2. Phân tích thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội
3.1. Phân tích hiệu quả của công tác tiền lương ở Công ty ĐLTPHN
Chỉ tiêu để xác định hiệu quả CTTL là so sánh mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng TLBQ. Ta có:
IW = KH
TH
W W
TH TL
KH
I TL
= TL
Trong đó:
Iw, ITL : Chỉ số tăng NSLĐ và chỉ số tăng TLBQ WTH, WKH : Mức NSLĐ kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch TLTH, TLKH: TLBQ kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch Với số liệu ở trên ta có bảng:
Bảng 11: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ bình quân và tăng TLBQ
TT Chỉ
tiêu
Đơn
vị 2005 2006 2007
KH TH I KH TH I KH TH I
1 TLBQ triệu 1.97 2.075 1.05 2.089 2.166 1.04 2.340 2.556 1.09
2 NSLĐ kWh/
ng/năm 960.27 930.12 0.97 998.53 1004.86 1.01 1138.35 1217.02 0.92
Tiếp đó ta có mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện.
WKH KH
TLKH WTH TH
TLTH
S I
I S I
I
=
=
SKH, STH : Mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ và tốc độ tăng TLBQ kỳ kế hoạch và kỳ thực hiện.
I WTH, I WKH : Tốc độ tăng NSLĐ kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch I TLTH, ITLKH : Tốc độ tăng TLBQ kỳ thực hiện và kỳ kế hoạch Khả năng tăng, giảm giá thành được tính theo công thức:
1
o W
Z I 1 d
I
= − ữ ì
Trong đó:
Z : là phần trăm tăng (giảm) giá thành do tăng (giảm) chi phí tiền lương/1đơn vị sản phẩm
IW: là chỉ số NSLĐ I1 : là chỉ số TLBQ
do : là tỷ trọng tiền lương trong giá thành sản phẩm Ví dụ phân tích hiệu quả CTTL năm 2006
Ta có:
+ Chỉ số thể hiện kế hoạch năm 2006 so với kế hoạch năm 2005:
KH2006 WKH2006
TH2005
W 998,53
I 1,073
W 930,12
= = =
KH2006 TLKH2006
TH2005
TL 2,089
I 1,007
TL 2, 075
= = =
+ Chỉ số thực hiện so với kế hoạch trong năm 2006:
TH2006 WTH2006
KH2006
W 1004,86
I 1, 006
W 998,53
= = =
TH2006 TLTH2006
KH2006
TL 2,166
I = TL = 2,089
= 1.013
Qua số liệu trên ta thấy, NSLĐ và TLBQ kỳ kế hoạch năm 2006 lớn hơn
2005, mặt khác nếu tăng TLBQ sẽ làm vượt chi quỹ lương. Điều này đã được cán bộ làm CTTL giải thích rằng: “Công ty rất chăm lo đến đời sống của CBCNV nên dù phải tăng quỹ lương thì Công ty vẫn luôn cố gắng để tăng TLBQ cho người lao động”.
Trong năm 2006 TLBQ và NSLĐ kỳ thực hiện đều lớn hơn kỳ kế hoạch.
Điều này chứng tỏ Công ty đã bám sát vào việc thực hiện TLBQ và NSLĐ ở năm trước để đề ra kế hoạch cho năm sau.
Ta có:
KH oKH
KH
d QL
= GT
GT KH : Giá thành kế hoạch
QLKH : Quỹ tiền lương kế hoạch
GT KH = DT KH - LN KH = 3527-500=3027
doTH = 3027
17 . 8064
L o
W
I 1,007 8064,17
Z 1 d 1
I 1, 073 3027
= − ữ ì = − ữì
= -0.16
= - 16%
TH oTH
TH
d QL
= GT
GT TH = DT TH - LN TH = 3610-1628,785 = 1981,215
doTH = 1981.215
55 . 8286
ZTH = (1.006
013 . 1
-1) x 1981.215
55 . 8286
= 0.03 = 3%
thực tế lại tăng 3% giá thành. Như vậy kế hoạch đặt ra Công ty đã không thực hiện được do một phần vì mục tiêu đề ra quá cao mặt khác công tác tiền lương đã không thực hiện tốt trong năm này. Theo các cán bộ trong phòng thì CTTL không thực hiện tốt vì: “năm 2006 Công ty đã sữa đổi lại định mức lao động.
Tập định mức lao động mới được xây dựng được xây dựng dựa vào cơ sở pháp lý sau:
- Thông tư số 06/2005/TT-LĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp xây dựng định mức lao động trong các công ty nhà nước theo nghị định số 206/2006/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ.
- Tập định mức lao động SXKD điện ban hành kèm theo quyết định 104/QĐ-EVN-HĐQT ngày 25 tháng 4 năm 2002 của Hội đồng quản trị Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
- Quy trình quản lý vận hành, bảo dưỡng, sữa chữa thường xuyên các nhà máy thuỷ điện, các nhà máy nhiệt điện chạy than, các nhà máy chạy dầu và turbine khí, Các tổ máy Deisel và thuỷ điện nhỏ.
