Bối cảnh quốc tế và khu vực

Một phần của tài liệu Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010) (Trang 28 - 36)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ CỦA HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC HÀNH

1.3. Bối cảnh quốc tế và khu vực

Trong những thập niên cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, bối cảnh thế giới đã có những biến đổi to lớn và sâu sắc. Nó đã ảnh hưởng toàn diện và mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống xã hội của các quốc gia. Thế giới đang từng bước thực hiện sự chuyển mình mới. Những biến đổi to lớn trong đời sống chính trị thế giới đã làm thay đổi cơ bản cục diện thế giới.

Vào năm 1991, Liên Xô và toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ, kéo theo đó là trật tự hai cực Ianta tan vỡ; tình trạng đối đầu Đông - Tây, mà đứng đầu là Liên Xô và Mỹ, kéo dài hơn 4 thập kỷ đã đến hồi kết thúc. Một trật tự thế giới mới bắt đầu hình thành. Mỹ siêu cường duy nhất còn tồn tại sau Chiến tranh lạnh muốn vươn lên nắm lấy địa vị độc tôn, các cường quốc khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và các nước Tây Âu muốn duy trì thế giới “đa cực” trong quan hệ quốc tế nên ngày càng phát triển và vươn lên cạnh tranh với Mỹ, trong đó đáng chú ý nhất là

con hổ” Trung Quốc. Thế giới được tạo thành thế giới “nhất siêu đa cường” trên bản đồ kinh tế - chính trị thế giới và cũng tạo ra những thách thức không nhỏ đối với Mỹ.

Trong khi đó, những nước đang phát triển đã và đang tạo ra sức mạnh góp phần ngày càng quan trọng vào cục diện quan hệ quốc tế. Do đó, tất cả các nước đã nhận thấy được trong giai đoạn mới đối đầu không phải là cách tốt nhất. Để thế giới tồn tại được tất cả các nước phải vận động theo quy luật nhất định. Guồng quay của trật tự thế giới mới đã đưa các nước xích lại gần nhau hơn và điều tất yếu xảy ra là xu thế hòa bình, hòa dịu và hợp tác đã mở ra nhưng cạnh tranh cùng phát triển. Song hành với sự biến đổi đó là xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, làm cho sự tùy thuộc vào các nước ngày càng lớn. Đồng thời, sự đi lên của những xu hướng đó là sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã làm cho ranh giới quốc gia mất dần ý nghĩa và tạo cơ sở cho sự ra đời của một “ngôi làng toàn cầu”, trong đó khu vực đóng vai trò là “ngôi nhà lớn” trong ngôi làng ấy. Những điều kiện ấy làm cho đời sống kinh tế - chính trị và xã hội quốc tế mang những sắc thái mới.

Thế kỷ 21 đang mở ra những cơ hội to lớn nhưng cũng chứa đựng rất nhiều thách thức đối với sự phát triển của tất cả các nước, đặc biệt là các nước đang phát triển. Các nước này mong muốn có một môi trường hoà bình, hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để phát huy nội lực và lợi thế so sánh, tranh thủ ngoại lực phát triển nền kinh tế của mình tiến kịp với sự phát triển chung của nhân loại.

Trong thời đại ngày nay, khi mà các yếu tố của sản xuất đã được quốc tế hóa một cách sâu sắc, không một quốc gia nào có thể đạt được tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao nhằm rút ngắn khoảng cách phát triển nếu không tham gia vào quá trình này, nhất là toàn cầu hóa luôn gắn với cải cách cơ cấu kinh tế của từng nước dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu giữa các nước. Ðiều đó giải thích tại sao Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) - định chế cơ bản của toàn cầu hóa đã thu hút hơn 150 nền kinh tế thành viên tham gia, mọi thành viên của WTO được yêu cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong thương mại. Các nước chưa phải là thành viên cũng đang khẩn trương đàm phán để được gia nhập tổ chức này.

Quá trình toàn cầu hóa hiện nay là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế thế giới mới bảo đảm phân phối lợi ích công bằng hơn,

hợp lý hơn. Toàn cầu hóa là kết quả vượt bậc của lực lượng sản xuất, tạo nên những dòng chảy vốn, hàng hóa, dịch vụ, lao động, công nghệ ngày càng tự do trong phạm vi khu vực và toàn cầu, hỗ trợ mọi quốc gia tham gia toàn cầu hóa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội một cách nhanh chóng hơn. Toàn cầu hóa còn tạo lợi thế so sánh cho các quốc gia tích cực tham gia hội nhập quốc tế, đặc biệt là đối với lĩnh vực kinh tế. Sự phân công lao động quốc tế theo chiều sâu và thị trường liên kết khu vực và theo các tầng nấc khác nhau thích hợp với trình độ công nghệ, lao động, truyền thống của từng quốc gia. Phát huy tốt lợi thế so sánh trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế nhằm tận dụng tự do hóa thương mại, đầu tư, thị trường vốn, tranh thủ công nghệ và kỹ năng quản lý…

Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra những cơ hội mới và những thách thức mới.

