HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
HĐ 3: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:Tìm 2 mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới.
*GD môi trường trong Ngữ văn (mô hình có nội dung liên quan đến môi trường).
Bài tập 2: Năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa.
Bài tập 3: Chỉ rừ từ nào mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của các ngôn ngữ châu Âu.
Bài tập 4: Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?
khai thác hoặc phá hoại.
Tạo từ ngữ mới để làm cho vốn từ ngữ tăng lên cũng là một cách để phát triển vốn từ vựng tiếng Việt.
II. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài:
- thanh minh, tiết, lễ, tảo mộ, hội, đạp thanh, yến anh, bộ hành, xuân, tài tử, giai nhân.
- bạc mệnh, duyên phận, thần, linh, chứng giám, thiếp, đoan trang, tiết, trinh bạch, ngọc (không kể tên riêng).
+AIDS và marketing
+Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
* Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài cũng là một cách để phát triển từ vựng tiếng Việt. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.
III/ Luyện tập:
1) x + trường.
x + hoá (điện tử...)
x+ quyển: (thạch, thuỷ, khí, sinh …) quyển x+ viên: (giảng, giáo, học, nhân …) viên 2) Bàn tay vàng, cầu truyền hình, cơm bụi, công nghệ cao, công viên nước, đa dạng sinh học, đường cao tốc, đường vành đai, hiệp định khung, thương hiệu.
3) tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.
Ngôn ngữ châu Âu: xà phòng, ô tô, ra-đi-ô, ô xi, cà phê, ca nô.
4) Phát triển về nghĩa của từ ngữ và phát triển về số lượng từ ngữ.
Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Thế giới tự nhiên & xã hội luôn vận động và phát triển. Nhận thức về thế giới cũng vậy. Nếu từ vựng không phát triển thì không đáp ứng được nhu cầu giao tiếp và nhận thức của người bản ngữ (ví dụ: xe gắn máy...)
IV. Củng cố:
Từ vựng của một ngôn ngữ có thể phát triển bằng cách nào, nhờ vào đâu?
V. Dặn dò:
Học thuộc Ghi nhớ tr. 74.
Hoàn chỉnh 5 bài tập vừa làm.
Chuẩn bị bài mới: Thuật ngữ.
Tiết 26: VH: Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Tiết 27: VH: Chị em Thuý Kiều.
Ngày soạn: 14.9.2009 Ngày dạy: 26.9.2009 Tuần 6.
Bài 5, 6.
Tiết 26:
TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
-Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du
-Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là kiệt tác số một của văn học trung đại Việt Nam, kiệt tác của văn học dân tộc và văn học nhân loại.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Phân tích hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong hồi 14 tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. (Tóm tắt ngắn gọn diễn biến cuộc hành quân thần tốc của Quang Trung).
Em có nhận xét gì về nghệ thuật tự sự và miêu tả trung thực về ý thức dân tộc của các tác giả Ngô Gia văn phái?
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ 1: Đọc- hiểu tác giả.
Cho HS đọc lại phần tác giả SGK tr. 77-78.
Em hãy tóm tắt những nét chính về cuộc đời, con người, gia đình, thời đại Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sáng tác Truyện Kiều.
I/ Tìm hiểu tác giả Nguyễn Du:
a. Thời đại: có nhiều biến động dữ dội:
- XHPK khủng hoảng sâu sắc.
- Phong trào nông dân khởi nghĩa (Tây Sơn) nổ ra liên tục.
- Chế độ PK triều Nguyễn được thiết lập.
b. Gia đình: Đại quí tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
(cha đỗ tiến sĩ, làm tể tướng; anh làm thượng thư và say mê nghệ thuật).
HĐ 2: Giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều
Em biết gì về nguồn gốc Truyện Kiều?
Tác giả viết vào thời gian nào?
(1805-1809)
GV dành thời gian để HS tóm tắt tác phẩm theo bố cục ba phần.
- Em biết gì về giá trị tác phẩm?
(GV giảng thêm về ngôn ngữ văn học kết hợp với ngôn ngữ dân tộc, tả cảnh ngụ tình, tả nội tâm nhân vật, xây dựng tính cách nhân vật ...)
Mồ côi cha (9 tuổi) và mẹ (12 tuổi).
c. Bản thân: có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú (nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều số phận khác nhau, đi sứ Trung Quốc ...);
có trái tim giàu lòng yêu thương.
