I. MỤC TIÊU:
- Nhận biết được một số tình huống nguy hiểm có thể xẩy ra khi đi các phương tiện giao thông.
- Thực hiện đúng các quy định khi đi các phương tiện giao thông.
- Biết đưa ra lời khuyên trong một số tình huống có thể xẩy ra tai nạn giao thông khi
xe máy, ô tô, thuyền bè, tàu hỏa,...
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Hình vẽ trong SGK trang 42,43.
- Chuẩn bị một số tình huống cụ thể có thể xẩy ra khi đi các phương tiện giao thông ở địa phương mình.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA:
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
- ? Có mấy loại đường giao thông?
- ? Địa phương em có các đường giao thông nào?
- Nhận xét
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Thảo luận tình huống.
Mục tiêu: Nhận biết một số tình huống nguy hiểm có thể xẩy ra khi đi các phương tiện giao thông.
Cách tiến hành:
Bước 1: GV chia 3 nhóm
Bước 2: Mỗi nhóm thảo luận một tình huống và trả lời theo câu hỏi gợi ý - Điều gì có thể xẩy ra?
- Đã có khi nào em có những hành động như trong tình huống đó không?
- Em khuyên các bác bạn trong tình huống đó như thế nào?
Bước 3: GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
- Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
Kết luận:Đế đảm bảo an toàn, khi ngồi sau xe đạp, xe máy phải bám chắc người ngồi phía trước. Không đi lại, nô đùa khi đi trên xe ô tô, tàu hỏa, thuyền bè.
Không bám ở cửa ra vào, không thò đầu, thò tay ra ngoài... khi tàu xe đang chạy.
Hoạt động 2: Quan sát tranh.
Mục tiêu: Biết một số điều cần lưu ý khi đi các phượng tiện giao thông.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo cặp.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 4,5,6,7 trang 43 và trả lời câu hỏi với bạn . - Ở H4 hành khách đang làm gì? Ở đâu? Họ đứng gần hay xa mép đường ? - Ở H5 hành khách đang làm gì? Họ lên xe ô tô khi nào? (Xe dừng hay xe chạy ) - Ở H6 hành khách đang làm gì? Theo bạn hành khách phải như thế nào khi ở trên xe ô tô?
- Ở H7 hành khách đang làm gì?
- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo hướng dẫn của GV.
Bước 2: Làm việc cả lớp
- HS nêu một số điểm cần lưu ý khi đi xe buýt(hoặc xe khách )
- Kết luận:Khi đi xe buýt hoặc xe khách, chúng ta chờ xe ở bến và không đứng sát mép đường:Đợi xe dừng hẳn mới lên; không đi lại, thò đầu, thò tay ra ngoài trong khi xe đang chạy; khi xe dừng hẳn mới xuống.
Hoạt động 3: Vẽ tranh
Mục tiêu: Củng cố kiến thức của 2 bài:(19,20 ) Cách tiến hành:
Bước 1: HS vẽ một phương tiện giao thông.
Bước 2: 2 HS ngồi cạnh nhau cho nhau xe tranh và nói với nhau về:
-Tên phương tiện giao thông mà bạn vẽ.
- Phương tiện đó đi trên loại đường giao thông nào?
- Những điều cần lưu ý khi đi phương tiện giao thông đó.
Bước 3: Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét bổ sung phần trình bày của HS.
C. CỦNG CỐ DẶN Dề:
- Hôm nay ta học bài gì?
- Khi đi các phương tiện giao thông các em cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà thực hiện các điều cô vừa dạy khi đi các phương tiện giao thông.
Ngày soạn: ...
Ngày dạy:...
Toán : BẢNG NHÂN 5
I. MỤC TIÊU:
- Lập được bảng nhân 5 - Nhớ được bảng nhân 5.
- Biết giải bài toán có một phép nhân(trong bảng nhân 5) -Biết đếm thêm 5.
- HS làm các bài tập, bài 1, bài 2 bài 3
-GD học sinh tự giác trong học tập. Yêu thích môn toán.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Các tấm bìa có 5 chấm tròn , bảng gài.
III CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A .KIỂM TRA:
- Gọi vài HS đọc bảng nhân 4 - Nhận xét ghi điểm.
B. BÀI MỚI:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS tự lập bảng nhân 5 (dùng các tấm bìa đính lên bảng ) - GV đưa 1tấm bìa ? Có mấy tấm bìa ? (có 1 tấm bìa )
- Một tấm bìa có mấy chấm tròn?(Một tấm bìa có 5 chấm tròn) -5 chấm tròn được lấy mấy lần ?(5 chấm tròn được lấy 1 lần) - Ta viết: 5 x 1 = 5
- GV đính tiếp 2 tấm bìa hướng dẫn HS tương tự trên.
- 5 x 2 = 5 + 5 = 10 vậy 5 x 2 = 10 - HS tự lập các phép tính còn lại.
- Gọi HS nối tiếp nhau nêu các phép tính.
