2. Phân tích thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
2.3. Các hình thức trả lương đang được áp dụng ở Công ty ĐLTPHN 1. Hình thức trả lương theo thời gian
Điện thương phẩm là sản phẩm chính của Công ty ĐLTPHN, đây là dạng sản phẩm khụng cú hỡnh dạng rừ ràng và khụng nhỡn thấy được. Để sản xuất ra được Điện cần có sự phối hợp của rất nhiều người ở nhiều giai đoạn khác nhau. Do đó sự tách biệt về định mức lao động cho các loại lao động là rất khó khăn. Hiện nay Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho tất cả CBCNV, trừ nhân viên thu tiền điện.
Hàng tháng Công ty trả lương cho người lao động. Tiền lương họ nhận được phụ thuộc vào các yếu tố: Mức độ hoàn thành công việc, hệ số lương, ngày công làm việc.
Trả lương định kỳ hàng tháng:
Tiền lương Công ty trả hàng tháng cho người lao động và được phân ra làm 2 kỳ:
* Tiền lương kỳ 1 (trả vào ngày 22 hàng tháng):
Thanh toán tiền lương theo mức lương tối thiểu Công ty (Lmin DN)
Vikỳ 1= 540.000 X (Hcbi + Hpci) X ntti
22
Trong đó:
Vikỳ 1 : Tiền lương kỳ 1 của người lao động thứ i nhận được trong kỳ 1
* Tiền lương kỳ 2 (trả vào ngày 07 tháng sau liền kề):
Tiền lương kỳ 2 được thanh toán theo mức tăng thêm (LminTT) ngoài mức lương tối thiểu Công ty, sau khi trừ phần đã thanh toán vào kỳ 1:
Vikỳ 2 =
380.000 X (Hcbbq + Hpcbq) X LĐ X N/22
= {ntti X Hcbi+Hpci) X di
( )
{ }
∑=
ì +
n ì
i ntti Hcbi Hbci di
1
Trong đó:
Vikỳ 2 : Tiền lương năng suất của người lao động thứ i nhận được trong kỳ 2
Hcbbq : Hệ số cấp bậc bình quân của đơn vị
Hpcbq : Hệ số phụ cấp bình quân của đơn vị N : Ngày công làm việc thực tế của đơn vị LĐ : Số lao động thực tế của đơn vị
di : Điểm người thứ i đạt được
Vậy tiền lương hàng tháng người lao động người lao động thứ i nhận được là:
Vtháng = Vikỳ 1 + Vikỳ 2
* Đối tượng được hưởng phụ cấp là các cán bộ kiêm nhiệm bí thư đảng uỷ, các cán bộ quản lý trong nội bộ Công ty ĐLTPHN, các chức danh được hưởng phụ cấp là:
- Giám đốc, phó giám đốc Công ty.
- Giám đốc, phó giám đốc các đơn vị.
- Trưởng, phó các phân xưởng ở Công ty, ở các đơn vị.
- Đội trưởng, đội phó đội quản lý vận hành, đội trèo tháo công tơ, đội kiểm tra, đội quản lý khách hàng, đội đại tu xây lắp điện và viễn thông, đội kiểm tra điện và phúc tra công tơ.
* Căn cứ vào chất lượng và khối lượng công việc đảm nhận của từng CBCNV hàng tháng các Đơn vị chấm điểm một lần, số điểm này từ 0 đến 100.
Ví dụ biểu chấm điểm đánh giá kết quả SXKD của phòng Tổ chức lao động:
TIÊU CHUẨN TÍNH ĐIỂM Điểm
chuẩn
1 1.1 1.1.1
1.1.2
1.2
1.3 1.3.1 1.3.2 1.3.3
1.3.4
1.4 1.4.1
1.4.2 1.5 1.5.1
1.5.2 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5
Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Công tác tổ chức quản lý sản xuất
- Thường xuyên đề xuất tham mưu các phương án về tổ chức, mô hình SXKD, sắp xếp nguồn lực về lao động, năng lực, trình độ quản lý, chuyên môn phù hợp với yêu cầu SXKD thực tế của Công ty
- Có kế hoạch lập qui hoạch về cán bộ thuộc diện Công ty quản lý, hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch, tuyển chọn đội ngũ quản lý kế cận.
