Cái bi tráng trong tinh thần lạc quan bất diệt

Một phần của tài liệu Cái bi tráng trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh (Trang 63 - 120)

Tinh thần lạc quan là chiếc cầu nối, là chất keo kết dính giữa cái bi và cái tráng vì lạc quan xuất hiện ở cả hai phạm trù thẩm mỹ này. Tinh thần lạc quan là một đặc điểm không thể thiếu được trong cái bi tráng. Nhờ có tinh thần lạc quan mà cái bi tráng không nhấn chìm con người vào trong cảm xúc buồn thương, đau xót mà khiến con người trở nên mạnh mẽ và đầy tin tưởng hơn. Phẩm chất lạc quan đã làm tôn lên vẻ đẹp tinh thần của nhân vật bi tráng.

Tinh thần lạc quan được các nhà văn thể hiện ở niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng và biểu hiện ở niềm vui lớn lao giữa muôn ngàn vất vả, đau thương.

3.1. Niềm tin mãnh liệt vào tƣơng lai tƣơi sáng.

Những nhân vật bi tráng dù đứng trong hoàn cảnh khó khăn, dù phải đối mặt với nguy hiểm, dù phải sống trong bóng đêm tăm tối, mịt mù nhưng vẫn một lòng hướng về và tin tưởng vào ngày mai tươi sáng. Họ thích nghĩ, thích nói chuyện về tương lai hòa bình, về hạnh phúc và sum họp. Họ tin tưởng vào chiến thắng. Họ tin vào nơi cuối con đường gian nan mà họ đang đi, thế giới hạnh phúc và hòa bình đang đón đợi họ ở phía trước.

Trong tác phẩm Đỉnh máu, giữa muôn trùng khó khăn, gian nan, vất vả, cái chết luôn ẩn họa xung quanh, tình yêu và hạnh phúc lứa đôi vẫn nảy nở. Chiến tranh

đem đến sự đau khổ, chết chóc song cũng trong chiến tranh, tình yêu của người lính được nảy nở, giúp cho họ có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, vào tương lai hòa bình. Tính vẫn nghĩ tới cuộc sống gia đình và hạnh phúc lứa đôi của mình và Ngọ: “Ôi tình yêu nảy nở trong bom đạn, quý hiếm biết chừng nào!”. Tính gặp lại Ngọ sau một thời gian dài xa cách tại sân bay Đà Nẵng khi đang mang trong mình đứa con của Ngọ; tuy nhiên cô chưa kịp thông báo cho Ngọ về đứa con thì hai người lại phải chia tay nhau trong vội vã vì Ngọ phải lên đường hành quân đánh thẳng vào Sài Gòn, chiếm dinh Độc Lập. Với một niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng, độc lập thống nhất nước nhà sắp tới, cô đã tự nhủ mình rằng: “ Sẽ nói với anh khi đất nước đã yên bình… Cô nhìn xuống bụng và nghĩ: một thế hệ mới sẽ ra đời và sẽ không còn phải chứng kiến cảnh chia tay vội vã trong bom đạn như vầy”. Như vậy,

nghĩ về ngày mai sum họp, ngày mai độc lập cũng chính là biểu hiện của một tinh thần lạc quan đang reo ca trong lòng nhân vật Tính. Hay nhân vật Hoàng Đan trong cuộc họp Đảng ủy sư đoàn, trước tình thế đầy khó khăn trong cuộc chiến đấu giữa ta và địch trên cao điểm 1062 (bộ đội bỏ chốt; thương vong nặng nề; cán bộ, chiến sỹ cáng thương binh về vị trí nhân đó đào ngũ…) song vẫn có một quyết tâm và một niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng, thắng lợi: “ Các đồng chí đừng bi quan.

Thằng địch không hơn gì ta đâu. Ba tháng quần thảo nó cũng suy yếu lắm rồi, mệt mỏi lắm rồi. Mới lại xin thông báo để các đồng chí vững tâm: Quân đoàn sẽ bổ sung cho ta thêm 1 Trung đoàn, 2 tiểu đoàn công binh, 4.000 viên đạn pháo. Đạn pháo các đồng chí bắn thoải mái. Đạn cao xạ liên thanh nổ như lựu đạn, các đồng chí cứ việc vãi lên đầu bọn địch. Thấy nó ngóc đầu lên là bắn. Đạn cao xạ sẵn lắm, các đồng chí muốn bắn bao nhiêu là tùy. Nhìn các gương mặt rạng rỡ và những nụ cười thú vị, Hoàng Đan biết những lời của mình đã nhận được sự đồng thuận. Đây là cơ sở cho cuộc chiến đấu tiếp theo, dữ dôi, khốc liệt nhưng có niềm tin thắng lợi”.

