Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Hương

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông hương trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 38 - 41)

CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

2.3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên lưu vực sông Hương

Ngày 17 tháng 6 năm 2009, Thủ tướng chính phủ ra Quyết định số 86/2009/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020. Theo quyết định này, định hướng phát triển KT - XH trên lưu vực sông Hương cũng theo định hướng phát triển KT - XH tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

2.3.1. Mục tiêu phát triển

Mục tiêu tổng quát: Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, là trung tâm của khu vực miền Trung và một trong những

Nguyễn Văn Muôn Trang 35 Lớp CH19Q

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học - công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Phấn đấu đến năm 2020, Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - công nghệ, y tế, đào tạo lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á; có quốc phòng, an ninh được tăng cường, chính trị - xã hội ổn định, vững chắc; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện.

2.3.2. Định hướng ưu tiên phát triển đến năm 2020

- Tập trung đầu tư, sớm hoàn chỉnh và hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, hoàn thành xây dựng các công trình lớn.

- Chủ trương phát triển bền vững, giải quyết tốt các vấn đề về an toàn môi trường ngay trong công tác quy hoạch và điều hành.

- Đầu tư phát triển thành phố Huế thành hạt nhân tăng trưởng, làm nòng cốt thúc đẩy để sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

- Đầu tư phát triển mạnh khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành trung tâm kinh tế và đô thị quan trọng phía Nam của tỉnh, từng bước trở thành trung tâm kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.

- Phát triển khu kinh tế cửa khẩu A Đớt thành một trong những trung tâm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại đường biên giữa Việt Nam với các nước trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.

- Cơ cầu lại kinh tế nông thôn, gắn kinh tế nông thôn như một vành đai, vệ tinh phát triển của khu kinh tế và các đô thị trong tỉnh; phát triển vùng kinh tế Tam Giang - Cầu Hai.

- Hoàn thiện quy hoạch không gian lãnh thổ theo hướng tạo các đô thị gắn kết với nhau và với các khu vực nông thôn trên hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ.

- Gắn xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế trong mối quan hệ hữu cơ với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng.

Nguyễn Văn Muôn Trang 36 Lớp CH19Q

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước - Gắn phát triển kinh tế với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, quốc phòng tạo thế ổn định vững chắc về chính trị để phát triển KT - XH.

2.3.3. Dân số, lao động

Quy mô, cơ cấu dân số: dự báo quy mô dân số tỉnh Thừa Thiên Huế vào năm 2020 là 1.356,6 nghìn người, dân số thành thị khoảng 949,6 nghìn người, chiếm 70% dân số. Dân số lao động là 773,3 nghìn người, chiếm 57% dân số…

2.3.4. Định hướng phát triển các ngành

2.3.4.1. Dịch vụ

Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành một trong những trung tâm dịch vụ lớn của Vùng trên cơ sở nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ du lịch, tài chính, ngân hàng….Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ để trở thành ngành kinh tế động lực thúc đẩy phát triển KT - XH với các trung tâm dịch vụ lớn là đô thị Huế, khu kinh tế Chân Mây, khu kinh tế A Đớt…

2.3.4.2. Công nghiệp

Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh các sản phẩm công nghiệp. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân trên 21% giai đoạn 2006 - 2010, 15% giai đoạn 2011 - 2015 và 14% giai đoạn 2016 - 2020…

2.3.4.3. Nông, lâm nghiệp, thủy sản

Nâng giá trị bình quân 1 ha canh tác đất nông nghiệp lên trên 50 triệu đồng;

tỷ trọng chăn nuôi chiếm 40% giá trị sản xuất nông nghiệp; ổn định tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư nghiệp với nhịp độ 4 - 5% giai đoạn 2006 - 2010 và khoảng 3% giai đoạn 2011 - 2020…

2.3.4.4. Phương hướng phát triển văn hóa - xã hội

Y tế: Phấn đấu đến năm 2020, đạt 100% trẻ em dưới 1 tuổi tiêm đủ 10 loại văc xin; giảm tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi còn 7‰, tỷ lệ chết của trẻ dưới 5 tuổi còn 2,5‰, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn dưới 20% vào năm 2010 và dưới 5% vào năm 2020.

Hoàn thiện hệ thống cơ sở vật chất mạng lưới cơ sở y tế, đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật và chú trọng phát triển nguồn nhân lực; phấn đấu đến

Nguyễn Văn Muôn Trang 37 Lớp CH19Q

Luận văn thạc sĩ Chuyên ngành: Quy hoạch và quản lý tài nguyên nước năm 2020 có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế…

Giáo dục, đào tạo: Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục ở từng cấp học, bậc học; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, giải quyết mối quan hệ giữa phổ cập và nâng cao. Quan tâm phát triển giáo dục mần non, nhất là ở các xã vùng gò đồi miền núi, vùng đầm phá ven biển; củng cố kết quả xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Đến năm 2010, hoàn thành mục tiêu phổ cập bậc trung học ở thành phố Huế và 6 huyện đồng bằng…

Văn hóa: Giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống; xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành một trung tâm văn hóa, du lịch đậm đà bản sắc dân tộc và văn hóa Huế. Hoàn thành cơ bản công tác trùng tu, bảo tồn và tôn tạo di tích Cố đô Huế…

Một phần của tài liệu nghiên cứu đề xuất các giải pháp sử dụng tổng hợp và hiệu quả nguồn nước lưu vực sông hương trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)