2. Ngôn từ của cái bi tráng
2.2. Ngôn từ hành động gợi ra cái tráng
Ngôn từ hành động không chỉ gợi ra cái bi mà còn diễn tả được khí phách anh hùng, lẫm liệt; sự kiên gan của các chiến sỹ. Hệ thống ngôn từ được dùng để khắc họa nhân vật anh hùng chủ yếu là ngôn từ hành động bởi “xương cốt”, “da thịt” của nhân vật bi tráng được nhào nặn chủ yếu từ những hành động. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm tuy không hoàn toàn vắng bóng nhưng ít xuất hiện trong các tác phẩm.
Hệ thống ngôn từ miêu tả hành động của nhân vật phải phản ánh được tính chất mạnh mẽ, dồn dập, quật cường nên động từ xuất hiện với tần số cao và hết sức phong phú. Đó là những động từ mạnh kết hợp với tính từ để đặc tả được sự dứt khoát và quyết liệt của nhân vật khi đối mặt với hiểm nguy, khó khăn và thậm chí là cái chết.
Trong tiểu thuyết Đỉnh máu, tư thế hiên ngang, bất khuất và sự hy sinh lẫm
liệt của nhân vật anh lính thông tin là sự kết nối, đan xen của những ngôn từ hành động. Để bảo vệ cho sự an toàn của Trung đoàn trưởng Hinh, cậu liên lạc quyết định đi chậm lại để cản bọn địch và chuẩn bị ở tư thế sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù: “hướng nòng súng ra đường mòn nhắm thử”, “tháo lựu đạn ở thắt lưng, để cạnh
hông”; nhưng khi không thấy bọn địch đi qua mà chỉ có tiếng pháo bắn ra của bọn
địch, cậu không lo nghĩ cho bản thân mà lo cho thủ trưởng của mình không có hầm tránh pháo, vì thế cậu “cắm đầu cắm cổ chạy, mải miết” và cậu đã hy sinh: “Một
quả pháo nhắm vào mình cậu, lao xuống. Một tiếng nổ dữ dội xoáy vào lòng đất.
phách hiên ngang của Bượi khi phải đối mặt với tên địch trong hầm của mình được hiện lên thông qua những ngôn từ hành động: “Lưỡi lê anh xuyên một đường thẳng
băng, lóe sáng trong ánh lửa bốc rần rật xung quanh”; “Bượi nhảy bổ xuống ôm chặt lấy hắn”; “Bượi ráng sức bình sinh, thúc đầu gối lên hạ bộ của nó. Cùng với tiếng “hự” bật ra, tên lính ngã uỵch xuống chiến hào. Tức thì Bượi cảm thấy có cái gì đứt gãy ở lồng ngực. Anh xây xẩm mặt mày và cũng từ từ ngục xuống, đầu kê trên xác tên lính dù anh vừa quật ngã. Thì ra bên trong chiếc hầm ếch còn một tên lính dù khác. Súng hắn ta cũng hết đạn. Hắn đang ở tư thế chờ sẵn. Bượi hứng trọn một lưỡi lê xuyên từ phía sau”.
Trong Dòng sông mang lửa, tư thế, khí phách anh hùng và sự hy sinh của các chiến sỹ tại cửa van số 7 được nhà văn diễn đạt bằng các động từ mạnh, từ ngữ giàu tính biểu cảm: “Khối xăng trong ống từ trên Cổng trời vẫn cuồn cuộn chảy xuống.
Cái dẻ quạt dường như đang lớn dần lên. Thông vớ lấy chiếc cờ lê quay nhanh. Anh lao về phía cái dẻ quạt đang phun xăng phì phì. Theo tay quay của Thông, cái dẻ quạt thu nhỏ dần lại. Thọ chưa kịp mừng thì một loạt bom tiếp theo nổ. Thông gục xuống, tay vẫn nắm chắc cờ lên. Phía dưới dốc, lửa đã bùng lên… Tăng lao ra đóng van chặn tuyến. Nhưng chưa đóng xong van thì anh đã loạng choạng, rồi gục xuống bên tay van. Máu từ vai, từ ngực Tăng xối xả tràn đỏ ống”.