Cuốn tiểu thuyết Dòng sông mang lửa đã giành rất nhiều trang nói về tình

yêu. Giữa gian khổ, ác liệt, giữa mất mát đau thương, tình yêu càng hiện lên chói ngời, rực rỡ. Đó là tình yêu của cặp Thục – Khanh mà lúc ban đầu là mối tình đơn

phương của Thục. Một mối tình làm cho ta xúc động đến trào nước mắt: “Từ lâu

lắm rồi, trong mắt anh, em là một bông hoa tinh khiết, tinh khiết đến mức không ai có thể nỡ làm tổn thương. . . Vậy mà hôm nay anh đã làm em khó xử từ tận đáy lòng. Anh có lỗi với em quá”. Đó là nỗi nhớ đến cháy lòng của Thục trên mỗi bước

đường hành quân: “Nỗi nhớ người yêu trong chiến tranh nó kỳ lạ lắm. Nỗi nhớ theo

anh vào tận đáy con tim, nó không chỉ cho anh cảm thấy bồn chồn, mà nhiều khi anh cảm thấy như có gì đau thắt”. Trong những lúc nghỉ ngơi sau một ngày dài vất

vả, Thục thường hay kể với Ngọc về Khanh, về những kỷ niệm của hai người, về những chuyện đã xảy ra giữa họ để vơi bớt đi nỗi nhớ của mình trong xa cách. Thục còn thổ lộ nỗi nhớ ấy vào những trang nhật ký của mình để viết về Khanh; anh luôn nghĩ cho cô, mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với Khanh; anh luôn tin vào ngày mai thắng lợi của đất nước, để được về gặp Khanh, để nói với Khanh tình yêu, nỗi nhớ mong của mình cho dù cô đã lập gia đình hay chưa. Hay như tình yêu của cặp Đỉnh – Lan: “Anh ở đâu, dù cùng trời cuối đất, em cũng tìm được. Không có bất kỳ

ai, bất kỳ cái gì có thể ngăn được em đi tìm anh”. Có thể thấy rằng, chỉ có chiến

tranh, chỉ trong xa cách, tình yêu mới mang vẻ đẹp trong sáng, cao thượng, thánh thiện như thế. Đó chính là nguồn động lực tinh thần đế những người lính như Thục, như Đỉnh có thêm nghị lực để chiến đấu, giành độc lập, hòa bình cho dân tộc. Niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng còn được thể hiện qua cảm nhận của nhân vật Danh. Ngay sau khi thông tuyến X42 – đoạn tuyến ống dã chiến đầu tiên, Danh đã cùng với Ngọc và một lớp kỹ sư mới ra trường, một nhóm trắc địa đi khảo sát tuyến sâu vào phía trong. Trên chặng đường đi đó, Danh đã gặp được cô gái đồng hương cùng xã tên Sen. Sen đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ thông đường. Đứng trước mộ Sen, anh đã có cảm nhận và có ước mơ, có niềm tin vào công việc mình đang làm là sự vươn xa vươn dài của tuyến đường ống, vào ngày độc lập dân tộc: “Anh

nhìn lên trời. Trời sao xanh thế. Những ngọn núi cũng bỗng cao và xanh ngắt lạ thường. Em nằm lại đây, giữa đại ngàn Trường Sơn. Nếu mai đây, được trở về nhà, anh sẽ nói lại những lời em trăng trối cho cha mẹ. Sẽ kể về cuộc sống và chiến đấu

của em và các bạn ở đây. Nhưng cuộc chiến tranh còn dài lắm. Mai kia, tuyến đường ống của bọn anh sẽ qua đây”.

Trong Cát trọc đầu, nhà văn đã nói về tình yêu và hạnh phúc lứa đôi được

đơm hoa kết trái, nảy nở trong muôn vàn khó khăn, vất vả, chết chóc, đau thương. Chiến tranh đem đến sự đau khổ, chết chóc song cũng trong chiến tranh, tình yêu của người lính được nảy nở, giúp cho họ có niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống, vào tương lai hòa bình. Và đó là mối tình trong sáng, đẹp nguyên sơ, tinh khiết của Xuân và Dũng. Xuân là tiểu đội trưởng đội thanh niên xung phong của Nụ. Đó là một cô gái đẹp cả về hình dáng và phẩm chất tinh thần. Cô đã cùng với Nụ, với chị em trong tiểu đội của mình vượt qua rất nhiều gian nan, thử thách, chông gai để ngày đêm đào đất, vá đường, san lấp hố bom bảo đảm cho xe qua trọng điểm. Xuân có một mối tình với Dũng – anh lính lái xe mà cô quen trong những buổi đầu khi Nụ về đơn vị. Tình yêu ấy đã chấp cánh cho cả hai người thêm ý kiên cường sống, chiến đấu, hoàn thành trách nhiệm được giao; bảo vệ nền độc lập chủ quyền cho đất nước. Mở ra trong lòng họ một niềm tin mãnh liệt vào tương lai hòa bình, độc lập, sum vầy dưới một gia đình. Nguyễn Quang Vinh viết: “Mắt Xuân long lanh, thế mà

