Củng cố- Dặn dò

Một phần của tài liệu van 9 2010 (Trang 45 - 54)

HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

IV. Củng cố- Dặn dò

Tự sửa lỗi sai đã được nêu trong bài.

Chuẩn bị bài mới: Miêu tả trong văn bản tự sự (học vào tiết 32) Tiết 31: VH: Kiều ở lầu Ngưng Bích.

Ngày soạn: 26.9.2009 Ngày dạy: 3.10.2009 Tuần 7

Tiết 31

KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Qua tâm trạng cô đơn, buồn tủi, thương nhớ của Kiều, cảm nhận được tấm lòng chung thuỷ, nhân hậu của nàng.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật của ND: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.

II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.

HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

Đọc đoạn trích “Mã Giám Sinh mua Kiều”.

Phõn tớch chõn tướng Mó Giỏm Sinh để thấy rừ nghệ thuật khắc hoạ nhõn vật của tỏc giả trong đoạn trích.

3. Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Đọc và tìm hiểu vị trí đoạn trích.

GV đọc mẫu. Hướng dẫn và gọi HS đọc.

Em hãy cho biết vị trí đoạn trích trong tp.

Nhận xét về kết cấu đoạn trích?

HĐ2: Phân tích 6 câu thơ đầu.

Cho HS đọc lại 6 câu thơ đầu.

Em hiểu gì về hai chữ “khoá xuân”?

Khung cảnh thiên nhiên trước lầu NB được phác hoạ với những hình ảnh nào?

Cảm nhận của em về cảnh trí thiên nhiên nơi đây như thế nào?

Cảnh ở đây được nhìn qua con mắt của ai?

Không gian mở ra có đặc điểm gì?

Hình ảnh trăng, “mây sớm, đèn khuya”

gợi lên tính chất gì của thời gian?

Qua khung cảnh thiên nhiên, ta có thể thấy Thuý Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng ntn? Từ ngữ nào góp phần diễn tả hoàn cảnh và tâm trạng ấy?

(GV phân tích thêm nghệ thuật đối ngữ) HĐ3: Phân tích 8 câu thơ tiếp.

I/ Vị trí đoạn trích:

thuộc phần II của TK. (Sau khi biết mình bị lừa, K định tự vẫn. Tú Bà vờ hứa hẹn, đợi K bình phục sẽ gã chồng tử tế, rồi đưa K giam lỏng ở lầu NB, đợi thực hiện âm mưu mới.

II/ Tìm hiểu đoạn trích:

1. Hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều:

“khoá xuân”: thực chất là bị giam lỏng - non xa, trăng gần, cát vàng, bụi hồng.

(cảnh đẹp, khoáng đãng, màu sắc hài hoà) - có thể là hình ảnh thực, có thể là hình ảnh mang tính ước lệ; gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian.

-“mây sớm, đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín.

*Qua khung cảnh thiên nhiên, ta có thể thấy Kiều rơi vào hoàn cảnh cô đơn tuyệt đối.

2. Tâm trạng nhớ thương của Kiều:

Gọi HS đọc lại phần 2. Nêu nội dung?

Trong cảnh ngộ của mình, nàng đã nhớ đến ai? Nhớ ai trước, ai sau?

Nỗi nhớ của của Thuý Kiều đối với Kim Trọng là nỗi nhớ ntn?

Phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả.

Nỗi nhớ cha mẹ được thể hiện bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Em có nhận xét gì về tấm lòng Thuý Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?

Tại sao ở đây, ND lại để cho Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước. Theo em, nhớ như vậy có hợp lí không? (thảo luận).

HĐ4. Phân tích 8 câu thơ cuối:

Cho HS đọc thầm phần này.

Trong đoạn thơ này, tác giả đã tả cảnh qua những hình ảnh nào?

Cảnh là thực hay hư?

Tâm trạng Kiều được diễn tả như thế nào qua mỗi cảnh vật?

Em hãy phân tích và chứng minh điều đó.

Em có nhận xét gì về nghệ thuật 8 câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả nội dung như thế nào?