Công tác khen thưởng và kỷ luật
- Tổ chức, triển khai và thực hiện tốt các đợt thi đua đột xuất hoặc thường xuyên, thực hiện khen thưởng, kỷ luật kịp thời trong CBCNV
góp phần thúc đẩy lao động sản xuất Công tác tiền lương, tiền thưởng:
- Thường xuyên tham mưu đề xuất, tổ chức thực hiện về chế độ, hình thức trả lương, trả thưởng - Hoàn thành và đáp ứng kịp thời yêu cầu của Tổng Công ty về việc lập và duyệt kế hoạch lao động tiền lương
- Thực hiện kịp thời công việc giao và quyết toán kế hoạch lao động tiền lương hàng quý và cả năm cho các đơn vị trực thuộc Công ty. Thường xuyên thực hiện chế độ kiển tra phân phối thu nhập, các chế độ tiền lương, tiền thưởng ở các đơn vị.
- Thực hiện kịp thời chế độ báo cáo số liệu thống kê về cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, y tế, thu nhập trong toàn Công ty theo quy địng của Tổng Công ty và Thành phố
Công tác chế độ chính sách
- Nghiên cứu, áp dụng và thực hiện đúng các chế độ chính sách: Hợp đồng lao động, BHXH, BHYT, bảo hộ lao động…theo Luật Lao động và thỏa ước lao động tập thể của Công ty đối với CBCNV.
- Quản lý và cập nhật đầy đủ hồ sơ CBCNV, cấp mới và đổi thẻ công vụ cho CBCNV kịp thời.
Công tác đào tạo
- Có kế hoạch và triển khai thực hiện theo kế hoạch về: Bồi huấn nâng bậc lương công nhân, nâng lương cho viên chức (gián tiếp) tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và CBCNV theo yêu cầu SXKD của Công ty.
- Hướng dẫn và làm thủ tục cho các đoàn đi thực tập, học tập công tác trong nước và nước ngoài đạt yêu cầu chất lượng và thời gian.
Thực hiện kỹ luật lao động và quan hệ giao tiếp - Chấp hành tốt nội quy lao động và kỹ luật lao động
- Thực hiện tốt mối quan hệ với các phòng chức năng và các đơn vị trong Công ty - Chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ
- Thường xuyên cập nhật thông tin trên trang WEB của Công ty
- Chấp hành chế độ báo cáo và các yêu cầu của các đơn vị cấp trên, của Công ty và các phòng chức năng liên quan đạt chất lượng và thời gian yêu cầu.
90 15 10
05
08
34 10 10 10
04
18 12
06 15 10
05 10 02 02 02 02 02
- Mỗi sai phạm trong từng nội dung tiêu chuẩn đánh giá bị trừ 1 đến 10 điểm tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của sai phạm.
- Mỗi lần thực hiện báo cáo (hoặc các yêu cầu khác) chậm do nguyên nhân chủ quan sẽ bị trừ 0.5 điểm/lần
- Xử lý thông tin của các đơn vị không đạt thời gian yêu cầu (quá 5 ngày) cứ chậm 1 ngày trừ 5 điểm.
Qua cách tính điểm như trên các đơn vị sẽ có căn cứ để tính điểm cho người lao động.
Ví dụ về tiền lương được thể hiện ở bảng sau:
Trong đó: Ngày công thực tế làm việc của phòng là 22 ngày/tháng
= 1.3 = 0.43 3
Theo công thức ta có, tiền lương của trưởng phòng Đặng Ngọc Lâm được tính như sau:
Vkỳ1 = 540.000 X (4.66 + 0.5) X 22 =2.786.400 đồng 22
Vkỳ2 = 380.000 X (3.63 + 0.43) X12 X 22/22 X 22 X (4.66 + 0.5) X 75 71831
= 2.194.384 đồng V = Vkỳ1 + Vkỳ2
= 2.786.400 + 2.194.384 = 4.980.784 đồng.
