PTNT huyện Lý Nhân
2.1.3. Hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2007-2009
a. Công tác huy động vốn và sử dụng vốn.
Tình hình huy động vốn.
Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động trên nguyên tắc đi vay để cho vay. Quy mô nguồn vốn huy động ảnh hưởng đến quy mô và phạm vi hoạt động của chính bản thân ngân hàng.Một nguồn vốn có cơ cấu hơp lý, chi phí huy động thấp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng và nâng cao hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Bảng 2.1.Cơ cấu nguồn vốn huy động tại NHNo&PTNT huyện Lý Nhân.
Đơn vị: Triệu đồng
Năm 2007
Năm 2008
So sánh
2008/2007 Năm
2009
So sánh 2009/2008 Số tiền Tỷ lệ
%
Số tiền Tỷ lệ
% TGKBNN 73.296 85.486 12.190 16,63 102.356 16.870 16,71
TGTCTD 446 364 -82 -18,39 456 92 25,27
TGTCKT
&DC
233.317 236.846 3.529 1,51 273.313 4.900 2,06 TGTT
TGTK KP,TP
4.935 5.117 182 3,69 6.110 1.545 30,19
228.340 231.682 3.342 1,46 267.150 7.500 3,24
42 47 5 11,90 53 6 12,76
Tổng NVHĐ
307.059 322.696 15.637 5,09 376.125 53.429 16,55 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Lý Nhân)
Với lợi thế là ngân hàng chủ lực trên địa bàn, NHNo&PTNT đã tận dụng được mọi nguồn vốn huy động. Nhìn chung, nguồn vốn huy động qua các năm đều có xu hướng tăng. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 322.696 trđ tăng 5,09% so với năm 2007. Mặc dù nguồn vốn huy động tăng nhưng tốc độ tăng có phần giảm sút. Ngân hàng đã không thực hiện được như kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên không thể nhìn vào con số để đánh giá tình hình huy động vốn của ngan hàng không tốt mà chúng ta phải nhìn nhận vấn đề trong tổng quan nền kinh tế.
Năm 2008 có rất nhiều khó khăn đối với hoạt động của ngành ngân hàng. Đặc biệt là những tháng đầu năm, tỷ giá giá vàng diễn biến phức tạp, lãi suất giao dịch trên thị trường thời điểm đầu năm giữa năm và cuối năm chênh lệch rất lớn. Có những thời điểm thị trường khan hiếm tiền đồng và lãi suất giao dịch bị đẩy lên rất cao. Hoạt động ngân hàng bị tác động mạnh của thị trường tiền tệ, thay đổi nhiều về cơ cấu huy động vốn. Do huy động vốn khó khăn, hầu hết các ngân hàng phải sử dụng nhiều biện pháp để hút và giữ nguồn vốn. Lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất huy động dài hạn. Nhiều ngân hàng ở một số thời điểm đã tăng lãi suất quá cao sát trần lãi suất cho vay làm thị trường tiền tệ bất ổn, khách hàng chuyển dịch lòng vòng từ ngân hàng này sang ngân hàng khác và
“làm giá” với ngân hàng. Mặt khác, tỷ lệ lạm phát cao (giá tiêu dùng bình quân 2008 so với 2007 tăng 22,97%) đã ảnh hưởng đến lãi suất huy động vốn của ngân hàng.
Trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư luôn chiếm tỷ lệ cao nhất.Năm 2007, tỷ lệ này là 75,98%, năm 2008 là 73,4%
và năm 2009 tỷ lệ này là 72,67%. Nguồn vốn này nhìn chung tăng và tốc độ cũng tăng. Năm 2008 chỉ tăng 1,51% so với 2007 nhưng năm 2009 tỷ lệ này tăng lên 2,06%.
Khủng hoảng kinh tế và lạm phát gia tăng trong năm 2008 vì vậy các tổ chức kinh tế cũng như người dân ngần ngại khi gửi tiền vào ngân hàng. Bên cạnh đó, giá vàng liên tục tăng nên người dân sẵn sàng rút tiền từ ngân hàng để đầu tư vào vàng. Đây chính là nguyên nhân làm giảm lượng tiền huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư. Nhưng đến 2009 chính phủ và ngân hàng nhà nước thực hiện chuyển từ chính sách tiền tệ thắt chặt sang dần nới lỏng cùng với chủ trương kích cầu, hạn chế suy giảm kinh tế đã làm cho tiền gửi các tổ chức kinh tế và dân cư tăng lên 2,06%. Có được điều này cũng là do chi nhánh luôn chú trọng nâng cao
dịch vụ khách hàng. Bên cạnh đó, năm 2009 cũng đẩy mạnh chăm sóc khách hàng cũ, tiếp thị các DN mới để nâng cao số dư tại ngân hàng.