(GV nói thêm về các nghệ thuật khác như câu hỏi tu từ, từ láy).

*GV hướng dẫn HS chốt lại những nét chính về nội dung và nghệ thuật đoạn thơ.

Rút ra Ghi nhớ.

a. Nhớ Kim Trọng:

-đau đớn, xót xa “Tưởng ... chén đồng

-đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích:

Tin sương ... mai chờ”.

-không bao giờ nguôi quên “tấm son ... cho phai” (tấm lòng trong trắng của Kiều bị vùi dập hoen ố không gọt rửa được).

b. Nhớ cha mẹ:

-“Xót”; thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”; điển cố “sân Lai, gốc tử”.

- “cách mấy nắng mưa” (thời gian xa cách;

sức mạnh tàn phá của thiên nhiên)

*Kiều là người tình thuỷ chung, người con hiếu thảo, có tấm lòng vị tha.

3. Tâm trạng buồn lo của Kiều:

- Kiều nhớ cha mẹ, quê hương

Buồn trông ... xa xa”.

-Buồn nhớ người yêu, xót xa cho duyên phận

Buồn trông ... về đâu”.

- Buồn cho cảnh ngộ của chính mình

Buồn trông ... ghế ngồi”.

+ Cảnh lầu Ngưng Bích được nhìn qua tâm trạng Kiều: cảnh xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động, nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ.

- Điệp ngữ “Buồn trông” mở đầu câu thơ sáu chữ, tạo âm hưởng trầm buồn; trở thành điệp khúc của đoạn thơ và cũng là điệp khúc của tâm trạng.

III/ Tổng kết:

*Đây là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong truyện Kiều đặc biệt là bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều.

IV/ Củng cố: Đoạn thơ thể hiện nội dung gì?

Nhận xét về nghệ thuật đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

V/ Dặn dò: Học thuộc lòng đoạn trích.

Làm bài tập 1 phần Luyện tập SGK tr. 96.

Chuẩn bị bài mới: Mã giám sinh mua Kiều.

Tiết 32: TLV: Miêu tả trong văn bản tự sự.

Ngày soạn: 25.9.2009 Ngày dạy: 3.10.2009

Tiết 32

MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Thấy được vai trò của yếu tố miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.

- Rèn luyện kĩ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.

II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.

HS: Trả lời câu hỏi & bài tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

(Nhắc lại những yêu cầu chung khi làm bài văn thuyết minh).

Kiểm tra chéo việc chuẩn bị bài của HS (có lưu ý đến việc sửa bài tiết 30) 3. Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu vai trò của yếu

tố miêu tả trong văn bản tự sự.

GV chép trước đoạn trích trong SGK vào bảng phụ.

Cho HS đọc đoạn văn để trả lời câu hỏi

Đoạn trích kể về việc gì?

Sự việc ấy diễn ra như thế nào?

(thảo luận nhóm, đại diện nhóm trả lời).

HS nhận xét các sự việc chính bạn nêu. Cho HS nối các sự việc chính ấy thành một đoạn văn và nêu vấn đề:

Nếu chỉ kể lại sự việc diễn ra như thế thì câu chuyện có sinh động không? Tại sao?

So sánh các sự việc chính đó với đoạn trích để rút ra nhận xét: Nhờ những yếu tố nào mà trận đánh được tái hiện lại một cách sinh động?

*Cho HS rút ra nội dung Ghi nhớ trong SGK tr. 92.

HĐ2:Hướng dẫn HS luyện tập.

GV chia lớp ra làm 2 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 bài tập.

I/ Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự:

- Đoạn trích kể về việc vua Quang Trung chỉ huy tướng sĩ đánh chiếm đồn Ngọc Hồi.

- Trình tự sự việc:

+ Vua QT cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.

+ Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.

+ Quân của vua QT khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.

+ Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng của nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.

- không sinh động vì chỉ đơn giản kể lại các sự việc (trả lời câu hỏi việc gì chứ chưa trả lời được câu hỏi việc đó diễn ra như thế nào).