Hcbbq =
§i
.L
n H
∑ cb 1
∑L§
= 43.59 =3.63 12
Hpcbq =
§i
.L
n H
∑ pci 1
∑L§
Bảng 9: Bảng trả lương tháng 06/2007 của phòng tổ chức lao động –Công ty ĐLTPHN
TT Họ và tên Chức danh Hcb Hpc ntt di n*h*d Vkỳ1 Vkỳ2 V Ký
1 2 3 4 5=(1+2)*3*4 6 7 8=6+7 nhận
1 Đặng Ngọc Lâm Trưởng phòng 4,66 0,5 22 75 8.514 2.786.400 2.194.384 4.980.784
2 Nguyễn Quang Sáng 4,99 22 75 8.233 2.694.600 1.897.335 4.591.935
3 Nguyễn Văn Hợp 4,51 21 74 7.009 2.324.700 1.615.054 3.939.754
4 Đặng Thu Hoài 4,2 22 75 6.439 2.268.000 1.596.955 3.864.955
5 Trần Văn Thương Phó phòng 3,89 0,4 22 72 6.795 2.316.600 1.751.425 4.068.025
6 Đoàn Đức Tiến Phó phòng 2,96 0,4 22 75 5.544 1.814.400 1.428.901 3.243.301
7 Vũ Tất Đạt 2,96 20 71 4.413 1.453.000 968.589 2.421.589
8 Dương Thuý Hằng 3,58 22 75 5.907 1.933.200 1.361.214 3.294.414
9 Trần Văn Cường 2,96 22 74 4.819 1.598.400 1.110.467 2.708.867
10 Hoàng Liên Sơn 3,58 21 72 5.413 1.845.327 1.247.367 3.092.694
11 Lê Thuý Hà 2,96 22 75 4.884 1.598.400 1.125.473 2.723.873
12 Bùi Hà An 2,34 22 75 3.861 1.263.600 889.732 2.153.332
Tổng 43,59 1,3 71.831
Để chuẩn hóa công tác quản lý lao động, quản lý thời giờ làm việc, áp dụng hiệu quả chế độ làm việc 40giờ/tuần. Công ty ĐLTPHN đã quy định về chế độ trả lương thêm giờ, tiền lương làm việc ban đêm, tiền lương giữa ca. Đối tượng được nhận tiền lương này là tất cả các CBCNV trong Công ty làm việc dưới hình thức:
+ Hưởng lương theo thời gian.
+ Hưởng lương theo sản phẩm.
Nguyên tắc khi áp dụng các chế độ tiền lương này là phải thỏa thuận trước với người lao động làm thêm giờ, trừ giải quyết những công việc đột xuất đặc biệt đó là:
- Xử lý sự cố, khắc phục thiên tai bão lụt.
- Trực phục vụ chính trị đột xuất, lễ tết, lễ hội, bầu cử, trực tăng cường an ninh chính trị trong các ngày lễ, hội, khắc phục thiên tai.
- Công việc đột xuất do phải phục vụ các đợt kiểm tra, thanh tra rộng lớn không có trong kế hoạch hàng năm của đơn vị.
* Chế độ trả lương làm việc thêm giờ
Căn cứ thực tế thời gian làm việc 40giờ/tuần và tiền lương tính trên công lao động đã điều chỉnh theo chế độ làm việc 5ngày/tuần, Công ty quy định chế độ tiền lương làm thêm giờ như sau:
- Mức 150%, áp dụng với giờ làm thêm vào ngày thường.
- Mức 200%, áp dụng đối với giờ làm thêm vào nghỉ hàng tuần.
- Mức 300%, áp dụng với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương).
Thanh toán tiền lương giờ được tính như sau:
Tiền lương thêm giờ
= tiền lương 1 giờ của cá nhân X
150%,200%
hoặc 300% X
số giờ làm thêm
của cá nhân 22 X 8 Trong đó:
- Hệ số lương: là hệ số mức lương hiện hưởng (không bao gồm các loại phụ cấp).
