Thủ công: GẤP, CẮT, TRANG TRÍ THIẾP CHÚC MỪNG ( TT )

Một phần của tài liệu tuần 19 đến tuần 21 lớp 2 (Trang 40 - 45)

I. MỤC TIÊU:

- Biết cách cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.

- Cắt, gấp và trang trí được thiếp chúc mừng. Có thể gấp, cắt thiếp chúc mừng theo kích thước tùy chọn. ND và hình thức trang trí có thể đơn giản.

- Với HS khéo tay:

- Cắt, gấp, trang trí được thiếp chúc mừng. ND và hình thức trang trí phù hợp đẹp.

- Học sinh hứng thú làm thiếp chúc mừng để sử dụng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HOC:

- Một số mẫu thiếp chúc mừng.

- Quy trình cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A.KIỂM TRA:

-Gọi 2 học sinh lên gấp thiếp chúc mừng.

-Một học sinh nhắc lại quy trình gấp -Giáo viên nhận xét

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ thực hành cắt, gấp, trang trí thiếp chúc mừng.

2. Yêu cầu học sinh nhắc lại quy trình làm thiếp chúc mừng.

- Học sinh nhắc lại quy trình làm thiếp chúc mừng.

Bước 1: Cắt, gấp thiếp chúc mừng Bước 2: Trang trí thiếp chúc mừng

- Cho học sinh quan sát thiếp chúc mừng các loại.

- Thiếp chúc mừng gồm có những loại nào ?- Thiếp chúc mừng năm mới, thiếp chúc mừng sinh nhật,…..

- Các thiếp chúc mừng có hình gì ?- Hình chữ nhật - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

- Hướng dẫn học sinh thực hành theo nhóm.

- Giáo viên phát cho học sinh mỗi nhóm một tranh mỹ thuật.

* Lưu ý: Giỏo viờn theo dừi uốn nắn từng nhúm.

3. Nhận xét, đánh giá sản phẩm

- Học sinh nhận xét, đánh giá chọn sản phẩm đẹp nhất.

* Giáo viên nhận xét.

C. CỦNG CỐ DẶN Dề:

- Cho học sinh nhắc lại quy trình thực hiện gấp, cắt, dán thiếp chúc mừng.

- Chuẩn bị bài sau: Gấp, cắt, dán phong bì

S inh hoạt tập thể: SINH HOẠT SAO

I. MỤC TIÊU:

- HS tham gia sinh hoạt sao sụi nổi.

- Giáo dục các em có ý thức trong giờ sinh hoạt, đoàn kết và luôn có tinh thần giúp đỡ bạn .

II. NỘI DUNG SINH HOẠT:

1.Sinh hoạt văn nghệ.

2.Nội dung sinh hoạt - Lớp trưởng nhận xét sao.

- GV nhận xét đánh giá chung.

- Nhìn chung các em biết cố gắng vươn lên trong học tâp.

- Vệ sinh cá nhân và lớp học sạch sẽ.

- Đi học đúng giờ, có làm bài tập trớc khi đến lớp.

- Hạn chế: Các khoản thu nộp còn chậm.(Kim Chi, Ngọc Hà) - Một số em chưa có ý thức học tập tốt.(Trinh, Chung )

- Bình bầu cá nhân và sao điển hình.

3.Kế hoạch tuần tới: Dựa vào kế hoạch nhà trờng và liên đội.

Thực hiện tốt các hoạt động của nhà trường và liên đội đề ra.

TUẦN 21

Ngày soạn:...

Ngày dạy:...

Tập đọc: CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG(2 Tiết)

I. MỤC TIÊU:

- Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:

- Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ; đọc rành mạch được toàn bài.

- Biết thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung bài(vui tươi ở đoạn 1; ngạc nhiên buồn thảm - đoạn 2,3;thương tiếc trách móc- đoạn 4)

- Rèn kỹ năng đọc hiểu:

- Hiểu nghĩa các từ khôn tả, véo von, long trọng.

- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện:Hãy để cho chim được tự do ca hát, bay lượn;

để cho hoa được tự do tắm nắng mặt trời(Trả lời được câu hỏi 1,2,4,5) - GD học sinh có ý thức bảo vệ các loài chim, các loài hoa.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK - 1 bông hoa cúc tươi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A. KIỂM TRA:

- Gọi 2 HS đọc bài Mùa xuân đến. Trả lời câu hỏi - Qua bài văn em biết những gì về mùa xuân?

- Nhận xét ghi điểm.

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu chủ điểm mới và bài đọc

- Trong các tuần 21 và 22 các em sẽ học các bài gắn với chủ điểm mới Chim chóc.. Truyện đọc mở đầu chủ điểm có tên gọi: “ Chim sơn ca và bông hoa cúc trắng “. Các em đều biết chim và hoa cho cuộc sống thêm phần tươi đẹp. Trái đất chúng ta sẽ rất buồn nếu vắng những bông hoa, nếu thiếu tiếng hót của các loài chim. Thế mà chim sơn ca và bông hoa cúc trắng trong truyện lại có số phận rất buồn thảm. Các em hãy đọc truyện và xem câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì ?

2. Luyện đọc

1 Giáo viên đọc diễn cảm cả bài.

- Học sinh lắng nghe và quan sát tranh minh hoạ.

