trạng bên trong và ngược lại, miêu tả tâm trạng người đọc hiểu được hình thức bên ngoài.
- Nhân vật là yếu tố quan trọng nhất của tác phẩm tự sự. Miêu tả nội tâm nhằm khắc hoạ “chân dung tinh thần”. Miêu tả nội tâm có vai trò và tác dụng rất to lớn trong việc khắc hoạ đặc điểm, tính cách nhân vật
1) Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là tái hiện những ý nghĩ, cảm xúc và diễn biến tâm trạng của nhân vật. Đó là biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, làm cho nhân vật sinh động.
2) Người ta có thể miêu tả nội tâm trực tiếp bằng cách diễn tả những ý nghĩ, cảm xúc, tình cảm của nhân vật; cũng có thể miêu tả nội tâm gián tiếp bằng cách miêu tả cảnh vật, nét mặt, cử chỉ, trang phục ... của nhân vật.
II/ Luyện tập.
1) Thực hiện yêu cầu 1,2.
+ Gọi đại diện 1, 2 tổ đọc đoạn văn tự sự đã
làm ở nhà và chỉ ra mình đã kết hợp tự sự với miêu tả nội tâm nhân vật như thế nào.
(Người kể có thể ở ngôi thứ nhất, có thể ở ngôi thứ ba)
(Bài tập 2 SGK đã giảm tải ở phần Văn) +Ghi lại tâm trạng của em sau khi để xảy ra một chuyện có lỗi đối với bạn.
2) (Không học đoạn trích này)
3) Kể lại việc gì, diễn ra như thế nào (lưu ý
miêu tả tâm trạng sau khi gây ra việc không hay đó)
(Tham khảo “Một vụ cãi lộn” trong sách Tư liệu Ngữ Văn 9).
*GV nhận xét, tổng kết tiết học.
IV. Củng cố:
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự là gì?
Có những cách nào để miêu tả nội tâm nhân vật?
V. Dặn dò:
Học thuộc Ghi nhớ SGK tr. 117. Hoàn chỉnh hai bài Luyện tập. Chuẩn bị bài mới: Trả bài viết số 2. Tiết 41: VH: Lục Vân Tiên gặp nạn.
Tiết 42: VH: Chương trình địa phương phần Văn