Sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á và Nhật Bản

Một phần của tài liệu Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010) (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ CỦA HỢP TÁC KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC THUỘC HÀNH

1.5. Sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á và Nhật Bản

EWEC ra đời và phát triển có vai trò quan trọng của Ngân hàng Phát triển châu Á, của Nhật Bản, Trung Quốc và các nhà ngoại giao, chuyên gia các nước Australia, Nga, Ukraine, Ấn Ðộ, Chile... EWEC không chỉ gắn kết các nền kinh tế các quốc gia Tiểu vùng Mekong mà còn là cầu nối hợp tác hữu nghị, liên kết kinh tế và phát triển giữa các nước bên bờ Thái Bình Dương với các nước bên bờ Ấn Ðộ Dương và vươn xa tới Tây bán cầu.

1.5.1. Vai trò của Ngân hàng Phát triển châu Á

Hành lang kinh tế Đông Tây do ADB và Nhật Bản khởi xướng và được 4 nước Việt Nam, Myanmar, Lào và Thái Lan tán thành và ủng hộ.

Quan điểm của ADB về EWEC được thể hiện: Hợp tác kinh tế EWEC được hình thành dựa vào các yếu tố là Tuyến hành lang dài 1450 km, đi qua 13 tỉnh của 4 nước Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam, có nhiều nét tương đồng thể hiện ở chỗ các địa phương dọc hành lang đa số đều tương đối nghèo, chậm phát triển, đông dân cư và xa cách về mặt địa lý; Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng, sự phát triển của công nghiệp còn hạn chế; thiếu vốn, công nghệ và công nghệ quản lý hiện đại, thiếu cán bộ được đào tạo tốt; có nhiều tiềm năng phát triển.

ADB khởi xướng và hỗ trợ phát triển EWEC nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho các nước trong khu vực tiểu vùng sông Mekong mở rộng gồm Myanmar, Thái Lan, Lào và Việt Nam tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế. EWEC nhằm thúc đẩy giao lưu thương mại, đầu tư và phát triển giữa các nước, giảm chi phí lưu thông hàng hóa, hành khách trong khu vực hành lang và tạo điều kiện cho việc lưu thông được thuận lợi và hiệu quả. EWEC góp phần giảm nghèo, hỗ trợ phát triển khu vực dọc biên giới và các vùng nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ thu nhập thấp, cung cấp việc làm cho phụ nữ và phát triển du lịch. Thêm vào đó, Hành lang kinh tế Đông Tây cũng sẽ góp phần hỗ trợ phát triển công - nông nghiệp và du lịch.

Hỗ trợ đầu tiên của ADB cho việc phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây được thực hiện thông qua một khoản vay ưu đãi trị giá 57 triệu USD vào năm 1999, chủ

yếu để tài trợ cho việc xây dựng và nâng cấp đường giao thông tại Việt Nam và Lào.

Từ năm 1998 đến năm 2010, ADB luôn hỗ trợ tích cực cho tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước và các địa phương nằm dọc EWEC. Sự hỗ trợ của ADB được thể hiện thông qua việc tài trợ cho các hội nghị, hội thảo quốc tế và quốc gia ở các nước thành viên EWEC để thúc đẩy các nghiên cứu lý luận về hợp tác EWEC; đầu tư cho các dự án phát triển hạ tầng nhất là hạ tầng giao thông trên EWEC... Trong một bản thông cáo báo chí của Ngân hàng Phát triển châu Á ngày 15 tháng 06 năm 2009, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á của ADB, ông Arjun Thapan đã khẳng định ý nghĩa của EWEC: “Các con đường mòn nhỏ hẹp và bụi bặm đã nhường chỗ cho những quốc lộ hiện đại được sử dụng để chuyên chở hàng điện tử, hoa quả đầy hấp dẫn và du khách”. Trong giai đoạn đầu phát triển của EWEC, hai đối tác chính đầu tư vào khu vực này là ADB và Nhật Bản. Với sự hỗ trợ tài chính kỹ thuật của hai đối tác này, các hạng mục lớn trên tuyến hành lang là hầm đường bộ xuyên Đèo Hải Vân và cầu hữu nghị 2 nối Savannkhet của Lào với Mukdahan của Thái Lan đã hoàn thành, góp phần mang lại nhiều thay đổi kinh tế - xã hội cho khu vực.

1.5.2. Vai trò của Nhật Bản

Do những thuận lợi khách quan và do ưu thế về nguồn lực, trong thập kỷ 90, ảnh hưởng của Nhật Bản đã chiếm được ưu thế ở Đông Nam Á nói chung và Đông Dương nói riêng. Nhật Bản trở thành nước đóng vai trò chủ đạo trong các hoạt động tái thiết Đông Dương. Tháng 1/1993 Thủ tướng Nhật Bản Kiichi Miyazaoa đưa ra sáng kiến tổ chức Diễn đàn phát triển toàn diện Đông Dương. Thực hiện sáng kiến trên, tháng 2/1995, Hội nghị Bộ trưởng Diến đàn này đã được khai mạc ở Tokyo dưới sự chủ trì của Nhật Bản. Mục đích của Hội nghị là: Phát triển các nước Đông Dương dựa trên triển vọng của khu vực; Hợp tác quốc tế thông qua điều phối tự nguyện các hỗ trợ dựa trên sự trao đổi thông tin giữa các quốc gia và các tổ chức;

thúc đẩy kinh tế thị trường ở các nước Đông Dương [82, tr30].