5 x 1 = 5 5 x 6 = 30 5 x 2 = 10 5 x 7 = 35 5 x 3 = 15 5 x 8 = 40 5 x 4 = 20 5 x 9 = 45 5 x 5 = 25 5 x 10 =50 - Ai có nhận xét gì về bảng nhân này?
- HS đọc cá nhân - Đồng thanh - HS xung phong đọc 3. Luyện tập:
Bài 1: yêu cầu gì? Tính nhẩm .Dựa vào đâu để tính?
-HS làm bài .Gọi HS nêu miệng -Nhận xét chữa bài
-Bài2 : 1HS đọc bài toán .Cả lớp đọc thầm Tóm tắt:
1 tuần lễ mẹ đi làm : 5 ngày.
4 tuần lễ có : ...? ngày -Bài toán cho biết gì ? (Một tuần lễ mẹ đi làm 5 ngày ),
-Bài toán hỏi gì? (4 tuần lễ có bao nhiêu ngày ) -HS làm bài vào vở .1HS lên bảng
Bài giải:
Số ngày mẹ đi làm trong 4 tuần lễ là:
5 x 4 = 20(ngày) Đáp số: 20 ngày - Nhận xét chữa bài .
Bài 3 : Đếm thêm 5 rồi viết số thích hợp vào ô trống.
-Gọi HS đếm thêm 5 từ 5 đến 50 (xuôi , ngược ) 1HS lên bảng điền -Nhận xét chữa bài:
-Dãy số này có đặc điểm gì?
C .CỦNG CỐ DẶN Dề : -Trò chơi truyền điện bảng nhân 5 GV nhận xét tiết học.
- Dặn: Về nhà học thuộc bảng nhân 5 và làm các BT ở vở Bt
Đạo đức: TRẢ LẠI CỦA RƠI (tiết2)
I. MỤC TIÊU:
- Biết: Khi nhặt được của rơi càn tìm cách trả lại của rơi cho người mất.
- Biết: Trả lại của rơi cho người mất là người thật thà, được mọi người quý trọng.
- Quý trọng những người thật thà không tham của rơi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vở BT Đạo đức.
III. CÁC HOAT ĐỘNG DẠY HỌC:
A. KIỂM TRA:
-Khi nhặt được của rơi em cần phải làm gì?
B. BÀI MỚI 1. Giới thiệu bài:
2. Hoạt động 1: Đóng vai.
Mục tiêu: HS thực hành cách ứng xử phù hợp trong tình huống nhặt được của rơi.
Cách tiến hành:
a,GV chia nhóm 3 nhóm và giao cho mỗi nhóm đóng vai 1 tình huống:
- Tình huống1: Em làm trực nhật lớp và nhặt được quyển truyện của bạn nào đó để quên trong ngăn bàn. Em sẽ ...
- Tình huống 2: Giờ ra chơi, em nhặt được một chiếc bút rất đẹp ở sân trường.
Em sẽ...
- Tình huống 3: Em biết bạn mình nhặt được của rơi nhưng không chịu trả lại.
Em sẽ....
b, HS thảo luận nhóm chuẩn bị đóng vai.
c, Các nhóm lên đóng vai.
d, Lớp thảo luận:
- Các em có đồng tình với cách ứng xử của các bạn vừa lên đóng vai không?Vì sao?
- Vì sao em lại làm như vậy khi nhặt được của rơi? Khi thấy bạn không chịu trả lại của rơi cho người đánh mất.
- Em có suy nghĩ gì khi được các bạn trả lại đồ vật đã đánh mất?
- Em nghĩ gì khi nhận được lời khuyên của bạn?
e, Kết luận:
- Tình huống 1: Em cần hỏi xem bạn nào mất để trả lại
- Tình huống 2: Em nộp lên văn phòng để nhà trường để trả lại người mất.
- Tình huống 3: Em cần khuyên bạn hãy trả lại cho người mất, không nên tham của rơi.
Hoạt động 2: Trình bày tư liệu.
- Mục tiêu: Giúp HS củng cố nội dung bài học.
-Cách tiến hành:
1. GV yêu cầu các nhóm trình bày giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được dưới nhiều
hình thức.
2. Gọi 2 HS trình bày.
3. Cả lớp thảo luận về:
- Nội dung tư liệu.
- Cách thể hiện tư liệu.
- Cảm xúc của em qua các tư liệu.
4. GV nhận xét đánh giá.
- Kết luận chung:Cần trả lại của rơi mỗi khi nhặt được và nhắc nhở bạn bè, anh chị em cần thực hiện.
Mỗi khi nhặt được của rơi
Em ngoan tìm trả cho người, không tham.
C . CỦNG CỐ DẶN Dề:
- Qua bài học này mỗi khi nhặt được của rơi em cần làm gì?
-GV nhận xét tiết học
Dặn: Học thuộc câu ghi nhớ và thực hiện những điều cô đã dạy