- nhờ có miêu tả bằng các chi tiết mới thấy được sự việc diễn ra như thế nào.

*Trong văn bản tự sự, sự miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật và sự việc có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn, gợi cảm, sinh động.

II/ Luỵện tập:

Cử đại diện nhóm trình bày, lớp nhận xét, bổ sung và góp ý.

1) Tìm các yếu tố tả người và tả cảnh trong 2 đoạn trích Chị em Thuý Kiều Cảnh ngày xuân.

Phân tích giá trị của những yếu tố miêu tả ấy.

2)Viết đoạn văn kể về việc chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều thanh minh.

3)Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp chị em Thuý Kiều bằng lời văn của mình.

1) Tả người: “Vân xem ... kém xanh”.

Tả cảnh: “Cỏ non ... bông hoa”, “Tà tà ... bắc ngang

*Các yếu tố miêu tả làm cho văn bản sinh động, gợi cảm và giàu chất thơ, người đọc có khoái cảm thẩm mĩ “Lời hay ai chẳng ngâm nga/ trước còn thuận miệng, sau ra cảm lòng”.

2) Đại diện nhóm trả lời trên lớp bằng văn bản viết, lớp theo dừi, sửa chữa và hoàn chỉnh.

3) Hướng dẫn HS làm bài tập về nhà, tiết sau trình bày trước lớp trong phần kiểm tra bài cũ.

IV. Củng cố:

Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.

V. Dặn dò:

Học thuộc Ghi nhớ SGK tr. 92.

Hoàn chỉnh bài tập 2, 3.

Chuẩn bị bài mới: Làm bài viết số 2.

Tiết 33:TV: Trau dồi vốn từ.

Ngày soạn: 29.9.2009 Ngày dạy: 5.10.2009 Tiết 33

TRAU DỒI VỐN TỪ I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra , muốn trau dồi vốn từ còn phải biết cách làm tăng vốn từ.

II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.

HS: Trả lời câu hỏi & bài tập SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ:

Thuật ngữ là gì? Em hãy nêu đặc diểm của thuật ngữ.

Làm bài tập 2,4,5.

3. Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu mục I.

Gọi HS đọc ý kiến của Thủ tướng PVĐ.

Em hiểu tác giả muốn nói điều gì?

GV đưa ra các ví dụ câu có lỗi dùng từ (SGK tr.100).Viết như vậy có vận dụng tốt lời khuyên của PVĐ không?

Vậy muốn vận dụng tốt vốn từ của mình thì trước hết cần phải làm gì?

*Hệ thống hoá kiến thức. Ghi nhớ 1.

HĐ2: Tìm hiểu mục II.

Gọi HS đọc ý kiến của nhà văn Tô Hoài. Em hiểu ý kiến đó như thế nào?

So sánh hình thức trau dồi vốn từ ở mục I và II.

Hệ thống hoá kiến thức.

HĐ3: Hướng dẫn HS làm bài tập.

1) Chọn cách giải thích đúng (Hậu quả; đoạt;

tinh tú.

I/ Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ:

- TV là một ngôn ngữ giàu đẹp, có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức và giao tiếp của người Việt.

- Muốn phát huy tốt khả năng TV, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình, biết vận dụng vốn từ .

Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ.

Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ.

II/ Rèn luyện để làm tăng vốn từ:

- Tô Hoài phân tích quá trình trau dồi vốn từ của ND bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.

- I ) từ đó biết nhưng cú thể biết chưa rừ.

- II) học hỏi để biết thêm những từ mà mình chưa biết.

*Rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết, làm tăng vốn từ là việc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ.

III/ Luyện tập: (trả lời bài tập) 1) kết quả xấu;

chiếm được phần thắng;

sao trên trời.

2) Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt tuyệt, đồng và giải thích nghĩa của các từ này.

3) Sửa lỗi dùng từ trong các câu.

4) Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên.

5) Cách em sẽ thực hiện để làm tăng vốn từ.

6) Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.

7) Phân biệt nghĩa các từ sau và đặt câu.

