ổn định cửa Thuận An, tăng khả năng thoát lũ và kết hợp với hồ chứa thượng nguồn để bảo đảm chống lũ 5% ổn định an toàn dân cư, phát triển giao thông thủy, duy trì và ổn định môi trường sinh thái và độ mặn đầm phá.
4.4.1.4. Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái trong lưu vực sông
Để bảo tồn các hệ sinh thái cần phải giảm thiểu ô nhiễm đi đôi với các biện pháp bổ sung nguồn nước ngầm, bảo vệ sự trong sạch của các lưu vực hứng nước.
Ở các khu vực “nạp lại” nước ngầm phải cấm sử dụng phân bón hoá học, thuốc sát trùng và các hoá chất khác. Lý tưởng nhất là các vùng tổ chức “nạp lại” nước ngầm tuyệt đối không sử dụng cho các mục đích khác.
Quản lý tài nguyên nước đến năm 2020 sẽ dựa trên cơ sở sự phân biệt các dịch vụ và sản phẩm mà lưu vực sông cung cấp. Lưu vực sông đòi hỏi được bảo vệ và duy trì được sự kiểm soát xâm thực và xói mòn, bảo tồn chất nước và đa dạng sinh học cùng với các nhiệm vụ khác. Các hệ sinh thái tự nhiên như khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, vườn quốc gia Bạch Mã… là “hành lang xanh” cần được bảo vệ và mở rộng diện tích nhằm bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước cho lưu vực sông Hương.
4.4.1.5. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế
Các vùng đất cát nhiễm mặn phát triển trồng dừa tập trung cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Vùng đất cát khô cằn có thể phát triển trồng điều thành các vùng tập trung. Cây ăn quả phát triển trong các vườn gia đình gồm các chủng
Nguyễn Văn Muôn Trang 83 Lớp CH19Q
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước loại chủ yếu là: xoài, sầu riêng, dưa hấu, mãng cầu...
Phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản, đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn theo phương án quy hoạch thủy sản có tính đến việc sử dụng hợp lý TNN. Chuyển đổi ruộng nhiễm mặn ven đầm phá và các vùng nuôi tôm công nghiệp sang nuôi tôm sinh thái.
Thúc đẩy công tác chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ theo quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 là hoàn toàn hợp lý.
4.4.1.6. Các giải pháp về chính sách
Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên nước thông qua Luật Tài nguyên nước, Luật Môi trường. Cần có các biện pháp chế tài và giám sát đối với các cơ sở xả thải trực tiếp gây nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Xây dựng quy chế bảo đảm luồng lạch trong quá trình khai thác cát sỏi trên sông và các công trình xây dựng ven sông.
Trong chiến lược phát triển nông - lâm - thủy sản, trên lưu vực sông Hương cần đặc biệt chú ý việc tăng cường năng lực tưới tiêu. Cần đầu tư nâng cấp và hiện đại hóa các công trình thủy lợi đã có; tiếp tục việc xây dựng hệ thống hồ chứa nước trên các lưu vực sông để tăng khả năng điều tiết nước. Đồng thời thường xuyên kiểm tra, đánh giá khả năng chứa nước và mức độ an toàn của hệ thống hồ đã có.
Cần xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo - quản lý, khoa học - kỹ thuật, kinh tế - tài chính đến công nhân kỹ thuật, vận hành bảo dưỡng các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện, cấp nước…
4.4.1.7. Các giải pháp về khoa học công nghệ
Nâng cao năng lực dự báo và sử dụng công nghệ tiên tiến: Lấy phòng ngừa làm mục tiêu chính, tăng cường các phương tiện, thiết bị hiện đại trong dự báo diễn biến của thiên nhiên. Cần nâng cấp, trang bị hiện đại nhằm kiểm soát, xử lý ô nhiễm tại các khu công nghiệp, tạo ra các sản phẩm tiêu dùng không gây ô nhiễm môi trường. Cần xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các trạm quan trắc chất và lượng nước trên lưu vực sông Hương một cách chính xác, thường xuyên và lâu dài.
Nguyễn Văn Muôn Trang 84 Lớp CH19Q
Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước Thực hiện sớm việc xây dựng quy chế vận hành liên hồ chứa: nhiều công trình quan trọng trên hệ thống sông Hương đã và đang được xây dựng, trong đó có đập ngăn mặn Thảo Long, các hồ chứa khai thác tổng hợp như Dương Hòa (trên sông Tả Trạch), hồ Bình Điền (trên sông Hữu Trạch) và hồ Hương Điền (trên sông Bồ).
Các công trình này có nhiệm vụ cắt lũ, phát điện, cấp nước, đẩy mặn, cải thiện môi trường cho vùng hạ du sông Hương và thành phố Huế, đồng thời các công trình trên sẽ làm thay đổi toàn bộ chế độ dòng chảy tự nhiên trên hệ thống sông Hương. Vì vậy, cần phải sớm xây dựng một quy trình vận hành khai thác sử dụng nước liên hồ làm cơ sở cho việc quản lý nguồn TNN lưu vực sông Hương đảm bảo với các mục tiêu phát triển KT - XH, bảo vệ TNN, thiết lập dòng chảy môi trường nhằm bảo đảm hệ sinh thái thủy vực phát triển bền vững.