- Quy trình quản lý vận hành hệ thống đường dây tải điện và trạm biến áp.
- Quy trình kinh doanh điện năng.
- Quy trình công nghệ quản lý vận hành các thiết.
Theo đó các cán bộ làm công tác định mức sẽ định mức lại lao động. Do còn lúng túng với quy chế mới nên có một số cán bộ đã vận dụng không đúng, do đó định mức lao động chưa thật chính xác, điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến CTTL của Công ty”.
3.2. Những mặt đạt được
Từ khi thành lập cho đến nay, Công ty ĐLTPHN đã không ngừng hoàn thiện công tác tiền lương. Ban lãnh đạo Công ty đã nhận thức đúng đắn về vai trò của công tác tiền lương và coi tiền lương là một công cụ quan trọng của hoạt
nước đó là thực hiện đúng các văn bản do Chính phủ và các bộ có liên quan ban hành. Kết quả là NSLĐ đã không ngừng tăng qua các năm, đặc biệt là trong những năm gần đây. Điều này phản ánh rằng, bên cạnh việc thường xuyên thay đổi các máy móc trang thiết bị hiện đại Công ty đã khuyến khích người lao động tích cực làm việc. Vì lợi ích của họ gắn liền với NSLĐ nên bản thân họ sẽ tự nâng cao trình độ, kỹ năng để đáp ứng được các yêu cầu của công việc.
Thứ hai, tiền lương hàng tháng mà người lao động nhận được tương đối cao so với các ngành nghề khác. Do đặc thù sản phẩm của ngành Điện khác với những sản phẩm của ngành khác nên để sản xuất ra điện rất phức tạp và nguy hiểm đòi hỏi phải có những người lao động có đủ tay nghề mới có thể đảm nhận được. Chính tiền lương cao sẽ khuyến khích những người lao động làm việc trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó Công ty không chỉ kinh doanh các lĩnh vực liên quan đến điện mà còn kinh doanh những lĩnh vực khác như: Góp vốn cổ phần vào ngân hàng An Bình, đầu tư chứng khoán, bất động sản, kinh doanh viễn thông,…nên lợi nhuận thu được từ những nguồn đó khá lớn, tạo điều kiện cho việc chi trả lương cao cho người lao động. Đây cũng chính là mục tiêu của bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào.
Thứ ba, CTTL được tiến hành một các tương đối có khoa học, thể hiện ở chỗ CTTL được thực hiện tuần tự từ việc xây dựng quỹ tiền lương đến việc phân phối lương cho người lao động một cách chính xác. Ngoài ra CTTL được thực hiện bởi những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm lâu năm trong Công ty.
Thứ tư, Công ty đã không ngừng hoàn thiện quy chế trả lương. Từ khi chuyển đổi từ Công ty Nhà nước sang Công ty Cổ phần Nhà nước nắm cố phần chi phối, Công ty ĐLTPHN đã có những thay đổi, theo đó quy chế tiền lương cũng không ngừng thay đổi theo để phù hợp với quá trình phát triển của Công ty. Quy chế tiền lương được ban hành đã có những căn cứ khoa học với nội dung phù hợp với đặc điểm của Công ty.
hạn chế, đó là:
- Đội ngũ làm CTTL chưa thực sự có kinh nghiệm và trình độ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc tính lương và các chế độ khác đối với người lao động.
Trình độ của các cán bộ phụ trách hạn chế sẽ dẫn tới việc xây dựng cũng như thực hiện các quy định về tiền lương thiếu chính xác và thiếu cơ sở khoa học.
- Định mức lao động thiếu chính xác sẽ dẫn đến áp dụng các mức lao động đối với tất cả các quá trình lao động không đúng. Người lao động sẽ không thoả đáng với thu nhập và công việc họ đã làm. Do đó sẽ ảnh hưởng đến CTTL của Công ty.
- Việc bố trí giữa cấp bậc công nhân và cấp bậc công việc còn chưa tương xứng. Nếu cấp bậc công nhân lớn hơn cấp bậc công việc sẽ gây lãng phí lao động và cấp bậc công việc lớn hơn cấp bậc công nhân thì người lao động sẽ khó hoàn thành công việc được giao nên sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty và do đó ảnh hưởng đến nguồn hình thành quỹ lương cũng có nghĩa là ảnh hưởng đến CTTL.
- Chưa xác định được các địa bàn phức tạp trên thành phố Hà Nội, điều này sẽ làm giảm động lực làm việc của TNV. Công việc của TNV là một bộ phận quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh, do đó nếu TNV không làm tốt sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của Công ty trong đó có CTTL.