anh Dũng khen, tay em ấp áp lắm. Anh Dũng tao rất thích nắm bàn tay tao, anh nói, sau này hòa bình, cưới nhau, mọi việc to nhỏ trong nhà anh ấy làm hết để giải phóng đôi bàn tay cho tao, anh ấy nói, bàn tay tao ở mặt trận gian khổ rồi, sau này, anh ấy cho bàn tay tao nghỉ ngơi dài ngày”. Giữa những trận mưa bom bão đạn đầy

gian khổ đó, trong lòng Nụ đã hiện lên niềm mơ ước, niềm tin mãnh liệt vào ngày mai tươi sáng, hòa bình để cô còn được về với mẹ, về với quê hương làng cát, với ước mơ làm nhà văn khi đất nước được hòa bình.

3.2. Niềm vui lớn lao giữa muôn ngàn vất vả, đau thƣơng.

Tinh thần lạc quan bất diệt không chỉ được thể hiện ở niềm tin mãnh liệt vào tương lai mà còn biểu hiện ở những niềm vui hiển hiện giữa muôn vàn gian khổ, đau thương mà cuộc chiến tranh gây ra. Bên ngoài các trận đấu, ngoài những hy sinh xương máu, đau đớn cả về thể xác và tinh thần do chiến tranh gây ra; tiểu

thuyết về đề tài chiến tranh mà 03 tiểu thuyết nêu trên đã miêu tả khá chân thực, cụ thể về niềm vui lớn lao của người lính trong chiến tranh gian nan, vất vả. Tất cả những niềm vui lớn lao của người lính trong cuộc chiến đấu chống Mỹ cứu nước hòa vào nỗi đau thương, mất mát của chiến tranh đã tạo nên tính bi tráng cho những tiểu thuyết này; giúp cho người đọc hiểu hơn về cuộc sống vật chất và tinh thần của người lính khi xưa; để thêm yêu, thêm quý, thêm kính trọng, tự hào về một thời hoa lửa của đất nước Việt Nam.

Niềm vui của nhân vật Tính trong tiểu thuyết Đỉnh máu được hiện lên khá

chân thực giữa muôn trùng vất vả, thiếu thốn, đau thương. Tính vui khi được sống, được tham gia cầm súng chiến đấu với kẻ thù – kẻ đã cướp đi gia đình, bố mẹ và hai em trai của tính. Tính vui khi được sống và chia sẻ những nỗi đau, sự khó khăn, vất vả với anh em, đồng chí, đồng đội mình. Và niềm vui ấy được nhân đôi lên khi tình yêu lứa đôi bắt đầu được nhen nhóm lên giữa Tính và Ngọ khi Ngọ đã cứu Tính chạy ra khỏi làn pháo đạn của địch khi cô lén trốn đi kín nước ở suối cạn cho đồng đội mình. Tính vui, mỉm cười khi hình dung đến những gì đã diễn ra giữa cô và Ngọ: “Nhưng trên tất cả những cái đó là từ cái va chạm vào nhau giữa cô và anh

vừa rồi. Có một sự rúng động trong trái tim kia. Và cô đã đọc được sự xao xuyến bồi hồi trong cái cơ thể nóng bừng, trong ánh mắt ngây dại của anh”; “Cô lại cười thầm một mình nghĩ tới lúc bị thương ngất đi. Không hiểu răng anh cao lớn vậy phủ kín người cô mà mảnh đạn vẫn chui được vào hông. Đáo để là thế. Đúng là có cái gì như duyên số, như ông giời muốn sắp đặt”. Trên đường đi đón Tính từ bệnh viện

dã chiến về, Ngọ và Tính chuẩn bị qua sông thì trời mưa to, nước sông chảy mạnh, hai người vẫn quyết tâm vượt khó, lội qua sông để về đơn vị cho kịp. Qua khó khăn, gian nan, niềm vui, tình yêu càng được nhân lên, thách thức với đất trời, thách thức với mọi đau thương chiến tranh: “Tính cười thầm, thách thức với mọi hiểm nguy.

Giông gió ư? Cứ việc. Thác lũ ư? Kệ. Tính đang ôm chặt lấy anh. Ngọ là niềm tin, là tình yêu của cô. Là tất cả. Mãn nguyện biết bao được cùng sống chết với anh trong thế giới bao la và dữ dằn của trời đất. Chỉ có hai người. Tự do. Không phải gìn giữ. Không phải ý tứ. Còn gì hơn nữa đây. Thật hạnh phúc!”.

