Đơn vị: Triệu USD Quốc gia Khoản vay % so với GMS
Lào 95,50 6,2
Thái Lan 602,45 39,33 Việt Nam 559,98 36,56 Tổng 1257,93 82,12
Nguồn: Tổng hợp từ các nguồn ADB và Hoàng Viết Khang (2009), Hợp tác
kinh tế tiểu vùng Mê Công mở rộng: Hiện trạng, định hướng và giải pháp, Luận án tiến
sỹ kinh tế, Viện kinh tế và chính trị thế giới, Hà Nội, tr77.
Các nước EWEC đã cùng với các nước GMS ký Hiệp định mua bán điện (Hiệp định IGA). Để thực hiện thương mại điện, Ủy ban Điều phối thương mại điện GMS được thành lập để giám sát việc xây dựng và thông qua khung quy định, tổ chức và thương mại cho thương mại điện. Ủy ban này chuẩn bị một kế hoạch làm việc tổng thể và biên bản ghi nhớ hướng dẫn thực hiện hiệp định hoạt động thương mại điện tiểu vùng giai đoạn 1 và được ký tại Hội nghị Thượng định Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 2 năm 2005. Biên bản ghi nhớ cung cấp các nghiên cứu kỹ thuật và nhiệm vụ hỗ trợ cho hiệp định hoạt động thương mại điện tiểu vùng bao gồm: (1) lập cơ sở dữ liệu ngành điện; (2) chuẩn bị kế hoạch tổng thể điện năng; và (3) thực hiện hiệu quả hiệp định mua bán điện [59, tr78].
Các sáng kiến trên làm nền tảng cho thương mại điện trên EWEC thu được nhiều thành quả đảm bảo lợi ích của các nước và các địa phương tham gia. Trong giai đoạn 1 của Dự án kết nối điện khu vực tiểu vùng sông Mê Công (Nam Theun 2 - Savannakhet - Roi Et) sẽ cung cấp điện cho các khu vực dọc hành lang. Việc mở rộng điện khí hóa khu vực nơng thơn dọc đường 9 và phân phối điện tới 71 làng ở 6 quận, huyện cũng được khuyến khích. Việt Nam đã đề xuất tham gia vào các dự án dầu mỏ và khí ga từ cảng Chân Mây - Quốc lộ 1- Đường 9 tới Lào và Thái Lan để có thể cung cấp tài chính cho các ngành tư nhân và cần các nghiên cứu tiền khả thi để quyết định khả năng thực thi. Trong khi tình trạng bổ sung của các nguồn năng lượng đáng tin cậy tại hành lang ở Myanmar cần được quyết định, một nghiên cứu khả thi về đường dây truyền tải nối thị trấn biên giới Mae Sot của Thái Lan tới Thaton ở Myanmar cũng bao gồm trong mắt xích phát triển hành lang. Về viễn thơng, đến năm 2010 đã có một dự án củng cố các dịch vụ viễn thông tại khu vực hành lang nằm trên địa phận Myanmar.
Cho đến năm 2010, đã hồn thành việc dự phịng cung cấp điện cho hành lang, chủ yếu từ Thái Lan và Việt Nam. Điện khí hóa khu vực nông thôn mới sẽ ưu tiên cho các địa phương ở Lào và Myanmar.
Dự án phát triển thủy điện Nam Leuk hoàn thành tháng 5 năm 2000 đã mang lại các lợi ích: Dự án làm tăng tính tin cậy của việc cung cấp điện tại hệ thống truyền
tải điện Viên Chăn và là một yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế. Dự án tạo ra nước ngoặt quan trọng trong liên kết hệ thống đường dây truyền tải điện trên EWEC và GMS; Dự án góp phần xóa đói giảm nghèo do hệ thống đường dây tải điện hỏng được thay thế. Các hộ gia đình trong khu vực dự án được hưởng lợi từ việc xây dựng trường học, việc làm trong các hoạt động khác với mức bình quân cao hơn, điện khí hóa và hệ thống cung cấp nước ở các bản làng, thơn xóm, xây dựng cầu mới và thúc đẩy thực hiện chương trình nhận thức về căn bệnh AIDS ở một số địa phương.