Bằng việc sử dụng các ngôn từ hành động, Hồ Sỹ Hậu đã miêu tả được tư thế, khí phách anh hùng của nhân vật Đỉnh. Trong hoàn cảnh thi công chuyển tuyến từ bờ bắc sang bờ nam ở khu vực trọng điểm Pha Bang, sau nhiều ngày thiết kế, đào rãnh, ngụy trang, lắp ống đến đâu lấp đất ngay đến đó, thì anh bỗng thấy có gì đó bất an và đã nói với Đại đội trưởng: “Báo cáo Đại đội trưởng. Đoạn tuyến này bây
giờ toàn là đất do các quả bom kích nổ đào lên. Chẳng có gì đảm bảo dưới lớp đất này không còn những quả bom từ trường bị vùi lấp”; anh nhanh chóng quyết định:
“Tôi sẽ vác ống đi dọc đoạn này. Rủi còn sót quả nào thì chỉ một người bị”. Khi Miên bảo sẽ đi kiểm tra lại tuyến ống nhưng anh vẫn kiên định lập trường của mình để thực hiện nhiệm vụ đó mà không hề tỏ ra nao núng, hay bất cứ suy nghĩ nào cho tính mạng của bản thân và một mình anh đã hứng trọn một quả bom từ trường:
“Đỉnh vác ống xăm xăm đi lên phía trước… sau mô đá phát ra một tiếng nổ long
trời. Một cột khói và đất đá bốc lên. Trong cái đám hỗn độn ấy có cả thân hình của Đỉnh cùng chiếc ống… Cả thân mình Đỉnh như bị vo viên lại, máu trào ra tai, ra mũi. Máu chảy ra từ trên đầu, từ khắp mình, trộn với bột đất, đặc quánh. Cả người Đỉnh chỉ còn như một khối mềm nhũn, bê bết máu trộn với đất bom”.
Trong Cát trọc đầu, tư thế hiên ngang, bất khuất và sự hy sinh lẫm liệt của
cô gái lái xe trên đường chở quân ra mặt trận cũng là sự kết nối, đan xen của những ngôn từ hành động. Để bảo vệ an toàn cho những đoàn xe đi trước - bảo vệ an toàn cho đồng đội mình, cô đã nhận nhiệm vụ trở thành mục tiêu ném bom của máy bay địch, cô nói “Rõ” và quyết tâm để hoàn thành nhiệm vụ: “Cô gái tiếp tục nhấn ga
và bật đèn pha hết cỡ… Cô tài xế dừng xe, mở cửa kéo giật Bá ra khỏi cabin” và cô
đã hy sinh vì một mảnh bom cắm sâu ở phía sau lưng. Bằng những động từ mạnh như “rõ”, “kéo giật”, “bật đèn”, “dừng xe”, “mở cửa”, “nhấn ga” kết hợp với tính từ, nhà văn đã đặc tả được sự dứt khoát và quyết liệt của cô gái lái xe khi đối mặt với hiểm nguy, khó khăn dù có phải hy sinh cả tính mạng mình. Bức tranh nhỏ miêu tả cảnh lấp đường, vá đường, thông đường của các chàng trai, cô gái thanh niên xung phong dưới mưa bom bão đạn của kẻ địch cũng toàn những ngôn từ mang tính hành động được thể hiện qua đoạn văn: “Máy bay. Và bom. Cả tiểu đội lại phơi
lưng giữa mưa bom để giành giật với máy bay từng đoạn đường… Bom nổ buốt tai. Đá rơi như mưa. Mặt đất rung chuyển. Một chiến sỹ gái trúng bom ngã vật qua
người Bá, máu òa ra cả người Bá, òa chảy xuống đất”. Đó là những hành động
quyết liệt, quả cảm, anh dũng của những người lính anh hùng khi phải đối mặt với bom đạn, với đau thương và mất mát để hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần xương máu vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của dân tộc; truyền niềm tin yêu, lòng dũng cảm, sự gan góc cho các thế hệ thanh niên đi sau đấu tranh cho nền độc lập nước nhà.
Cái chết của anh lính thông tin, của nhân vật Bượi, của Trung đoàn trưởng Hinh… trong tiểu thuyết Đỉnh máu; của nhân vật Thông, Tăng, Linh… trong tiểu thuyết Dòng sông mang lửa; và của cô gái lái xe, của biết bao các chàng trai, cô gái
thanh niên xung phong trong tiểu thuyết Cát trọc đầu mang đầy tính bi thương, xót xa. Tuy nhiên, những cái chết đó lại mang tính hùng tráng cao cả vì đã trở thành bất tử, trở thành sự hy sinh anh dũng, quả cảm, bất khuất vì đó là sự hy sinh bảo vệ cho sự an nguy của đồng chí, đồng đội, vì hòa bình độc lập cho tổ quốc hôm nay. Vì thế, các thế hệ con cháu người Việt Nam bây giờ và mãi mãi mai sau không thể nào quên sự hy sinh xương máu đó của những người anh hùng cách mạng; chúng ta hoàn toàn có quyền tự hào, sự ngưỡng vọng, ngợi ca đời đời cho những tấm gương chói lòa sử sách đó.