8) Tìm 5 từ ghép và 5 từ láy theo mẫu.

9) Tìm hai từ ghép có yếu tố Hán Việt cho sẵn.

2) tuyệt (dứt...): chủng, giao, tự, thực.

tuyệt (nhất): đỉnh, mật, tác, trần.

- đồng (cùng): âm, bào bộ, chí, dạng, khởi, môn, niên, sự.

(trẻ em): ấu, dao, thoại.

(chất): trồng đồng.

3) yên tĩnh, vắng lặng.

... thiết lập quan hệ ngoại giao ...

... chúng tôi rất xúc động.

4) TV của chúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp. Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của những người nông dân. Muốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp đó phải học tập lời ăn tiếng nói của họ.

5) -Chú ý quan sát, lắng nghe tiếng nói hằng ngày của người xung quanh và trên phương tiện thông tin đại chúng.

- Đọc sách báo (tp VH) của nhà văn lớn.

- Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe được, đọc được (tra cứu từ điển, hỏi GV...)

6) điểm yếu, mục đích cuối cùng, đề đạt, láu táu, hoảng loạn.

7+8+9)

Làm ở lớp (nếu còn thời gian) Giải bài tập (xem SGV tr.102-103) (hoặc hướng dẫn HS về nhà làm).

IV. Củng cố:

Muốn trau dồi vốn từ ta phải làm gì?

V. Dặn dò: Học thuộc 2 Ghi nhớ SGK tr. 100-101.

Hoàn chỉnh 9 bài tập vừa hướng dẫn.

Chuẩn bị bài mới: Tổng kết về từ vựng.

Tiết 34-35: TLV: Viết bài tập làm văn số 2.

Ngày soạn: 1.10.2009 Ngày dạy: 10.10.2009 Tiết 34-35

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.

Rèn luyện kĩ năng diễn đạt, trình bày...

II. Chuẩn bị:GV: Ra đề, dàn ý, bài tham khảo...

HS: Tham khảo đề bài SGK, bài văn mẫu...

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra việc chuẩn bị làm bài của HS 3. Đề ra:

Tưởng tượng mười năm sau, có một ngày em về thăm lại trường cũ. Hãy viết thư cho một bạn học hồi ấy kể lại buổi thăm trường đầy xúc động đó.

@ Yêu cầu bài làm:

-Hỡnh thức: Bài viết là một lỏ thư gửi bạn học cũ. Trỡnh bày rừ, dễ theo dừi -Nội dung: Kể về một buổi thăm trường sau 20 năm xa cách.

*HS phải tưởng tượng mình đã trưởng thành, đóng vai một người có vị trí, công việc nào đó, nay trở lại thăm ngôi trường. Cần viết được một số ý như:

Lí do trở lại thăm trường, thăm trường vào buổi nào, đi với ai, đến trường gặp ai, thấy quang cảnh trường như thế nào, nhớ lại cảnh trường ngày xưa học ra sao, ngôi trường ngày nay có gì khác trước, những gì vẫn còn như xưa những gì gợi lại cho mình những kỉ niệm buồn, vui của tuổi học trò, trong giờ phút đó bạn bè hiện lên như thế nào,...

-Kiểu bài: Tự sự có kết hợp với miêu tả.

@ Biểu điểm:

-Điểm 9-10: Bài làm đủ yêu cầu đề. Văn viết lưu loát, có ý tưởng sáng tạo.Trình bày sạch sẽ, rừ ràng. Cú thể mắc vài lỗi chớnh tả nhẹ.

-Điểm 7-8: Hiểu đề, văn viết trụi chảy, đỳng kiểu bài, cú bố cục rừ, dễ theo dừi. Mắc vài lỗi diễn đạt nhẹ.

-Điểm 5-6: Bài làm tỏ ra cú hiểu đề, văn viết theo dừi được ý. Biết phương phỏp làm bài tự sự kết hợp miêu tả. Mắc khoảng 5 lỗi diễn đạt

-Điểm 3-4: Chưa thể hiện đủ yêu cầu đề (về kiểu bài, nội dung, hình thức). Văn viết lủng củng, khoảng mươi lỗi diễn đạt.

