Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý nợ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 73 - 76)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI CHI NHÁNH NHNO & PTNT HUYỆN LÝ NHÂN

3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và quản lý nợ

Để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra ngân hang cần phải thường xuyên xem xét khoản vay, kiểm tra lại điều kiện cho vay, đánh giá tình trạng kinh doanh của khách hàng, khả năng tài chính của khách hàng, sự thay đổi hạn mức tín dụng.

* Thường xuyên kiểm tra đánh giá các khoản vay

Đối với công tác giám sát sử dụng vốn vay ngân hàng cần phải tổ chức theo dừi chặt chẽ tiến độ hoàn thành từng hạng mục dự ỏn đầu tư, quỏ trỡnh nhõp vật tư, hành hóa thông qua các báo cáo do khách hàng cung cấp. Nếu phát hiện những vi phạm trong quá trình sử dụng vốn vay chẳng hạn như sử dụng vốn vay

sai mục đích thì cán bộ giám sát có thể kiến nghị thu hồi nợ trước hạn hoặc chuyển sang nợ quá hạn. Ngoài việc nhận diện rủi ro thông qua các dấu hiệu cảnh báo cũng là một công việc quan trọng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngõn hàng, nú đũi hỏi người cỏn bộ tớn dụng phải luụn theo dừi, giỏm sỏt khoản vay để phát hiện kịp thời những dấu hiệu rủi ro.

Việc báo cáo kịp thời, theo dúng yêu cầu về rủi ro cũng là công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng. Đến định kỳ tùy đối tượng nhận báo cáo cho Ban giám đốc thì có thể chỉ tập trung vào phần đánh giá chung, tổng hợp rủi ro và nguyên nhân của rủi ro để ban giám đốc nắm bắt có ý kiến chỉ đạo kịp thời. Báo cáo kèm theo các biểu đồ, sơ đồ, bảng số liệu toongr hợp, định kỳ báo cáo có thể là tuần, tháng, quý. Còn báo cáo cho bộ phận nghiệp vụ tín dụng thì yêu cầu bản biểu chi tiết.

* Nâng cao vai trò kiểm tra kiểm soát nội bộ.

Nếu ngân hàng chỉ quan tâm đến mở rộng tín dụng mà không quan tâm đến kiểm tra kiểm soát thì chất lượng tín dụng sẻ giảm mà đối với tín dụng trung dài hạn với thời gian vốn vay dài, rủi ro rất dể xãy ra.Vì vậy công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ là nghiệp vụ tín dụng quan trọng để đảm bảo chất lượng tín dụng.

Khi ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng thì công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ phải được nõng lờn ở mức độ tương xứng. Cần cú sư làm rừ trỏch nhiệm của bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ trong chi nhánh đối với các dự án vay vốn. Trong quá trình kiểm tra giám sát, cán bộ giám sát tín dụng cần quan tâm hơn nữa đến các dấu hiệu cảnh báo rủi ro trong hoạt động tín dụng của chi nhánh như sự đánh giá và phân loại của cán bộ thẩm định không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng; việc cấp tín dụng dựa trên cam kết không chắc chắn và thiếu đảm bảo của khách hàng; tốc độ tăng trửng tín dụng quá nhanh vượt qua khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng; soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tớn dụng mập mờ, khụng rỏ ràng, khụng định rừ lịch

hoàn trả đối với từng khoản vay, cố ý thỏa hiệp nguyên tắc tín dụng với khách hàng mặc dù biết có tiềm ẩn rủi ro; hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ không đầy đủ các quy định hiện hành về quy trình tín dụng và phê duyệt tín dụng.

Như vậy công tác kiểm tra kiểm soát được đề cập không chỉ nhằm đơn thuần là kiểm tra khách hàng mà quan trọng hơn là phải kiểm tra giám sát việc làm của cán bộ ngân hàng. Nhằm giúp họ tuân thủ đầy đủ theo đúng quy định của nghiệp vụ, bảo đảm kinh doanh an toàn, hiệu quả theo dúng pháp luật.

Để đạt được an toàn trong kinh doanh tiền tệ và tín dụng ngân hàng phải dựa vào công tác kiểm tra kiểm soát rất nhiều. Ngân hàng phải đặt ra việc kiểm tra đến với từng dự án vay, với từng khách hàng nhưng phải làm sao để tránh được sự phiền hà và tăng được sự an toàn về vốn và tài sản cho ngân hàng.

Tăng cường và hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ là vấn đề có ý nghĩa quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của chi nhánh. Tất cả các cán bộ công nhân viên khác cũng như cán bộ lãnh đạo ngân hàng nhận thức đầy đủ và quan tâm đến công tác này thì chất lượng hoạt đông kinh doanh cũng như chất chất lượng tín dụng của ngân hàng mới được tăng lên.

* Giám sát chặt chẽ các khoản nợ xấu

Hoạt động ngân hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy bất cứ ngan hàng nào cũng khó tránh khỏi tình trạng nợ xấu. Năm 2009 nợ xấu toàn hệ thống

………Để quản lý và thu hồi nợ xấu chi nhánh có thể :

+ Gia hạn nợ vay hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn và có nhu cầu xin điều chỉnh lại nợ.

+ Tài trợ thêm vốn nhằm hổ trợ khách hàng: Trường hợp dự án đầu tư của khách hàng đang gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc thu nợ và nguyên nhân chủ yếu là thiếu vốn và ngân hàng xét thấy dự án có thể phát triển tốt thì có thể xem xét vay thêm.

+ Hợp tác với chủ đầu tư, cử cán bộ có năng lực xuống tư vấn cho việc kinh doanh và điều hành cho đến khi khoản vay được hoàn trả.

+ Thanh lý , phỏt mại tài sản thế chấp trong trường hợp thấy rừ khả năng không thu được nợ từ khách hàng. Ngân hàng có thể lập ban xử lý và thu hồi nợ dưới sự chứng kiến xác nhân của cơ quan pháp luật.

+ Trường hợp không có tài sản đảm bảo thì thì ngân hàng nộp đơn yêu càu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp để thu hồi vốn từ thanh lý tài sản. Áp dụng biện pháp phá sản đối với doanh nghiệp cũng là bất đắc dĩ vì quy trình thủ tục phá sản rất phức tạp, khó khăn và mất thời gian.

+ Bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp ngân hàng thu hồi một phần vốn phục vụ cho nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới .

+ Chuyển nợ thành vốn góp gắn với tái cấu trúc doanh nghiệp. Cách này chỉ áp dụng với các doanh nghiệp yếu kém về tài chính. Khi đã trở thành chủ sở hữu có thể hỗ trợ về tài chính để doanh nghiệp tiếp tục kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng trung - dài hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện lý nhân tỉnh hà nam (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w