Dự án Nhà máy thủy điện Nam Theun 2 và các đường truyền kết nối tới Thái Lan cũng đã cung cấp nguồn điện cần thiết cho Lào ở dọc tuyến Hành lang đang sử dụng điện do Việt Nam và Thái Lan cung cấp. Dự án này bắt đầu hoạt động thương mại từ tháng 3 năm 2008 và mang lại nhiều lợi ích như: Lợi ích kinh tế từ xuất khẩu điện của Lào cho Thái Lan. Năm 2009, năm đầu tiên của hoạt động, chính phủ đã thu được từ dự án là 20,4 triệu USD tức là khoảng 1,5% GDP. Lợi ích chính khác là điện khí hóa khu vực nơng thơn vùng lân cận. Nguồn thu hút từ dự án cũng cho phép công ty điện lực Lào trợ cấp thuế điện cho dân nghèo và đảm bảo phân phối điện công bằng cho cả nước. Xây dựng thủy điện đã tạo nhiều việc làm, người dân địa phương được vận hành và bảo dưỡng nhà máy và những điều kiện thuận lợi khác. Đây là dự án hợp tác giữa nhà nước và tư nhân cùng làm đầu tiên trong phát triển thủy điện ở Lào và là dự án năng lượng lớn đầu tiên của EWEC và GMS. Dự án được tài trợ từng phần do cơng ty của Thái Lan góp vốn và triển khai thực hiện. Đây là dự án thành cơng được coi là mơ hình hợp tác nhà nước - tư nhân trong lĩnh vực điện, đặc biệt là dự án lại được thực hiện và có kết nối qua biên giới [59, tr78-79].
Mạng lưới cáp quang viễn thơng chính cho khu vực kết nối các khu vực hành lang (giai đoạn 1) đã được hoàn thành. Đến hết năm 2010, Myanmar cũng đang thực hiện giai đoạn 2 của đường dây điện báo phía Tây.
Tóm lại, hợp tác trên lĩnh vực năng lượng giữa các nước nằm dọc EWEC cũng như các nước GMS, tập trung chủ yếu vào thiết lập một thị trường điện năng cạnh tranh và hòa nhập của vùng nhằm khai thác triệt để tài nguyên năng lượng phong phú của EWEC và giúp xác định các mục tiêu giảm nghèo đói và phát triển kinh tế của các nước EWEC.
Mục tiêu này đạt được thông qua mua bán điện năng, giúp giảm chi phí đầu tư, ổn định nguồn điện năng và giảm thuế suất.
Hai phương pháp chính được thực hiện là: phát triển khung chính sách và thể chế cho giao thương năng lượng và thông qua quy hoạch tổng thể để hòa mạng lưới. Uỷ ban Điều phối Mua bán Điện năng trong vùng được thành lập năm 2004 và các nhóm cơng tác được thành lập năm 2006. Do các đặc điểm khác nhau trong khung quản lý và phương tiện truyền tải của các nước EWEC, thị trường điện năng EWEC dự kiến sẽ phát triển theo từng giai đoạn.
Các nước GMS cũng đang hướng đến mở rộng hợp tác trong các tiểu ngành năng lượng khác như hiệu suất năng lượng, năng lượng tái tạo, khí và than để đảm bảo nguồn cung, giữ giá thấp và đạt được các lợi ích kinh tế. ADB đã hồn thành nghiên cứu về các viễn cảnh hỗn hợp năng lượng khác nhau trong tiểu vùng. Lộ trình phát triển hợp tác năng lượng EWEC và GMS đã được các nước thành viên thông qua.
2.5.3. Hợp tác xóa đói giảm nghèo và phát triển nơng thơn
Dự án hợp tác trong Hành lang kinh tế Đơng Tây có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt kinh tế - xã hội, hợp tác phát triển và xóa đói, giảm nghèo. Thứ nhất, các vùng, địa phương dọc tuyến hành lang của Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam đều là khu vực nghèo, điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn. Do vậy, dự án này đã mở đường giúp xóa đói, giảm nghèo cho hàng triệu người ở cả bốn nước Việt Nam, Lào, Thái Lan và Myanmar, góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường liên kết giữa vùng này với những khu vực khác trong ASEAN cũng như với các nước trong khu vực và trên thế giới. Thứ hai, dự án này cho phép khai thác tiềm năng hợp tác và sự bổ sung lợi thế giữa các nước về tài nguyên, điều kiện tự nhiên, con người và mở rộng thị trường nhất là tiềm năng biển, di sản văn hóa... Thứ ba, dự án này sẽ góp phần mở rộng kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, đầu tư và du lịch, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngồi từ trong và ngồi khu vực thơng qua việc kết nối với thị trường quốc tế trong khu vực Ðông Á. EWEC sẽ trở thành hành lang của hợp tác hữu nghị và cùng phát triển của các nước trong khu vực.