2 Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

a. Đọc từng câu.

- HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài.

- Luyện phát âm: Xoè cánh, xinh xắn, ẩm ướt, an ủi.

- Học sinh đọc từng câu lượt 2.

b. Đọc từng đoạn trước lớp

- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước lớp.

-?Bài này chia làm mấy đoạn?(4 đoạn)

- Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp mỗi em mỗi 1 đoạn - Gọi học sinh đọc chú giải.

- Luyện đọc nhấn giọng, ngắt nghỉ hơi.

+ Chim véo von mãi / rồi mới bay về bầu trời xanh thẳm.//

+ Tội nghiệp con chim ! / Khi nó còn sống và ca hát, / các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát // Còn bông hoa / giá các cậu đừng ngắt nó / thì hôm nay / chắc nó vẫn đang tắm nắng mặt trời. //

c. Đọc từng đoạn trong nhóm.

d. Thi đọc giữa các nhóm.

e. Lớp đồng thanh đoạn 4.

3. Hướng dẫn tìm hiểu bài

Câu 1: Trước khi bị bỏ vào lồng, chim và hoa sống thế nào ?(Chim tự do bay nhảy, hót véo von sống trong một thế giới rất rộng lớn. Cả bầu trời xanh thẳm.) -Yêu cầu học sinh quan sát tranh minh họa để thấy cuộc sống hạnh phúc những ngày còn tự do của sơn ca và bông cúc trắng.

-Cúc sống tự do bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. Nó tươi tắn và xinh xắn, xoè bộ cánh trắng đóm nắng mặt trời, sung sướng khôn tả khi nghe sơn ca hót, ca ngợi vẻ đẹp của mình.

Câu 2:Vì sao tiếng hót của chim trở nên buồn thảm?( Vì chim bị bắt, cầm tù trong lồng.

- Tìm từ trái nghĩa với buồn thảm

* Buồn thảm # hớn hở, sướng vui

Câu 3: Điều gì cho thấy cậu bé rất vô tình đối với chim ? Đối với hoa ? (Đối với chim: Hai cậu bé bắt chim nhốt vào lồng nhưng lại không nhớ cho chim ăn uống, để chim chết vì đói và khát.

- Đối với hoa: Hai cậu bé chẳng cần thấy bông cúc đang nở rất đẹp, cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông cúc bỏ vào lồng sơn ca.)

Câu 4: Hành động của các cậu bé gây ra chuyện gì đau lòng?( Sơn ca chết, bông cúc héo tàn.)

Câu 5: Em muốn nói gì với các cậu bé?(Đừng bắt chim, đừng hái hoa ! Các bạn thật vô tình!)

4. Luyện đọc lại.

- 3 nhóm tự phân vai đọc lại câu chuyện.

- Nhận xét bình chọn nhóm, bạn đọc hay nhất C. CỦNG CỐ DẶN Dề:

- Câu chuyện này khuyên các em điều gì?.

- Hãy nhớ bảo vệ chim chóc, bảo vệ các loài hoa vì chúng làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Đừng đối xử với chúng vô tình như cậu bé trong truyện này.

- Nhận xét tiết học.

-Về nhà đọc trước nội dung của tiết kể chuyện.

Toán: LUYỆN TẬP

I. MỤC TIÊU :

- Học thuộc bảng nhân 5.

- Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính nhân và trừ trong trường hợp đơn giản.

- Biết giải bài toán có một phép nhân (trong bảng nhân 5)

- Nhận biết được đặc điểm của giải số để viết số còn thiếu của giải số đó.

- HS làm các bài tập, bài 1(a), bài 2, bài 3.

-GD học sinh tự giác trong học tập. Yêu thích môn toán.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : A. KIỂM TRA

- Gọi vài HS đọc bảng nhân 5.

- GV nhận xét ghi điểm.

B. BÀI MỚI:

1. Giới thiệu bài:

2. Luyện tập ở lớp.

Bài 1: Yêu cầu gì ? Tính nhẩm: Dựa vào đâu để tính? (bảng nhân 5) - HS làm bài -Gọi HS nên miệng

- Nhận xét chữa bài : Bài 2:Tính ( theo mẫu) - Mẫu:5 x 4 - 9 = 20 - 9 = 11

- HS làm bài - Gọi HS lên bảng - Nhận xét chữa bài Bài 3 : 1HS đọc bài toán .Cả lớp đọc thầm

- Bài toán hỏi gì?

- Bài toán cho biết gì ?

- Muốn biết Liên học trong một tuần mấy giờ các em chọn phép tính đúng để giải vào vở.

-HS làm bài vào vở .1HS lên bảng Bài giải:

Số giờ Liên học trong 5 ngày là:

5 x 5 = 25(giờ) Đáp số: 25 giờ - Nhận xét chữa bài .

C .CỦNG CỐ DẶN Dề : -Điền đúng Đ, Sai S vào ô trống 5 x 5 = 10 5 x 4 = 9 5 x 5= 25 5 x 4 = 20 GV nhận xét tiết học.

- Dặn: Về nhà học thuộc bảng nhân 5 và làm các BT ở vở BT

Một phần của tài liệu tuần 19 đến tuần 21 lớp 2 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w