Đoạn thơ sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con người, khắc hoạ rõ nét chân dung chị em Thuý Kiều.
*Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
IV. Củng cố:
Giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
V. Dặn dò:
Học thuộc lòng đoạn trích.
Phân tích vẻ đẹp của hai nhân vật Thuý Vân, Thuý Kiều. Chuẩn bị bài mới: Cảnh ngày xuân (học vào tiết 28).
Ngày soạn: 19.9.2009 Ngày dạy: 28.9.2009 Tiết 28 CẢNH NGÀY XUÂN (Trích Truyện Kiều) I.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS:
-Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của ND: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng nhân vật.
-Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”.
Phân tích giá trị nội dung của đoạn trích. Giá trị nghệ thuật của đoạn trích là gì?
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1:Hướng dẫn đọc-hiểu vị trí đoạn thơ
GV đọc mẫu. Hướng dẫn đọc, gọi HS đọc lại. Em hãy xác định vị trí đoạn trích trong tác phẩm. Nội dung chính của toàn đoạn?
HĐ 2: Phân tích.
Gọi 1 HS đọc lại 4 câu thơ đầu. 4 câu thơ đầu gợi lên khung cảnh gì?
+Khung cảnh ngày xuân được giới thiệu bằng tín hiệu nào? “Chim én đưa thoi” vừa tả cảnh vừa ngụ ý điều gì? Thời gian nhanh là lúc nào, ở thời điểm nào?
+Trong thời điểm đó, không gian của những ngày cuối xuân được gợi lên qua những chi tiết, hình ảnh nào? Em hiểu thế nào về các chi tiết, hình ảnh đó? (Còn có câu văn, câu thơ nào tả cảnh cỏ non mà em biết?) “Cỏ non xanh tận chân
trời” có nghĩa là gì?
+Theo em, cái hay trong câu thơ “Cành lê ...
bông hoa” là ở chỗ nào? Hãy phân tích. Qua
phân tích, em thấy tác giả sử dụng từ ngữ, hình ảnh như thế nào? khung cảnh ngày xuân được khắc hoạ ra sao? (TLV lớp 6 – miêu tả)