ADB trong đó có Nhật Bản đã quan tâm đầu tư các dự án phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo như mục tiêu “EWEC cịn tác động đến các vấn đề xã hội”. Tại tỉnh Quảng Trị, ngay từ lúc ý tưởng EWEC hình thành, ADB cũng đã quan tâm hỗ trợ dự án “Giảm nghèo miền Trung” trong giai đoạn 2002-2009 nhằm giảm tỷ lệ đói nghèo tại hai huyện Hướng Hóa, Đakrong dọc tuyến đường quốc lộ số 9 (EWEC),
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế, giúp người dân nghèo tại hai huyện miền núi này chuyển từ kinh tế tự cung tự cấp sang hoạt động tạo thu nhập, sản xuất gắn liền với thị trường. JBIC, JICA cũng có các dự án thủy lợi nhằm tăng năng xuất sản xuất các sản phẩm nông nghiệp; các dự án nâng cấp mạng lưới điện nơng thơn phục vụ định hướng cơng nghiệp hóa nơng thơn. Các dự án đường giao thông cấp tỉnh và cấp huyện cũng được đầu tư nâng cấp. Các dự án này đã góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo của tỉnh (Tỉ lệ hộ nghèo trên toàn tỉnh Quảng Trị: 17,8%/2008) và góp phần phát triển kinh tế hàng hóa nơng sản, tạo thị trường giao lưu với các nước khác trên tuyến hành lang EWEC.
Cùng với dự án xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông thôn, ADB - Nhật bản và lãnh đạo tỉnh Quảng Trị cũng quan tâm phát triển đô thị tạo các điểm kết nối trên tuyến hành lang này. Năm 2009, ADB đã đồng ý tài trợ dự án hợp tác kỹ thuật phát triển tồn diện kinh tế xã hội thị xã Đơng Hà; dự án cải thiện môi trường đô thị Tiểu vùng Mekong cho 4 đô thị Lao Bảo - Đông Hà - Cửa Việt và thị xã Quảng Trị; dự án phát triển du lịch bền vững Tiểu vùng Mekong. Như vậy, với sự quan tâm hỗ trợ của ADB và Nhật Bản đã tạo cơ sở phát triển các vùng đô thị và nông thôn Quảng Trị nhằm tận dụng lợi thế và tiềm năng của tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.
Tại tỉnh Savannakhet của Lào, sau quá trình tham gia hợp tác trên EWEC đã đem lại nhiều chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội. Trong 5 năm (2005 - 2010), nền kinh tế của tỉnh Savannakhet có những bước phát triển tồn diện với tốc độ tăng bình qn 10%/năm, trong đó lĩnh vực nông lâm nghiệp tăng 7%, công nghiệp tăng 18% và dịch vụ tăng 16%, GDP bình quân đầu người đạt 897 USD/người/năm, tăng từ 25-30%/năm, việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu cũng tăng lên như: gạo, đường, thuốc lá, gia súc, gỗ quý, vàng, đồng đỏ, thạch cao, đá xây dựng... Hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước cũng được củng cố và tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, đầu tư và du lịch. Góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnh Savannakhet phát triển vững mạnh hơn trước [125, tr14].
Tiểu kết chương 2:
Sự ra đời của Hành lang kinh tế Đông Tây tạo điều kiện cho địa phương của bốn nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước,
góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch. Đồng thời, Hành lang kinh tế Đơng Tây cũng sẽ góp phần hỗ trợ phát triển cơng - nơng nghiệp và du lịch.
Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010) đã đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận được thể hiện trên các lĩnh vực như: đầu tư, thương mại, nông và công nghiệp, giao thơng vận tải, năng lượng, du lịch và xóa đói giảm nghèo, phát triển nông thôn.