Niềm vui còn được cất lên từ chính tiếng hát hò của thương binh tại bệnh viện dã chiến nơi Tính đang điều trị vết thương giữa tiếng gầm rú của bom pháo từ mặt trận vọng về: “Người lính từ cận kề cái chết đi ra bệnh xá là chốn quá bình yên.

Ngày và đêm vang tiếng hát hò. Hát đơn ca. Hát bè. Nhiều thương binh dùng cặp nạng gỗ đập vào nhau làm nhạc đệm. Sau hát là chuyện tiếu lâm với những chuỗi cười bất tận”. Tính vui khi được giúp việc cho bệnh viện để chăm sóc những anh

lính bị thương, cùng san sẻ nỗi đau với cách anh và giúp các anh xoa dịu vết thương tinh thần khi họ phải sống trong sự thiếu vắng hơi ấm từ bàn tay chăm sóc của những người mẹ, người vợ, người em gái. Khi có người năn nỉ xin được hôn cô: “Ngày mai rất có thể/Anh chết giữa chiến trường/ Đôi môi tươi đạn xé/ Chưa một lần được hôn” đã làm cho tính nghẹn ngào không ngăn được dòng nước mắt: “Mất

gì đâu mà cô không chiều họ. Một cái hôn đem lại niềm vui cho các anh mà cũng là niềm vui của cô… Họ lấy việc có cô để đùa bỡn làm vui. Cô không coi những sự ấy là xấu. Cô thương họ, mến họ và nhận ra sự hy sinh vô bờ bến của họ còn ở chỗ thiếu vắng những người mẹ, những người vợ, những cô gái, em gái chiều chuộng, chăm sóc họ hàng ngày. Cô không thể bù đắp được tất cả. Nhưng cái gì có thể làm, cô chẳng nề hà. Trong giới hạn nhất định, cô là niềm vui, là một vị thuốc làm vơi nhẹ nỗi đau cho các thương binh. Ý thức được vậy, cô thấy mình thật hạnh phúc”.

Dòng sông mang lửa là câu chuyện có thật, phản ánh không khí hào hùng

của một thời đạn lửa, là câu chuyện của những người làm công tác khoa học kỹ thuật trên chiến trường để tạo nên huyền thoại trong huyền thoại, như Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên, nguyên Tư lệnh Đoàn 559 từng phát biểu: “Nếu gọi đường Hồ

Chí Minh là một huyền thoại thì đường ống xăng dầu là huyền thoại trong huyền thoại đó”. Niềm vui lớn lao, bất tận giữa muôn trùng khó khăn, gian nan mà nhà

văn Hồ Sỹ Hậu miêu tả trong tiểu thuyết này là niềm vui của quân đội ta sau những lần thử rửa, thông tuyến ống dẫn xăng dầu. Trải qua nhiều ngày khó khăn, gian nan, hy sinh, nhờ có sự đồng lòng, những sáng kiến của tất cả người lính để cùng lắp đặt, thi công tuyến ống và giữ bí mật cho tuyến ống; niềm vui của cả Công trường 81 như vỡ òa khi Chủ nhiệm Đinh Đức Thiện nghe báo cáo từ Trọng là dòng xăng từ

kho N1 vẫn chảy đều đều trong tuyến ống, đẩy nước lên phía trên và cho đến khi van xả nước ở kho N2 báo có mùi xăng: “Hoan hô công trường 81… Cảm ơn các

cậu. Thế là chúng mình đã chứng minh cho Quân ủy Trung ương sự thành công của một phương thức vận tải mới hiện đại và hiệu quả… Mẹ thằng Mỹ. Lần này chết với ông”. Với quyết tâm vượt khó, bất chấp phải hy sinh, Thục và các đồng chí của

mình đã vui mừng khi việc thử rửa nước tới kho xăng Na Tăng đã thành công: “Cả

sở chỉ huy reo hò. Tiếng reo cũng bung ra từ tất cả các máy điện thoại của các cửa van, kho và trạm bơm, làm nên một không khí náo nhiệt mà có lẽ chỉ có trên hệ thống thông tin điện thoại đường ống dã chiến”. Sau khi thử rửa thành công, tuyến

ống Na Tăng đã bị bom Mỹ phá hoại hầu như hết, quân ta lại vào cuộc thi công, lắp đặt với biết bao hy sinh, mất mát; và lần này, sự cố gắng của toàn Công trường 81 đã được đền đáp khi xăng đã vào tới Na Tăng, tiếng reo vui mừng lần nữa lại được cất lên: “Tiếng reo hò như vỡ òa từ các máy điện thoại trên tuyến và ở Sở chỉ huy

Một phần của tài liệu Cái bi tráng trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh (Trang 63 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)