Kể từ năm 2005, NHNo&PTNT Lý Nhân đã có thêm hình thức huy động vốn mới, phát hành trái phiếu kỳ phiếu. Đây là hình thức huy động thuận tiện đã đem lại một nguồn vốn ổn định vì người mua không thể rút trước hạn. Năm 2008 tỷ lệ tăng so với 2007 là 5%, năm 2009 tăng so vớ 2008 là 12,76%. Nguồn vốn từ loại hình huy động này cố tốc độ tăng lên vì có sự đảm bảo hoàn trả chắc chắn nhất.
Tuy nhiên, đây là hình thức mới vì vay mà tỷ lệ nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động thì tiền gửi tổ chức tín dụng biến động mạnh nhất. Năm 2008 giảm 82 trđ với tỷ lệ giảm là 18,39%. Đây chính là ảnh hưởng của CSTT thắt chặt của NHNN và quy định tăng tỷ lệ DTBB đã làm cho các ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản vì vây mà lượng tiền gửi của các TCTD tại NHNo&PTNT Lý Nhân giảm. Năm 2009 đã tăng lên 92 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng 25,27% so với 2008. Có được điều này là do đầu năm 2009 chính phủ triển khai hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng tiếp cận với khách hàng và tăng trưởng tín dụng tăng lên một cách rất đáng kể. Tiền gửi KBNN chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2007 là 73.296 trđ chiếm 23,87%, năm 2008 là 85.486 trđ chiếm 26,49%, năm 2009 là 102.356 trđ chiếm 27,21%. Tiền gửi này đã hỗ trợ cho sự tăng trưởng nguồn vốn , góp phàn mở rộng hoạt động kinh doanh đăc biệt là hoạt động cho vay. Mặc dù năm 2009 chư khắc phục được hết những khó khăn của cuôc khủng hoảng kinh tế năm 2008 nhưng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Lý Nhân vẫn đạt được những kết quả tương đối tốt. Sỡ dĩ , đạt được những kết quả trên là sự cố gắng phấn đấu của NHNo&PTNT Lý Nhân tích cực tìm nguồn, khơi tăng tiềm năng về vốn, vốn trong dân cư, TCKT, TCTD và các tổ chức khác đáp ứng nhu cầu về vốn mở rộng tín dụng một cách vững chắc, chủ động về nguồn vốn tại địa phương. Ngân hàng sẽ tích cực tuyên truyền
quảng cáo, tiếp thị nhăng tính hấp dẫn thu hút sự chú ý, tạo sự tin tưởng, bền vững lâu dài trong lòng dân bởi thương hiệu và uy tín của NHNo&PTNT trên thị trường.
Tình hình sử dụng vốn.
Bảng 2.2. Dư nợ tín dụng theo thời gian.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm
2008 Số tiền
Tỷ lệ
%
Năm
2009 Số tiền
Tỷ lệ
% Dư nợ ngắn hạn 132.769 143.899 11.130 8,38 186.499 42.600 29,60 Dư nợ trung-dài hạn 83.014 75.190 -7.824 -9,42 84.728 9.538 12,69 Tổng dư nợ 215.783 219.089 3.306 1,53 271.227 52.138 23,79 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng tại NHNo&PTNT Lý Nhân)
Qua bảng số liệu ta thấy tổng dư nơ qua các năm 2007-2009 đều tăng và tăng mạnh nhất là vào năm 2009. Năm 2008 dư nợ cho vay đạt 219.089 trđ tăng so với 2007 là 1,53% ,đến năm 2009 đạt 271.227 trđ. Dư nợ ngắn hạn tăng mạnh , năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 143.899 trđ (tăng 11.130 trđ với tỷ lệ tăng là 8,38%) so với 2007. Và cũng tăng mạnh nhất vào năm 2009, tăng 42.600 trđ với tỷ lệ tăng 29,60% so với 2008. Bên cạnh sự tăng trưởng của dư nợ ngắn hạn thì dư nơ trung dài hạn cũng có dấu hiệu tăng trưởng nhưng mức tăng không đáng kể qua 3 năm. Cuối năm 2008 dư nợ hoạt động cho vay trung dài hạn chỉ đạt 75.190 trđ giảm 7.824 trđ tương ứng với tỷ lệ giảm là 9,42%. Sang đến năm 2009, dư nợ hoạt đông cho vay trung dài hạn tăng lên vơi mức 9.538 trđ ứng với tỷ lệ là 12,69%. Nguyên nhân của việc tăng trưởng dư nợ ngắn hạn và sự chững lại của dư nợ trung dài hạn là do tình trạng mất ổn định của nền kinh tế năm 2008 và sự phục hồi chưa hoàn toàn trong năm 2009. Lạm phát tăng cao đầu năm và có dấu hiệu của sự suy thoái vao cuối năm. Những bất ổn này khiến cho việc vay
trung dài hạn trở nên khó khăn hơn đồng thời rủi ro cũng cao nên ngan hàng đã hạn chế cho vay trung dài hạn. Sự thay đổi này lam cho cơ cấu cho vay của chi nhánh thay đổi theo. Cho vay ngắn hạn đang ngày càng có xu hướng chiếm tỷ trọng cao hơn so với hoạt động cho vay trung dài hạn.
