Nước Lào Myanmar Thái Lan Việt Nam
% thay đổi 2001/2000 8,6 1,3 5,8 8,4 % thay đổi 2002/2001 9,2 6,0 7,3 12,8 % thay đổi 2003/2002 13,5 5,3 7,3 7,6 % thay đổi 2004/2003 40,6 17,7 16,4 20,6 % trung bình 2000 - 2004 5,0 3,9 5,2 8,0
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Nguyễn Trần Quế (chủ biên) (2007), Hợp
tác phát triển tiểu vùng Mê Công mở rộng hiện tại và tương lai, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, tr59.
Ở các địa phương của các nước dọc theo EWEC, nhiều doanh nghiệp đã tiên phong xây dựng và thực hiện các chương trình du lịch kết nối các quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc EWEC nhằm thu hút du khách đến với các điểm đến trên tuyến Hành lang này và gia tăng du lịch bằng đường bộ nội vùng, thúc đẩy du lịch ở các địa phương phát triển.
Tóm lại, Hành lang kinh tế Đơng Tây ra đời đóng vai trị chiến lược quan trọng liên kết các quốc gia trong khu vực, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, đặc biệt phát triển thương mại, du lịch và dịch vụ xuyên quốc gia.
tế khác. Là một trong những ngành đóng góp quan trọng nhất để phát triển ở nhiều nước và là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu để kích thích việc làm và tăng doanh thu, cả trong khu vực tư nhân và nhà nước. Điều này sẽ dẫn đến việc giảm đói nghèo và tăng vốn chủ sở hữu của chất lượng cuộc sống.
Hành lang kinh tế Đông Tây ra đời nhằm mục đích thúc đẩy phát triển du lịch của các địa phương và các nước thuộc Hành lang này nói riêng và tồn tuyến nói chung. Trong giai đoạn 1998 - 2010, Chính phủ và các địa phương của các nước EWEC rất đề cao vai trị, vị trí du lịch - dịch vụ và coi phát triển du lịch dịch vụ là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế - xã hội tuyến Hành lang Đông Tây. Thực tiễn hợp tác phát triển du lịch giữa các nước nằm dọc EWEC trong giai đoạn này đã có những bước tiến quan trọng.
Giao thơng vận tải là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với lữ hành và du lịch. Vận tải hàng không là cách nhanh nhất, nhưng đắt đỏ trong khi hàng hải là rẻ hơn nhưng chậm hơn nhiều. Do đó, đường bộ có thể gải quyết vấn đề giữa chi phí và thời gian. Đó là lý do để phát triển và thúc đẩy giao thông vận tải đường bộ để tạo điều kiện thuận lợi cho du khách nhiều hơn nữa. Thông thường, đầu tư phát triển vận tải đường bộ được tập trung vào việc cải thiện thuận lợi hóa thương mại, nhưng cuối cùng du lịch sẽ là một trong những tác động kinh tế cao nhất đạt được. Vì vậy, phát triển du lịch trên EWEC là một cách để thúc đẩy du lịch xuyên biên giới, đặc biệt là giữa các quốc gia lân cận được kết nối dễ dàng bằng liên kết hai bên biên giới.
Tuy nhiên, hợp tác phát triển du lịch giữa các nước nằm dọc EWEC vẫn còn rất nhiều việc phải làm để du lịch thực sự là ngành kinh tế động lực đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả và tác động đến tăng trưởng kinh tế của các nước và các địa phương trên EWEC. Phát triển du lịch chỉ có ý nghĩa khi đóng góp vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo, bảo vệ mơi trường, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
2.5. Hợp tác trong các lĩnh vực khác2.5.1. Hợp tác nông và công nghiệp 2.5.1. Hợp tác nông và công nghiệp
Hành lang kinh tế Đông Tây bao gồm các địa phương, vùng, về cơ bản vẫn là sản xuất nông nghiệp (chiếm 20 - 50% tỷ trọng GDP của các địa phương này và vẫn
chiếm tới 60 - 80% dân số là nơng dân). Vì vậy hợp tác trong lĩnh vực nơng nghiệp được quan tâm đầu tư. Thực hiện mục tiêu chung của GMS, hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp trên EWEC cũng tập trung vào các trọng điểm hợp tác mà GMS đã đề ra. Các nước EWEC và GMS đều công nhận nơng nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với các ngành khác và các lĩnh vực hợp tác khác của chương trình hợp tác. Nơng nghiệp là lĩnh vực quan trọng để xóa đói giảm nghèo. Năm 2003, các nước GMS thành lập nhóm cơng tác nơng nghiệp. Trong cuộc họp đầu tiên, nhóm cơng tác nơng nghiệp xác định chương trình làm việc của mình và đưa ra một số hoạt động hợp tác bao gồm thành lập mạng lưới thông tin nơng nghiệp, kiểm sốt lây lan bệnh ở động vật qua biên giới và tăng cường năng lực khoa học và công nghệ nông nghiệp tiến tiến.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, các nước EWEC đã khuyến khích cơng tác thúc đẩy phát triển nơng nghiệp và chương trình hỗ trợ ngành nơng nghiệp để cung cấp các định hướng cho các hoạt động của nhóm cơng tác nơng nghiệp. Chương trình hỗ trợ ngành nơng nghiệp bao gồm các nội dung chính như: (1) tạo thuận lợi cho thương mại nông nghiệp xuyên biên giới; (2) khuyến khích hợp tác nhà nước - tư nhân để chia sẻ thông tin nông nghiệp; (3) tăng cường năng lực khoa học và công nghệ nông nghiệp; (4) thành lập cơ chế đối phó khẩn cấp với cuộc khủng hoảng nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên; (5) tăng cường liên kết thể chế và cơ chế hợp tác.