Trong chính sách đối với Đông Dương, Nhật Bản đặc biệt coi trọng việc phát triển Tiểu vùng Mekong. Tháng 3/1996, Nhật Bản đã thành lập Nhóm đặc nhiệm về chiến lược phát triển lưu vực sông Mekong. Tháng 8/1996, Nhóm tác chiến trên đã trình báo cáo của họ và đề xuất cách tiếp cận đối với khu vực này. Nhận thức được tầm quan trọng của Tiểu vùng Mekong, Chính phủ Nhật Bản đã đề xuất sáng kiến

phát triển khu vực Mekong nhằm 3 mục tiêu sau:

- Đảm bảo sự ổn định của toàn Châu Á.

- Tăng cường hội nhập khu vực.

- Thúc đẩy thương mại đầu tư, quan hệ con người và quan hệ đối tác.

Để triển khai sáng kiến trên Nhật Bản đề ra 3 cách tiếp cận. Đó là:

1. Cách tiếp cận bao trùm lên toàn bộ khu vực. Với cách tiếp cận này các dự án mở rộng ra toàn khu vực sẽ được triển khai.

2. Cách tiếp cận bán khu vực. Cách tiếp cận này đề cập tới các dự án mang lại lợi ích.

3. Cách tiếp cận song phương. Theo cách tiếp cận này, một số dự án nhằm giảm chênh lệch về trình độ phát triển sẽ được triển khai [82, tr32].

Trong dự án hợp tác phát triển khu vực Mekong, vai trò của Hành lang kinh tế Đông Tây rất quan trọng. Nước nào nắm được hành lang này sẽ khống chế được bán đảo Đông Dương và như vậy sẽ chiếm được ảnh hưởng ưu thế ở Đông Nam Á. Phát triển Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ tạo tác động lan toả, lôi cuốn các vùng ngoại vi hành lang này vào luồng phát triển chung. Như vậy, phát triển Hành lang Đông Tây chính là chìa khoá để phát triển hạ lưu Mekong.

Xuất phát từ các mục tiêu trên, sáng kiến thành lập EWEC của Nhật Bản là nhằm:

Thứ nhất, thông qua EWEC, thúc đẩy quan hệ với toàn khối ASEAN.

Thứ hai, Xây dựng con đường vận tải trên bộ nối Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương, giảm bớt sự phụ thuộc của Nhật Bản vào con đường vận tải chảy qua eo Malacca.

Thứ ba, với sự ra đời của EWEC sẽ tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư của Nhật Bản tới đầu tư ở các tỉnh dọc hành lang này [82, tr32-33].

ADB và Nhật Bản đã đầu tư trên toàn tuyến EWEC nối các quốc gia và điểm cuối của EWEC là các cảng biển Việt Nam.

EWEC mang lại lợi ích thiết thực đối với Nhật Bản. Qua thống kê dưới đây cho ta thấy tỉ trọng xuất nhập khẩu giữa Nhật Bản với các nước trên tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây.

Bảng 1.1: Tỉ trọng thương mại của các nước EWEC với Nhật Bản (tính đến hết tháng 10/2008)

Đơn vị tính: 1.000 USD Nước Xuất khẩu sang Nhật Nhập khẩu từ Nhật Balance

Việt Nam 7.633.047 6.686.988 946.059

Thái Lan 17.460.244 24.814.940 -7.354.696

Lào 15.250 47.931 -32.681

Myanmar 255.758 158.050 97.708

Nguồn: 2008, JETRO (Bộ Tài Chính Nhật)

Thứ tư, việc xây dựng EWEC còn nhằm mục tiêu cạnh tranh với Trung Quốc trong hợp tác tiểu vùng Mekong. Ý định biến Hành lang Đông Tây thành Hành lang kinh tế Đông Tây của Nhật Bản được các nước liên quan ủng hộ. Bởi vì, khi được xây dựng xong, Hành lang kinh tế Đông Tây sẽ góp phần biến 13 tỉnh dọc hành lang này thành khu vực phát triển kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với các khu vực khác ở Đông Dương. Ngoài ra, sự có mặt của Nhật Bản ở khu vực này cũng giúp cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc ở Đông Dương, phù hợp với chính sách của ASEAN ở thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh [82, tr33-34].

Một phần của tài liệu Tiến trình hợp tác kinh tế giữa các nước thuộc Hành lang kinh tế Đông Tây (1998 - 2010) (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(193 trang)
w