-Điểm 1-2: Bài làm sơ sài quỏ hoặc lạc đề, xa đề. Diễn đạt chưa rừ ý, văn viết lộn xộn, khú theo dừi. Mắc quỏ nhiều lỗi diễn đạt.

-Điểm 0: Bỏ giấy trắng hoặc sai trầm trọng về nội dung tư tưởng.

IV. Củng cố:

Yêu cầu khi làm bài: Nghiêm túc, độc lập, đúng qui trình làm văn.

V. Dặn dò:

Chuẩn bị bài mới: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.

Tiết 36-37:VH: Mã giám sinh mua Kiều.

Ngày soạn: 1.10.2009 Ngày dạy: 7.10.2009 Tuần 8

Tiết 36 - 37

MÃ GIÁM SINH MUA KIỀU I.Mục tiêu cần đạt:

Giúp HS:

- Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người; đau đớn, xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.

- Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.

II. Chuẩn bị:GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.

HS: Trả lời câu hỏi SGK.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn trích Cảnh ngày xuân”.

Phân tích nghệ thuật miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn trích.

3. Giới thiệu bài mới:

Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1.Đọc và tìm hiểu vị trí đoạn

trích

GV hướng dẫn đọc và đọc một đoạn.Gọi HS đọc tiếp đến hết bài Hãy nêu vị trí đoạn trích trong tp Tóm tắt tác phẩm từ Chị em Thuý Kiều đến đoạn trích này.

Cho HS tìm hiểu chú thích SGK.

HĐ2. Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh

Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình của Mã Giám Sinh? (Cách ăn mặc, nói năng, cử chỉ, thái độ như thế nào?

Em có nhận xét gì về bản chất của Mã Giám Sinh?

Nhận xét về nghệ thuật miêu tả

I/ Vị trí đoạn trích:

- đầu phần thứ hai của Truyện Kiều.

*Gia đình Kiều bị tên bán tơ vu vạ.Vương Ông và Vương Quan bị bắt giữ, bị đánh đập dã man, nhà cửa bị sai nha lục soát, vơ vét hết mọi của cải. Thuý Kiều quyết định bán mình để lấy tiền cứu cha và gia đình thoát khỏi tai hoạ. Được mụ mối mách bảo, MGS tìm đến mua Kiều.

II/ Phân tích:

1. Chân tướng Mã Giám Sinh:

- Diện mạo: Vẻ ngoài thì chải chuốt mà lố lăng, không phù hợp.

Cách nói năng thì cộc lốc, vô lễ. Câu trả lời nhát gừng, không có chủ ngữ, không thèm thưa gửi (vô học, hợm của, cậy tiền).

Cử chỉ, thái độ thì bất lịch sự đến trơ trẽn, hỗn láo.

(“Ghế trên” là ghế ở vị trí trang trọng, dành cho bậc cao niên, huynh trưởng đáng kính -chướng mắt đối với kẻ đi hỏi vợ).

- Bản chất, tính cách:

+Giả dối: Lai lịch xuất thân mù mờ (xa, gần).

Tướng mạo, tính danh giả dối;

tuổi tác thì nhiều mà tô vẽ cho trẻ;

ra vẻ thư sinh phong lưu lịch sự mà tôi tớ rất láo nháo, ô hợp.

+ Bản chất bất nhân, vì tiền: Đối xử với Kiều như món đồ vật đem bán, cân đong, đo đếm cả nhan sắc và tài hoa; trong tâm lí lạnh lùng, vô cảm trước gia cảnh của Kiều. Bản chất vì tiền trong hành động mặc cả đê tiện, keo kiệt: “ kè ... thêm hai” gợi cảnh kẻ mua người bán đưa đẩy món hàng, túi tiền được cởi ra, thắt vào, nâng lên, đặt xuống.

*MGS hiện ra qua ngôn ngữ miêu tả trực diện của tác

Một phần của tài liệu van 9 2010 (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w