Là một thiên tài văn học cả chữ Hán và chữ Nôm (243 bài), kiệt tác là Truyện Kiều.
II/ Giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều:
- Lai lịch: Dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn, mang ý nghĩa quyết định thành công của tác phẩm.
- Tóm tắt tác phẩm (SGK tr. 78-79).
- Giá trị tác phẩm:
+ Nội dung: Hiện thực và nhân đạo.
(Bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận con người - phụ nữ- bị áp bức, đau khổ.)
(Niềm cảm thương sâu sắc trước đau khổ của con người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo; sự trân trọng, đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến ước mơ, khát vọng chân chính).
+ Nghệ thuật: Ngôn ngữ và thể loại.
(ngôn ngữ có chức năng biểu đạt (phản ánh), biểu cảm (thể hiện cảm xúc)
và chức năng thẩm mĩ (vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ) - Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc.
- Ngôn ngữ kể chuyện đã có cả ba hình thức: trực tiếp (lời nhân vật), gián tiếp (lời tác giả), nửa trực tiếp (lời tác giả nhưng mang suy nghĩ, giọng điệu nhân vật).
Nhân vật xuất hiện với cả con người hành động (dáng vẻ bên ngoài)
và con người cảm nghĩ (đời sống nội tâm).
- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng (bên cạnh bức tranh chân thực, sinh động là những bức tranh tả cảnh ngụ tình).
IV. Củng cố:
Cuộc đời và thời đại Nguyễn Du có ảnh hưởng như thế nào đến sáng tác Truyện Kiều?
Nêu giá trị Truyện Kiều.
V. Dặn dò:
Học thuộc Ghi nhớ SGK tr. 80.
Tóm tắt tác phẩm theo ba phần.
Chuẩn bị bài mới: Chị em Thuý Kiều (học vào tiết sau).
Ngày soạn: 18.9.2009 Ngày dạy: 26.9.2009 Tiết 27:
CHỊ EM THUÝ KIỀU (Trích Truyện Kiều) I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
-Thấy được tài năng nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du: khắc hoạ những nét riêng về nhan sắc, tài năng, tính cách, số phận Thuý Vân, Thuý Kiều bằng bút pháp nghệ thuật cổ điển.
-Thấy được cảm hứng nhân đạo trong Truyện Kiều: trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của con người.
- Biết vận dụng bài học để miêu tả nhân vật.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Nêu những nét chính về cuộc đời, thời đại Nguyễn Du có ảnh hưởng đến sáng tác Truyện Kiều.
Nêu giá trị Truyện Kiều. (Tóm tắt tác phẩm).
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ 1: Đọc- hiểu VB.
GV đọc mẫu. Hướng dẫn HS đọc (giọng tươi sáng, nhịp đều)
Gọi HS đọc VB. Nhận xét.
Em hãy nêu vị trí đoạn thơ trong tp.
Hãy tìm hiểu kết cấu đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tácgiả HĐ 2: Phân tích.
@Gọi HS đọc lại phần 1 (4 câu đầu) Câu thơ nào gợi tả vẻ đẹp chung của chị em Kiều? Mai cốt cách là gì? tuyết tinh thần là gì?
Nhà thơ đã sử dụng biện pháp gì để gợi tả? Đó là vẻ đẹp như thế nào?
@Gọi HS đọc phần 2 (4 câu tiếp)
4 câu này tả ai? Tác giả khái quát vẻ đẹp Thuý Vân ra sao? Trang trọng là gì
I/ Vị trí và kết cấu đoạn thơ:
- thuộc phần mở đầu Truyện Kiều.
- kết cấu:
+ 4 câu đầu: giới thiệu khái quát 2 chị em TK + 4 câu tiếp: gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân.
+ 16 câu còn lại: gợi tả vẻ đẹp Thuý Kiều.
II/ Tìm hiểu đoạn thơ:
1. Giới thiệu chung hai chị em Kiều:
“ Mai cốt cách ... vẹn mười.”
(khái quát được vẻ đẹp chung và vẻ đẹp riêng của từng người)
- Bút pháp ước lệ - Vẻ đẹp lí tưởng.
2. Vẻ đẹp Thuý Vân:
trang trọng
Sắc đẹp TV được so sánh với hình tượng thiên nhiên nào? Tại sao lại so sánh như vậy?
Đó là bút pháp gì?
Em cảm nhận TV có nét riêng gì về nhan sắc? gợi ta liên tưởng đến tính cách và số phận ra sao?