* Trả lương làm việc vào ban đêm được tính:
+ Đối với lao động nếu làm việc vào ban đêm thì tiền lương làm việc vào ban đêm được thanh toán như sau:
+ Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì tiền lương làm thêm giờ được tính như sau:
Vlđ
= Tiền lương
1 giờ X 30 % X 150%, 200%
hoặc 300% X
Số giờ làm việc vào ban đêm Nếu CBCNV làm thêm ngoài giờ mà đơn vị bố trí cho nghỉ bù những giờ làm thêm thì phải trả phần chênh lệch 50% tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm nếu làm thêm giờ vào những ngày bình thường, 100% nếu làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần và 200% vào ngày lễ, tết.
* Tiền lương nghỉ giữa ca đối với CBCNV làm việc liên tục 8 giờ theo chế độ 3 ca (được quy định tại điều 7 Thỏa ước lao động tập thể) được tính:
+ Đối với ca ngày:
Người lao động được nghỉ 30 phút tính vào giờ làm việc được thanh toán tiền lương như sau:
Vgc = Tiền lương 1 giờ
của cá nhân X
Số giờ nghỉ giữa ca trong một tháng + Đối với ca đêm:
Người lao động được nghỉ 45 phút tính vào giờ làm việc được thanh toán
Vlđ
= Tiền lương 1
giờ của cá nhân X 30% X Số giờ làm việc ban đêm
của cá nhân tháng Trong đó:
Vgc: Tiền lương nghỉ giữa ca Vlđ: Tiền lương làm đêm
Các đơn vị chịu trách nhiệm bố trí lao động hợp lý để đảm bảo hoàn thành khối lượng công việc của một tuần trong 40 giờ trên nguyên tắc không tăng chi phí lao động, không tăng chi phí tiền lương.
Theo qui định của Bộ luật Lao động, những người làm việc liên tục 8 giờ sẽ được nghỉ giữa ca 30 phút (0.5giờ). Như vậy Công ty ĐLTPHN đã thực hiện đúng quy định của Nhà nước.
Qua tìm hiểu hình thức trả lương theo thời gian mà Công ty áp dụng vẫn còn tồn tại những hạn chế, đó là:
- Xây dựng bảng đánh giá kết quả thực hiện công việc của từng người lao động chưa dựa trên tiêu chuẩn cấp bậc công việc, chưa phân công nhiệm vụ cho từng lao động một cách cụ thể.
- Tiền lương được trả trên cơ sở hệ số cấp bậc công nhân chưa dựa trên hệ số lương cấp bậc công việc.
Việc bố trí lao động sao cho cấp bậc công việc phù hợp với cấp bậc công nhân là không phải dễ. Trong thực tế vẫn tồn tại việc người lao động được phân công làm những việc có cấp bậc có cấp bậc công việc không tương ứng. Có nhiều người có cấp bậc công nhân cao nhưng được bố trí công việc yêu cầu cấp bậc thấp hơn nên được hưởng mức lương thấp và ngược lại. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bất công bằng trong trả lương đến người lao động. Vì vậy sẽ làm giảm động lực làm việc.
2.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm
ĐLTPHN, chỉ đối với nhân viên thu tiền điện tư gia (TNV) Công ty áp dụng chế độ trả lương theo sản phẩm.
Tiền lương trả cho TNV được áp dụng theo công thức:
TL = ĐG x HĐ x r Trong đó:
TL : Tiền lương trả theo sản phẩm của TNV ĐG: Đơn giá tiền lương đối với một hoá đơn HĐ: Số hoá đơn thu được
r : Hệ số thu róc của TNV
Đối với một hoá đơn thì đơn giá là biết trước. Do đó tiền lương của TNV chỉ phụ thuộc vào số hoá đơn thu được. Đối với Công ty ĐLTPHN đơn giá tiền lương phải gắn liền với các chỉ tiêu sau:
- NSLĐ phải đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động được tính theo hướng dẫn tại thông tư số 09/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ lao động thương binh xã hội.