Bên cạnh ngôn từ hành động, tác giả còn chú ý đến ngôn ngữ độc thoại nội tâm của nhân vật. Bởi cái hùng không chỉ được biểu hiện qua hành động mà còn qua tư tưởng của nhân vật. Qua cuộc độc thoại nội tâm ta thấy được khí phách anh hùng hay sự đổi thay để vươn tới phẩm chất anh hùng ở các nhân vật trong ba tiểu thuyết về đề tài chiến tranh đã nêu.
Ở tiểu thuyết Đỉnh máu, khi phải đối đầu với kẻ địch đang ở gần mình, cận kề với sự nguy hiểm tính mạng, nhân vật anh lính thông tin đã không hề lo sợ cho sự an toàn tính mạng mình mà lại lo lắng vô cùng cho thủ trưởng của mình là Trung đoàn trưởng Hinh. Vì thế, cậu đã quyết định đi chậm lại để cản địch, cậu nghĩ: “Đến
lượt mình tham chiến rồi đây! – Cậu nghĩ và không thèm bước nữa”; “Chúng mày định bắt sống tao phải không? Quả này và quả này dành cho chúng mày. Còn quả này chung cho cả hai bên…”; “Pháo bắn, hầm hào không có, liệu thủ trưởng có việc gì không?”; “Thủ trưởng chưa có hầm ẩn nấp, nhanh hơn nữa, nhanh hơn nữa!”. Và ngay cả lúc đã hy sinh, đầu cậu vẫn còn nguyên ý nghĩ “Nhanh lên, nhanh nữa, đào hầm cho thủ trưởng”.
Trong Dòng sông mang lửa, hiện lên sự độc thoại nội tâm của nhân vật Ngọc. Sau những ngày kiên trì tập luyện và đi lại được vì đôi chân bị liệt do sốt rét loại xoắn mảnh, anh đã nghĩ ngay đến đồng đội, đến tuyến ống với trăn trở, suy tư: “Không biết có bơm được qua 911 không? Không biết chúng nó có lại tiếp tục đánh
xăng dầu đã hết lòng vì nhiệm vụ, hết lòng vì đồng đội mình. Đó còn là sự day dứt khôn nguôi của nhân vật Miên khi phải chứng kiến sự bi thương của Đỉnh: “Đỉnh
ơi. Sao mày không để tao đi cho. Mà sao tao lại không nghĩ ra cách kiểm tra như mày cơ chứ. Giờ này người ta đưa mày đi rồi, nhưng người ta có cứu nổi mày không? Một mình mày đã thay cả Đại đội lĩnh trọn trái bom từ trường. Ô tô còn tan nát huống chi con người. Tao biết nói thế nào với bố mẹ mày đây, Đỉnh ơi?”. Miên
đau với nỗi đau của Đỉnh, ân hận vì mình đã không làm tròn nhiệm vụ, day dứt khi phải nhìn mà không giúp gì được cho Đỉnh – đó là vẻ đẹp tâm hồn đáng ngợi ca của nhân vật này.
Trong tiểu thuyết Cát trọc đầu, khi đoàn xe chưa kịp đi qua hết ngầm thì
bom lao tới, chiếc xe đi sau cùng bốc cháy; Xuân, Nụ cùng với tiểu đội của mình đã băng mình dưới làn bom để tìm cách dập lửa, cứu xe. Anh lái xe chết, Xuân đã kéo anh ra khỏi xe, vác trên vai chạy sâu vào trong cánh rừng và sau đó Xuân bặm môi, tay cầm vô lăng để lái xe dấu vào trong rừng an toàn. Giữa lúc gian khó đó, Xuân đã tự nói với mình: “Anh Dũng ơi, em lái xe qua trọng điểm được rồi anh này, anh
khen em giỏi không anh, anh nhớ em không anh…”, cô đã coi đó là điểm tựa, là
niềm tin để vượt qua gian khó, thử thách chông gai, qua cái chết để hoàn thành nhiệm vụ khó khăn ấy.
Như vậy, ngôn từ hành động đã trở thành một trong những nghệ thuật để các nhà văn xây dựng nên màu sắc bi và màu sắc tráng trong tư thế, hành động, cách ứng xử của những nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh nói chung và trong ba tiểu thuyết nói riêng.