GV hệ thống lại kiến thức.
@ Gọi HS đọc phần 3 (12 câu tiếp).
Nêu nội dung chính của phần này?
Ở 2 câu đầu, ND đã khái quát đặc điểm gì? Để đặc tả sắc đẹp của Kiều, ND đã dùng những hình tượng nghệ thuật nào?Ấn tượng chung về nhan sắc Kiều?
Có gì khác so với tả Thuý Vân? Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, ND còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào, được miêu tả bằng bút pháp và từ ngữ ra sao?
Những vẻ đẹp ấy cho thấy TK là người như thế nào?
GV cho HS thảo luận câu 5,6 SGK.
@GV thuyết giảng phần cảm hứng nhân văn.
*So sánh đoạn trích với đoạn đọc thêm (kể về 2 chị em Kiều: Kiều trước, Vân sau # gợi tả sắc đẹp TV làm nền tôn lên tài sắc TK).
HĐ3: Tổng kết toàn đoạn trích.
“khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang". Hoa cười, ngọc thốt, mây thua, tuyết nhường (những thứ cao đẹp trên đời).
- Ước lệ nhưng cụ thể (trong thủ pháp liệt kê, trong sử dụng phụ ngữ - Đầy đặn, nở nang, đoan trang), so sánh ẩn dụ
Vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quí phái của người thiếu nữ.
*Chân dung mang tính cách, số phận; dự báo cuộc đời bình lặng, suôn sẻ.
3. Vẻ đẹp Thuý Kiều:
sắc sảo, mặn mà.
- ước lệ: thu thuỷ, xuân sơn, hoa, liễu tập trung gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt.
* Vẻ đẹp của một giai nhân tuyệt thế.
- tả sắc 1 phần còn dành đến 2 phần để gợi tài năng. Tài đạt đến mức lí tưởng: cầm, kì, thi, hoạ;
đã là sở trường, năng khiếu (nghề riêng), vượt lên trên mọi người (ăn đứt) để ngợi ca cái tâm đặc biệt của nàng (cung đàn bạc mệnh).
* Vẻ đẹp nhan sắc – tài năng – tâm hồn. Chân dung mang tính cách, số phận; số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.
- Nghệ thuật đòn bẩy, số lượng câu, tài...
4. Cảm hứng nhân văn:
Đề cao giá trị con người (nhân phẩm, tài năng, khát vọng...Nghệ thuật lí tưởng hoá phù hợp với cảm hứng này).
III/ Tổng kết: (SGK tr. 83)
Đoạn thơ sử dụng bút pháp nghệ thuật ước lệ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con người, khắc hoạ rừ nột chõn dung chị em Thuý Kiều.
*Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng con người và dự cảm về kiếp người tài hoa bạc mệnh là biểu hiện của cảm hứng nhân văn ở Nguyễn Du.
IV. Củng cố:
Giá trị nghệ thuật của đoạn trích?
Qua đoạn trích, tác giả muốn gửi gắm điều gì?
V. Dặn dò:
Học thuộc lòng đoạn trích.
Phân tích vẻ đẹp của hai nhân vật Thuý Vân, Thuý Kiều.
Chuẩn bị bài mới: Cảnh ngày xuân (học vào tiết 28).
Ngày soạn: 19.9.2009 Ngày dạy: 28.9.2009 Tiết 28
CẢNH NGÀY XUÂN (Trích Truyện Kiều) I.Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS:
-Thấy được nghệ thuật miêu tả thiên nhiên của ND: kết hợp bút pháp tả và gợi, sử dụng từ ngữ giàu chất tạo hình để miêu tả cảnh ngày xuân với những đặc điểm riêng. Tác giả miêu tả cảnh mà nói lên được tâm trạng nhân vật.
-Vận dụng bài học để viết văn tả cảnh.
II. Chuẩn bị: GV: Bảng phụ & tài liệu có liên quan.
HS: Trả lời câu hỏi SGK.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”.
Phân tích giá trị nội dung của đoạn trích. Giá trị nghệ thuật của đoạn trích là gì?
3. Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy & trò Nội dung & ghi bảng HĐ1:Hướng dẫn đọc-hiểu vị trí đoạn thơ
GV đọc mẫu. Hướng dẫn đọc, gọi HS đọc lại.
Em hãy xác định vị trí đoạn trích trong tác phẩm.
Nội dung chính của toàn đoạn?