Sản xuất công nghiệp không phải là hoạt động kinh tế chủ yếu của Hành lang kinh tế Đông Tây. Hầu hết các ngành công nghiệp đều liên quan đến nông nghiệp, hoặc là ngành công nghiệp nhẹ dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên và bố trí gần khu dân cư. Phần lớn sản lượng công nghiệp của các địa phương này cũng từ các ngành sản xuất dựa vào nông nghiệp như chế biến thực phẩm, nước giải khát, chế biến thuỷ hải sản, lâm sản...
Thái Lan là nước có nền cơng nghiệp phát triển nhất trên EWEC, hoạt động sản xuất tập trung vào ngành công nghiệp chế biến gỗ, may mặc, luyện kim màu...; Lào phát triển các ngành dệt may, thiết bị điện... do có lợi thế được hưởng ưu đãi theo hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP), theo đó các nhà xuất khẩu hàng dệt may của Lào không phải chịu hạn ngạch khi xuất hàng sang thị trường EU, có nguồn tài nguyên phong phú và đáng kể nhất; Đã có các dự án về cung cấp nguyên vật liệu thô
từ Lào và Myanmar cung cấp cho việc chế biến ở Thái Lan và dự án chế biến thủy sản ở Mawlamyine, Myanmar;
Có thể thấy rõ điều này ở tỉnh Khon Kaen. Trong giai đoạn 2002 - 2005, nhờ các dự án của EWEC nhiều ngành công nghiệp nhẹ được tăng cường đầu tư đã đem lại một bộ mặt mới cho tỉnh và có tác động lan tỏa sang các địa phương lân cận. Nhiều trung tâm công nghiệp nổi lên ở Khon Kaen, lan tỏa đến Nong Rua và Chumpae.
Hình 2.3: Thành phố Khon Kaen và các thị trấn lân cận trên EWEC
Nguồn: Yongvanit, Sekson and Bejrananda, Monsicha. (2006). The East
West Economic Corridor (EWEC) and its impact on the urban development of Khon Kaen City. In Urban changes in different scales: systems and structures, Presented in
Santiago de Compostela, Spain on 31 July - 6 August 2006, tr7.
Ở Việt Nam, các tỉnh miền Trung nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đơng Tây có nền cơng nghiệp phát triển chậm hơn so với các vùng khác trong cả nước với các ngành chính như may mặc, chế biến hải sản, xi măng... Trong đó, Đà Nẵng có nền cơng nghiệp phát triển nhất, chiếm 5% GDP cơng nghiệp tồn quốc. Tiêu biểu như Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo sản xuất cơng nghiệp đã có sự phát triển vượt bậc. Khi mới hình thành, tại KKTTMĐBLB hầu như chưa có một cơ sở sản xuất cơng nghiệp nào, giá
trị sản xuất khơng đáng kể, đến năm 2010 đã có hàng trăm nhà máy xí nghiệp đầu tư đưa vào hoạt động trên nhiều lĩnh vực như: sản xuất nước tăng lực, nước tinh lọc, sưam lốp xe đạp, xe máy; sản xuất tấm lợp, vật liệu xây dựng; may mặc xuất khẩu, lắp ráp điện lạnh... Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng giai đoạn 2000 - 2010 đạt 32,5%. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trên địa bàn Khu kinh tế - thương mại đặc biệt Lao Bảo năm 2005 đạt 208 tỷ đồng, năm 2006 đạt 250 tỷ đồng, năm 2007 đạt 305 tỷ đồng, năm 2008 đạt 942 tỷ đồng, năm 2010 đạt 1.426 tỷ đồng [7].
Tóm lại, hợp tác trong lĩnh vực nơng và cơng nghiệp giữa các nước nằm dọc EWEC trong giai đoạn này tập trung vào vấn đề thương mại nông sản và đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp, nâng cao tính cạnh tranh của các nước EWEC trên trường quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, tiếp tục hiện đại hóa thương mại nơng sản, xây dựng ngành nông nghiệp và mạng lưới cung cấp hàng xuyên biên giới thân thiện với mơi trường hơn…Hình thành các Khu công nghiệp nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo công an việc làm cho người dân địa phương và góp phần xóa đói giảm nghèo cho các địa phương nằm dọc hành lang cúng nhủ các vùng phụ cận.
2.5.2. Hợp tác năng lượng
Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng giữa các nước nằm dọc EWEC cũng giống như hợp tác trong lĩnh vực năng lượng của GMS tập trung vào các dự án ưu tiên trong lĩnh vực điện năng và phát triển thị trường điện qua biên giới EWEC. Hai cách tiếp cận chính được thực hiện để thúc đẩy phát triển thị trường điện qua biên giới và mở rộng mạng lưới điện EWEC là: hoạch định chính sách và khung thể chế thương mại điện; xây dựng và thực hiện kế hoạch cơ sở hạ tầng liên kết mạng lưới điện.
Trong giai đoạn 1998 - 2010, các nước EWEC (trừ Myanmar) đã huy động được một khối lượng lớn nguồn vốn để đầu tư phát triển các dự án hợp tác trong lĩnh vực năng lượng.