Biểu 2.1. Tỷ lệ dư nợ tín dụng theo thời gian.
Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng dư nợ. Năm 2007 là 61% , năm 2008 là 65%, năm 2009 là 68%.Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm và chiếm tỷ lệ lớn mang lại những ưu điểm là : Các khoản cho vay ngắn hạn tiềm ẩn rủi ro ít hơn khoản cho vay trung dài hạn do đó sẽ ít ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.
b. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn và các hoạt động dịch vụ của ngân hàng đã đem lại cho ngân hàng nguồn lợi nhuận đáng kể. Điều này được thể hiện ở bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đơn vị: Triệu đồng.
Chỉ tiêu Năm 2007
Năm 2008
So sánh
2008/2007 Năm 2009
So sánh 2009/2008 Số
tiền
Tỷ lệ %
Số tiền
Tỷ lệ % Tổng thu
nhập
51.145 57.02 2
5.877 11,49 65.56 4
8.542 14,98 Thu từ HĐ tín
dụng
44.911 48.71 4
3.803 8,47 54.50 7
5.793 11,89 Thu từ HĐ
dịch vụ
695 754 59 8,49 1.022 268 35,54
Thu từ HĐKD khác
5.539 7.554 2.015 36,38 10.03 5
2.481 32,84 Thu từ HĐKD
khác
5.539 7.554 2.015 36,38 10.03 5
2.481 32,84 Tổng chi phí 32.259 36.11
7
3.858 11,96 41.36 8
5.251 14,53
Chi phí HĐ tín dụng
19.648 22.56 0
2.912 14,82 26.722 4.162 18,44 Chi phí HĐ
dịch vụ
377 467 90 23,87 560 123 26,33
Chi phí HĐ khác
12.234 13.09 0
856 7,00 14.08 6
996 7,6
Lợi nhuận 18.886 20.90 5
2.019 10,69 24.19 6
3.291 15,74 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh tại NHNo&PTNT Lý Nhân).
Biểu 2.2.Lợi nhuận của chi nhánh
Qua bảng và biểu đồ ta thấy: lợi nhuận của ngân hàng qua các năm có xu hướng tăng.
Năm 2009 tăng 3.291 trđ tương ứng với tỷ lệ 15,74% so với năm 2008. Lợi nhuận thu được chủ yếu từ hoạt động tín dụng.
Năm 2007 thu từ chiếm 87,81%, năm 2008 là 85,54%, năm 2009 tỷ lệ này là 83,13%. Khủng hoảng kinh tế và những hậu quả của nó vẫn còn để lại trong năm 2009, do đó ảnh hưởng đến thu nhập của dân cư làm cho tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tín dụng trong năm 2009 tăng không nhiều . Tuy nhiên, thu nhập từ hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác lại có tỷ lệ tăng cao hơn so với hoạt động tín dụng (tỷ lệ tăng của dịch vụ là 35,54% và của hoạt động kinh doanh khác là 32,84%, của tín dụng là 11,89% chứng tỏ ngân hàng đã quan tâm đến phát triển dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác đây là xu hướng chung của các ngân hàng hiên nay.
Hiệu quả hoạt động của chi nhánh còn thể hiện qua chỉ tiêu ROA và ROE
Lợi nhuận ROA
Tổng tài sản
Lợi nhuận ROE =
Vốn chủ sở hữu Bảng 2.4 : Các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
ROA 2,50 2,68 2,79
ROE 38,37 40,81 42,81
Chỉ số ROA cho biết một đồng tài sản được sử dụng thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng trên ta thấy ROE của ngân hàng khá cao, cao hơn của hệ thống NHNo (ROE của hệ thống ngân hàng nông nghiệp năm 2008 và 2009 là 1,72 và 1,81). ROE cho biết một đồng vốn chủ sở hữu mang lại bao nhiêu đồng lơi nhuận. Chỉ tiêu ROE của chi nhánh cao bởi hoạt động của ngân hàng chủ yếu dựa trên nguồn vốn từ bên ngoài.
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh