Địa hình, địa mạo

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông hương trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

2.1.2.Địa hình, địa mạo

2.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

2.1.2.Địa hình, địa mạo

Lưu vực sông Hương với diện tích đồi núi chiếm đến 70%, diện tích đồng bằng ven biển ít, vùng đồi chuyển tiếp hẹp và khơng điển hình, khoảng cách từ vùng núi tới đồng bằng và biển ngắn tạo nên thế dốc khá lớn đã tạo điều kiện cho nước dồn nhanh về vùng đồng bằng. Phía Tây, Tây Nam là dải núi Trường Sơn có độ cao phần lớn trên 1.000 m với hướng sơn văn chủ yếu Tây Bắc - Đơng Nam, gần vng góc với hướng tác động của hoàn lưu Đông Bắc, phần Đông Nam các dãy núi ăn lan ra sát biển nên đã tạo cho vùng trở thành một trong những tâm mưa lớn của cả nước.

Về mặt tổng thể, địa hình lưu vực sông Hương khá đa dạng về nguồn gốc cũng như hình thái. Lưu vực sơng Hương có địa hình dốc từ Tây sang Đơng và tồn tại 4 vùng địa hình: vùng núi, vùng gị đồi, vùng đồng bằng và đầm phá ven biển.

- Vùng núi phân bố ở phía Tây, Tây Nam với độ cao dao động từ 750 m đến

gần 1.800 m (núi trung bình) và ở độ cao từ 250 - 750 m (ở vùng núi thấp). Hình thế núi và sự sắp xếp dạng cung, hình phễu của bồn thu nước vào sông, đặc biệt tại những nơi nhánh núi đâm ngang ra biển như cánh cung Bạch Mã - Động Ngại - Động Voi Mẹp làm cho các bồn thu nước rộng đồng thời trở thành các bẫy mưa gây nên tính phân hóa dịng chảy các khu vực này sẽ khắc nghiệt hơn. Bên cạnh đó, độ dốc của các sườn núi thường trên 350, chiều dài các sơng đều ngắn. Những đặc điểm này của địa hình khơng chỉ làm tăng lượng nước về hạ lưu mà còn làm cho dòng chảy lũ dâng lên nhanh hơn có thể chỉ một ngày sau khi xuất hiện mưa lớn ở thượng nguồn.

- Vùng gò đồi được chia làm 3 kiểu: gò đồi thấp (10 - 50 m), đồi trung bình

(50 - 125 m) và đồi cao (125 - 250 m). Đặc điểm chung của vùng đồi là các đỉnh là các vòm thoải hay liên kết các vòm với các trũng giữa đồi rộng và bằng phẳng, nhưng định hướng không rõ ràng và mạng lưới thuỷ văn thường phức tạp, loạn hướng nên khó xác định được các lưu vực nhỏ. Trong vùng này có rất nhiều thung lũng như thung lũng Bình Điền, Dương Hịa, Cổ Bi… Những thung lũng này rất thuận lợi cho việc xây dựng các hồ chứa đa mục tiêu.

Nguyễn Văn Muôn Trang 25 Lớp CH19Q

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước

và mạng sông suối dày đặc chia cắt từng mảnh phân bố thành dải hẹp ven biển ở phía Bắc và phía Đơng Bắc lưu vực. Tuy diện tích khơng lớn nhưng đồng bằng ở đây có hình thái và động lực thành tạo khá phức tạp. Phía Nam và Tây Nam đồng bằng là đồi núi, chạy dọc ngoài biển là dải đầm phá. Bên kia đầm phá là dải cồn cát cao đến 20 - 30 m chắn dọc bờ biển.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông hương trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 28 - 29)