Những cơ hội là: Có một thị trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm được sản xuất ra trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thu hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển của các nước và các định chế tài chính quốc tế như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)...; có điều kiện tiếp nhận công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý thông qua các dự án đầu tư.

Với nền kinh tế đã được toàn cầu hóa, sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng sâu, sự phối hợp giữa các nhà nước có vai trò ngày càng lớn, chức năng của nhà nước trong quan hệ kinh tế đối ngoại ngày càng được tăng cường.

Bên cạnh những tác động tích cực của quá trình toàn cầu hóa, trong những năm đầu thế kỷ XXI những mâu thuẫn về sắc tộc, mâu thuẫn về thương mại… hay các vụ khủng bố mang tầm quốc tế đã diễn ra tại nhiều khu vực. Chẳng hạn như vấn đề Trung Đông, vấn đề hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên, Iran, vấn đề xung đột sắc tộc tại châu Phi, vấn đề Biển Đông… Tất cả làm cho tình hình thế giới trở nên bất ổn định hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tất cả các nước không thể khoanh tay đứng nhìn thế giới đứng trên bờ vực mà đã và đang cùng nhau đưa những vấn đề đó lên bàn đàm phán, cùng tìm kiếm giải pháp hòa bình.

Đặc biệt, sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001 hay còn được gọi là sự kiện 911 (theo lối viết tắt ngày tháng tại Mỹ), lực lượng khủng bố quốc tế tấn công vào Trung tâm thương mại quốc tế (WTC), Lầu Năm Góc và Tòa nhà Quốc Hội của Mỹ. Cuộc

tấn công này đã làm chấn động địa cầu - một kẻ thù nguy hiểm không chỉ của nước Mỹ mà của nền hòa bình thế giới xuất hiện. Ngay sau đó, Mỹ bắt đầu phát động cuộc chiến chống khủng bố trên khắp các châu lục nhằm lật đổ chế độ Al-Qaeda và chế độ hà khắc Taliban. Mỹ nhận được sự ủng hộ của nhiều nước trên thế giới, quyền lực của Mỹ nhờ vậy mà tăng lên rất mạnh. Mỹ đã lấy cớ này để lôi kéo, tập hợp đồng minh tham gia tấn công vào một số nước như Afghanistan (2001), Iraq (2003). Thực chất đây là cơ hội để Mỹ hợp lý hóa việc có mặt của mình ở khu vực giàu tài nguyên vàng đen này, cũng như có ý nghĩa về vị trí chiến lược. Ngoài ra, ở các khu vực khác trên thế giới những mâu thuẫn này vẫn diễn ra tạo nên sự bất ổn nhất định.

Cùng với toàn cầu hoá và bổ sung cho toàn cầu hoá là xu thế khu vực hoá. Xu thế khu vưc hoá vừa là sự thể hiện vừa là sự phản ứng đối với xu thế toàn cầu hoá.

Trong quan hệ với toàn cầu hoá thì xu thế khu vực hoá được xem là bước chuẩn bị để tiến tới toàn cầu hoá, mặt khác khu vực hoá hiện nay phản ánh một thực trạng co cụm nhằm bảo vệ những lợi ích tương đồng giữa một vài quốc gia trước những nguy cơ, những tác động tiêu cực do toàn cầu hoá đặt ra.

Khu vực hoá có nhiều mức độ khác nhau từ một vài nước và một vài vùng lãnh thổ đến nhiều nước tham gia vào một tổ chức nhằm hỗ trợ cho nhau trong phát triển, tận dụng những ưu thế của khu vực trong quá trình tham gia nền kinh tế toàn cầu.

Trong những năm cuối thế kỷ XX - đầu thế kỷ XXI, làn sóng hợp tác trong khu vực diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Đây là một xu thế tất yếu trong tương lai cùng với quá trình toàn cầu hóa mà trong đó kinh tế là hạt nhân chi phối trực tiếp đến quan hệ quốc tế. Như sự hoạt động năng động của các tổ chức kinh tế khu vực ASEAN, NAFTA, APEC… góp phần không nhỏ đến sự phát triển kinh tế toàn cầu.

Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực đang được nhiều nước quan tâm nhất, kể cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản…

Khu vực được coi là mô hình lý tưởng cho các khu vực khác trên thế giới học tập là Liên minh Châu ÂU (EU). Đây là tổ chức liên kết khu vực rộng lớn và có hiệu quả nhất, nó không chỉ là liên minh về kinh tế mà còn là liên minh về chính trị, văn hóa…

giữa những quốc gia có cùng trình độ phát triển, mặc dù hiện nay có chút bất cập.

Kết thúc Chiến tranh lạnh cục diện thế giới thay đổi, đặc biệt ở khu vực Đông Nam Á. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, Đông Nam Á bị đặt dưới mối đe dọa về

nguy cơ đối đầu cả về chiến tranh thông thường và chiến tranh hạt nhân giữa hai cường quốc đối đầu là Liên Xô và Mỹ. Chiến tranh lạnh kết thúc đã làm cho cục diện thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại, mở ra hướng đi mới cho các nước Đông Nam Á, nhất là các nước Đông Dương. Các quốc gia Đông Nam Á thoát khỏi mối đe dọa chiến tranh và bắt tay vào khôi phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại đất nước. Có thời gian chính các quốc gia trong khu vực cũng nằm ở hai cực đối đầu với nhau. Song bước sang thế kỷ XXI, các nước khép lại quá khứ để cùng nhau hợp tác xây dựng đất nước và khu vực phát triển phồn thịnh hơn, hội nhập nhanh hơn với quá trình toàn cầu hóa.

Đông Nam Á là khu vực nằm ở vị trí án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đông Nam Á từ lâu được coi là nơi đi qua của con đường giao thương từ Trung Quốc, Nhật Bản đến Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Thậm chí đến gần đây, một số nhà nghiên cứu vẫn gọi khu vực này là

"ống thông gió" hay "ngã tư đường”. Với vị trí đó, Đông Nam Á có điều kiện để hợp tác cùng nhau phát triển và hợp tác với các nước trên thế giới. Với ý nghĩa như vậy, vào cuối thế kỷ XX các nước Đông Nam Á đã cùng nhau xây dựng lên một “ngôi nhà lớn” mang tên ASEAN.

Hơn 45 năm qua, ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực rất thành công, phát triển năng động, hợp tác chặt chẽ, có quan hệ đối tác mật thiết với nhiều quốc gia, và tổ chức quan trọng hàng đầu thế giới. Sức mạnh và uy tín của ASEAN ngày càng gia tăng khi Hiệp hội bao gồm 10 quốc gia Đông Nam Á. Điều đó góp phần củng cố hòa bình, ổn định và sự phồn vinh ở khu vực, tăng cường hợp tác và liên kết giữa các nước thành viên, nâng cao vị thế của Hiệp hội trên trường quốc tế, tạo tiền đề cho những bước phát triển mạnh mẽ tiếp theo. ASEAN đóng vai trò nóng cốt trong đẩy mạnh sự hợp tác ở Đông Á và châu Á - Thái Bình Dương vì hòa bình và phát triển thông qua các hoạt động của APEC, Diễn đàn Đông Á, Diễn đàn khu vực ASEAN.

Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 9 ở Bali (Indonesia) tháng 11/2003 đã thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II (DAC II). Trong DAC II, các nhà lãnh đạo ASEAN thỏa thuận thiết lập Cộng đồng ASEAN, ASEAN đề ra mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột: Cộng đồng An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Cộng đồng Văn hóa - xã hội ASEAN vào năm 2020 [83, tr660].

Một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN: Cộng đồng văn hóa - xã hội là sáng kiến của Việt Nam.

Trong Cộng đồng ASEAN, xây dựng Cộng đồng An ninh - chính trị là khó khăn lớn nhất vì các nước trong khu vực vốn là một thực thể đa dạng. Trên tinh thần đặt lợi ích khu vực ở vai trò quan trọng, không cao hơn lợi ích quốc gia nhưng ở tầm cao nhất định, Việt Nam tích cực cùng các nước bàn bạc và tìm kiếm các hình thái, bước đi phù hợp xây dựng cộng đồng này.