Cho đến năm 2010, hợp tác giữa các nước và các địa phương EWEC thông qua các dự án hợp tác đầu tư, thương mại, giao lưu văn hố, chuyển giao cơng nghệ để xố đói giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân và cùng nhau phát triển.
Trong các lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây giai đoạn này, hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải là lĩnh vực phát triển mạnh nhất và kết quả được thể hiện rõ ràng nhất. Tuyến đường dài 1.450 km hồn thành tạo thành một con đường Đơng - Tây đầu tiên xuyên suốt từ Biển Đông đến Biển Ấn Độ dương tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kinh tế EWEC và GMS. Trên cơ sở tuyến đường này, tạo điều kiện cho các địa phương và các nước trên tuyến Hành lang mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển. Thành công của hợp tác giao thông không chỉ là thành công lớn nhất trong hợp tác kinh tế của EWEC mà còn trên phạm vi cả GMS.
Tuy nhiên, trong tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đơng Tây (1998 - 2010) vẫn đang cịn nhiều vướng mắc, chưa đáp ứng được kỳ vọng của cư dân và doanh nghiệp trên tuyến hành lang kinh tế này.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TIẾN TRÌNH HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC HÀNH LANG KINH TẾ ĐÔNG TÂY
(1998 - 2010)
3.1. Tác động của tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành langkinh tế Đông Tây kinh tế Đông Tây
Sự ra đời của EWEC đã đem lại lợi ích thiết thực và lâu dài cho các quốc gia thành viên. Đây là cơ hội cho các quốc gia tiếp cận tốt hơn với các nguồn tài nguyên khoáng sản, hải sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất và chế biến; tạo điều kiện phát triển cho các thành phố, thị trấn, thị tứ dọc hành lang đồng thời thúc đẩy thương mại xuyên biên giới; thu hút đầu tư từ các địa phương, khu vực và thế giới; phát triển các hoạt động kinh tế mới thông qua việc sử dụng hiệu quả không gian kinh tế và hình thành khu vực kinh tế xuyên quốc gia; mở cửa cho hàng hóa của các địa phương và các nước nằm dọc EWEC thâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á và châu Âu. Ngồi ra, EWEC cịn là mơi trường để thử nghiệm các chính sách kinh tế mới, đặc biệt là ở Myanmar, Lào và Việt Nam. EWEC cũng sẽ mở ra những cơ hội hợp tác trên nhiều lĩnh vực cho các địa phương các nước thành viên.
Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc EWEC (1998 - 2010) đã có tác động tích cực đến các nước thành viên thể hiện trên các lĩnh vực cụ thể sau:
- Giao thông, giao lưu hàng hoá, dịch vụ phát triển sẽ tạo điều kiện cho nhân dân các vùng và địa phương thuộc EWEC phát triển mạnh hơn về kinh tế, văn hoá, đời sống... góp phần tăng cường an ninh mỗi nước và khu vực, tăng cường tinh thần hữu nghị giữa các nước và niềm tin vào mục tiêu phát triển của ASEAN đang hướng tới một cộng đồng kinh tế vào năm 2015 .
- Khai thác tiềm năng, lợi thế của mỗi nước. Các vùng, địa phương của mỗi nước trong EWEC đều có đặc điểm và thế mạnh riêng cho phép khai thác tiềm năng hợp tác, bổ sung cho nhau về tài nguyên thiên nhiên, con người, văn hoá, kinh tế nhằm mở rộng thị trường, nhất là sản phẩm rừng, biển, di sản văn hố...
- Xố đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách phát triển với các vùng khác của mỗi nước. Các tỉnh của Việt Nam trong EWEC có vai trị lớn, tạo thuận lợi cho các tỉnh thuộc hành lang của 3 nước Lào, Thái Lan, Myanmar tiến ra cửa khẩu biển Đông; hợp tác với Việt Nam vận tải quá cảnh hàng hoá, dịch vụ từ các vùng, địa phương sâu trong nội địa ra các nước trên thế giới; các tỉnh miền Trung Việt Nam cũng là nơi cung cấp sản phẩm hàng hoá, dịch vụ kinh tế biển cho các địa phương