- Điện thương phẩm: phải đạt so với kế hoạch được giao.
- Tỉ lệ tổn thất điện năng phải đạt so với kế hoạch được giao.
- Giá bán điện bình quân: Phải cao hơn hoặc bằng giá bán điện bình quân được giao.
Căn cứ vào đó Công ty xây dựng đơn giá tiền lương dựa trên:
- Mức tiền lương tối thiểu của Công ty để tính đơn giá cho một hoá đơn là 620.000VNĐ.
- Định mức thu tiền là 1560 Hoá đơn/người/tháng. Đây là định mức được Tổng Công ty quy định.
- Hệ số công việc được quy định chung cho mọi TNV là 2.78.
Như vậy, đơn giá tiền lương cho một hoá đơn là:
ĐG= 2.78 X 6200001560 =1105 đồng
thu róc như sau:
Mức thu đạt Hệ số được hưởng (r)
100%
98 - < 100%
96 - <98%
90 - <96%
<90%
1.0 0.9 0.8 0.7 0.6
Ví dụ về cách tính lương của TNV:
Bảng 10: Lương của TNV Điện lực Sóc Sơn tháng 02/2007
TT Họ và tên Hoá đơn phát
sinh Hoá đơn thu
đạt r Thành tiền
1 Hồ Thanh Hải 1309 1309 1.0 1446445
2 Nguyễn Thị Thu Hoài 1792 1620 0.7 1253070
3 Nghiêm Văn Chiến 1386 1386 1.0 1531530
4 Nguyễn Xuân 1276 1274 0.9 1266993
5 Đỗ Bá Chi 1702 1624 0.8 1435616
6 Trần Thị Vân 1594 1572 0.9 1563354
7 Ngô Thị Hoa 1424 1424 1.0 1573520
8 Hoàng Văn Dũng 1653 1653 1.0 1826565
9 Bùi Duy Hiển 1720 1720 1.0 1900600
10 Đặng Thị Nhàn 1689 1689 1.0 1866345
11 Vừ Thuỳ Chi 1547 1547 1.0 1709435
Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Trong bảng tính lương trên ta thấy TNV nhận được mức lương không cao.
TNV thu được nhiều hoá đơn thì sẽ nhận được nhiều lương hơn, tuy nhiên việc giao số hoá đơn cho mỗi TNV là có hạn. Việc áp dụng hệ số róc đã khuyến khích TNV cố gắng thu đạt 100% vì nếu không sẽ bị giảm lương. Tuy nhiên Công ty đã không tính lương theo sản phẩm có thưởng mà tiền thưởng là tính riêng, như thế sẽ không khích lệ động viên TNV làm việc. Bên cạnh đó thực tế là thành phố Hà Nội là khu vực có nhiều địa bàn phức tạp. Ví dụ như đối với huyện Từ Liêm có xã Cổ Nhuế, xã Đông Ngạc,…là các địa bàn rất khó thu tiền điện. Tuy nhiên TNV phải thu ở những địa bàn đó với đơn giá tiền lương đối với một hoá đơn như những địa bàn khác. Điều này sẽ gây sự chán nản đối với TNV khi làm việc ở những địa bàn phức tạp.
Tuy nhiên, theo ý kiến của các cán bộ trong phòng Tổ chức lao động về việc phân biệt địa bàn thu tiền điện cho TNV là: “việc không phân biệt địa bàn thu tiền điện cho TNV là không hợp lý. Tuy nhiên trong thực tế mức độ chênh
thôn hay miền núi. Hơn nữa, số hoá đơn giao cho TNV là có hạn và đã có hệ số thu róc, nếu thu được 100% số hoá đơn thì TNV sẽ được hưởng hệ số thu róc là 1 nên đã phần nào khuyến khích TNV làm việc”.
3. Đánh giá chung về công tác tiền lương tại Công ty