Cộng đồng kinh tế ASEAN đang được đầu tư phát triển nhanh chóng. Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ASEAN trong đó nêu lên ba nguyên tắc của sự hợp tác: hướng ra bên ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia của các nước thành viờn; xỏc định rừ 5 lĩnh vực hợp tỏc kinh tế cụ thể là thương mại - cụng nghiệp - năng lượng - khoáng sản, nông - lâm - ngư nghiệp, tài chính - ngân hàng, vận tải - liên lạc và du lịch; đồng thời nhấn mạnh “hòa giải” là phương châm giải quyết những khác nhau giữa các nước thành viên trong việc giải thích và thực hiện Hiệp định khung này.

Trong quá trình phát triển, ASEAN luôn phấn đấu để giảm bớt sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước thành viên cũ và các nước thành viên mới. Tiêu biểu là sáng kiến “Hội nhập ASEAN” được đưa ra vào tháng 11/2001. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Phnom Penh 2002, các nhà lãnh đạo đã phê chuẩn Kế hoạch công tác Hội nhập ASEAN bao gồm 48 dự án nhằm duy trì sự tăng trưởng của các tiểu vùng và thúc đẩy phúc lợi cho nhân dân ở các tiểu vùng. Trong đó có 4 lĩnh vực ưu tiên là: phát triển hạ tầng cơ sở, đào tạo nguồn nhân lực, công nghệ thông tin liên lạc và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực [83, tr540].

ASEAN có những điều kiện thuận lợi để đảm đương vai trò lãnh đạo trong quá trình liên kết kinh tế Đông Á, thể hiện ở ba khía cạnh sau: Thứ nhất, ASEAN có vị trí thuận lợi trong điều hòa lực lượng quốc tế Đông Á. Với nguồn tài nguyên phong phú, kinh tế phát triển nhanh, có vị trí chiến lược quan trọng, ASEAN trở thành đối tượng cạnh tranh tích cực với các nước lớn Đông Á và giành được sự hưởng ứng của các nước lớn trong việc đề xướng hợp tác Đông Á; Thứ hai, ASEAN chú trọng thúc đẩy chiến lược cân bằng với các nước lớn, đã và đang xây dựng quan hệ song phương tốt đẹp với các nước lớn ở Đông Á và trên thế giới. Với chiến lược này, ASEAN đã tận dụng được những lợi thế phát triển, khéo léo phát

huy tác dụng lấy nhỏ kéo lớn và tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo đuổi vị trí lãnh đạo hợp tác khu vực Đông Á; Thứ ba, ASEAN đã giành được những thành tựu to lớn trong hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh…ở khu vực Đông Á, tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hợp tác khu vực. Điều này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho ASEAN theo đuổi vị trí dẫn đầu hợp tác khu vực Đông Á [114, tr35].

Trong quá trình hội nhập, xu thế khu vực hoá và liên kết tiểu vùng được mở ra như sự bổ sung và như là một cách thích ứng với xu thế toàn cầu hoá. Sự phồn vinh của cả khu vực sẽ là nền tảng cho sự phát triển của mỗi nước riêng biệt. Với các đặc điểm địa chính trị, địa kinh tế, hợp tác tiểu vùng làm giảm đi những đặc điểm dị biệt của mỗi nước và góp phần tăng cường phối hợp chính sách, liên kết kinh tế giữa các nước.

Trong khung cảnh mang tính toàn cầu đó, cùng với bầu không khí hoà bình, hữu nghị, hợp tác phát triển, Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) đã hình thành và ngày càng được tăng cường. Tiểu vùng Mekong mở rộng bao gồm các nước Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây của Trung Quốc.

Với tổng diện tích 2,3 triệu km2, đông dân cư (320 triệu người) (năm 2006), đa sắc tộc và có các nền văn hóa rất phong phú, lưu vực sông Mekong giàu tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung đây còn là vùng nghèo, chậm phát triển ở Đông Nam Á và châu Á, cơ sở hạ tầng yếu kém, đã bị các cuộc chiến tranh kéo dài tàn phá nặng nề, ngay trong tiểu vùng cũng tồn tại sự cách biệt về trình độ phát triển giữa các địa phương.

Từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, xu thế hợp tác, phát triển và hội nhập trở thành xu thế chủ đạo, thúc đẩy hợp tác Tiểu vùng sông Mekong mở rộng. Liên kết, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, nguồn nước là những

“động lực” thôi thúc các nước trong lưu vực sông Mekong tìm kiếm cơ chế hợp tác song phương và đa phương. Trong bối cảnh đó, Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng được hình thành vào năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng phát triển châu Á. Ban đầu, GMS bao gồm các nước nằm trong lưu vực sông Mekong:

Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc);

năm 2004, thêm tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) tham gia vào hợp tác GMS.

Một phần của tài liệu Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010) (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w