Cái bi tráng toát lên từ hiện thực chiến tranh

Một phần của tài liệu Cái bi tráng trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh (Trang 31 - 120)

Nghệ thuật là lĩnh vực của sự sáng tạo; mỗi một nhà văn đều có một cách cảm, cách nghĩ, cách viết khác nhau, điều đó góp phần tạo nên phong cách của mỗi người nghệ sỹ. Cùng một đề tài chiến tranh nhưng mỗi nhà văn lại có cách viết riêng. Người thì viết về sự tàn khốc, sự hủy diệt của chiến tranh, người thì viết về sự ác liệt, dữ dội của những chiến dịch… Và đã là chiến tranh thì không thể tránh khỏi thương vong, mất mát, hy sinh và nhất là khi cuộc chiến này lại là những cuộc sống mái một mất một còn giữa ta và địch. Những trận tử chiến trong các tác phẩm văn học, đặc biệt là viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không thể thiếu những khúc bi thương nhưng cũng tràn đầy những bài ca hùng tráng. Hai sắc điệu “bi” và “tráng” không thể tách rời nhau.

Trong các cuộc kháng chiến cứu nước của dân tộc ta, đặc biệt là trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ta đều ở thế yếu hơn địch về mọi mặt lực lượng, vũ khí, kỹ thuật quân sự… nhưng chúng ta đều giành chiến thắng. Sự không cân sức giữa ta và địch đã gợi ra cái bi nhưng khúc ca khải hoàn ấy đã làm cho cái bi không còn mang màu sắc của bi ai, tang tóc mà lại nhuốm màu hào hùng. Đành rằng cả hai bên tham chiến đều có những tổn thất như nhau nhưng chất bi tráng chỉ thuộc về bên chính nghĩa, thuộc về những con người chiến đấu vì lý tưởng cao cả và chân chính, về những con người đang hết lòng hết sức cho dù có phải hy sinh chính bản thân mình cho nền độc lập tự do của dân tộc. Trận chiến của những kẻ xâm lược, dày xéo lên tổ quốc của dân tộc khác không thể nào gợi ra được chất bi tráng.

Trong đề tài này, cả ba tiểu thuyết Đỉnh máu của Nguyễn Bảo; Dòng sông mang lửa của Hồ Sỹ Hậu và Cát trọc đầu của Nguyễn Quang Vinh đều viết về cuộc

chiến tranh chống đế quốc Mỹ cứu nước đã qua của dân tộc ta. Song mỗi nhà văn lại có cách cảm, cách nghĩ, cách viết về chiến tranh khác nhau vì thế đã tạo nên sự hấp dẫn, sức sống riêng trong lòng độc giả.

Tiểu thuyết Đỉnh máu của Nguyễn Bảo là tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng lấy bối cảnh quân ta và quân ngu giành nhau một khoảng không gian đỉnh cao 1062 thuộc địa bàn Quảng Nam năm 1974. Có thể coi tác phẩm là tập 2

của bộ tiểu thuyết nhiều tập mà tập 1 Thượng Đức đã rất thành công, xét về cấu trúc thì nó vẫn là một tiểu thuyết riêng biệt. Tiểu thuyết Đỉnh máu đã dựng lên được

không khí bí tráng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước. Trong cuộc kháng chiến đó, quân ta gặp rất nhiều khó khăn, mất mát, hy sinh. Cái bi tráng được thể hiện qua cuộc tử chiến không cân sức giữa ta và địch trong tiểu thuyết này, cả hai bên đều gặp nhiều khó khăn, gian nan và vất vả nhưng nghiêng nhiều về phía quân ta. Nguyễn Bảo viết: “Bão tố đang đến với số phận

những người lính trên dãy Sơn Gà. Thiếu lương thực, đạn súng, thuốc men, làm kiệt quệ sức kháng cự của cả hai bên. Trời đất cũng đang nổi giận. Khô, nóng… Cơm nước vận chuyển lên chốt ngày càng khó. Cái chết đang đến từ nhiều hướng. Một số hầm hào bộ đội thương vong không chỉ vì pháo tầm xa mà bị đạn đại liên, trung liên của địch xỉa vào… Ngọ thấy lòng nhức nhối vì thiếu thốn của bộ đội và những hy sinh quá xá của họ… Bên cạnh anh lính thông tin, cuộc vật lộn căm uất của cả hai phía vẫn đang diễn ra quyết liệt. Có những cặp xông vào nhau đấm đá huỳnh huỵch”. Đỉnh máu được xây dựng từ hai điểm nhìn của hai nhân vật chính cùng

tham gia vào trận đánh 1062: Ngọ, một chỉ huy quân cách mạng và Hán, một sỹ quan ngu . Thủ pháp đồng hiện được sử dụng hiệu quả khi cả hai nhân vật cùng nhớ về quá khứ, tái hiện lại quá khứ trong dòng ý thức với những căng thẳng khốc liệt đến tận cùng của chiến tranh: tiếng nói của bên này bên kia nghe rõ, những xác chết chất đống bốc mùi kinh khủng, những bộ xương, những trận giáp lá cà, những hình hài què cụt… Trong những cuộc chiến đấu giữ đỉnh cao 1062 đó, cái bi tráng được thể hiện qua sự không cân sức giữa ta và địch còn được nhà văn miêu tả cụ thể như “Không riêng gì hướng đại đội của Bượi, một rừng đạn pháo của địch cũng

đang chụp lên đầu toàn bộ trận địa của tiểu đoàn. Bom na pan rừng rực thiêu đốt các chốt cũng đang thiêu đốt lòng Ngọ… Ngơn ngớt tiếng nổ, thông tin chạy như con thoi nối lại đường dây. Nhưng làm sao nối xuể so với mật độ pháo dày đặc, dai dẳng đến vậy… Đang là mùa mưa. Mưa ảnh hưởng cho cả hai bên nhưng ảnh hưởng nặng hơn vẫn là phía quân ta. Hầm chốt lõm bõm nước. Mọi sinh hoạt đều trong hầm. Chung sống với bùn đất, ăn uống thiếu thốn đủ bề, pháo địch bắn liên

tục, cán bộ, chiến sỹ phải sắt đá lắm mới trụ nổi… Nơi sập hết hầm, nơi thiếu cái ăn, nước uống, sức khỏe của bộ đội giảm sút, bệnh tật tràn lan. Nguy hiểm nhất là vận chuyển súng đạn, lương thực, thực phẩm luôn bị ách tắc”. Trong khi quân đội

ta gặp nhiều khó khăn, vất vả, thiếu thốn thì quân địch đã lợi dụng cái khó đó để đánh cấp tập vào các trận địa phòng ngự của ta làm cho khó khăn chồng chất khó khăn: “Trong khi ta chưa kịp bổ sung lực lượng, địch điều thêm lữ đoàn 2 dù, tăng

cường cho lữ dù 1 và lữ dù 3. Cuộc xung sát mỗi ngày một khốc liệt hơn. Bộ đội thương vong nhiều, nhân việc khiêng cáng thương binh tử sĩ rời khỏi chỗ bom đạn đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ bỏ ngũ”.

Tiểu thuyết Dòng sông mang lửa là cuốn tiểu thuyết dựng lại một cách chân thực nhất về bí mật ra đời của tuyến đường ống xăng dầu Trường Sơn. Một huyền thoại thật sự như lời nhận xét của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên (nguyên Tư lệnh Đoàn 559) rằng: “Nếu gọi Đường Hồ Chí Minh là một huyền thoại thì đường ống

xăng dầu là huyền thoại trong huyền thoại đó”. Hiện thực trong tiểu thuyết là từ

năm 1968 trở về trước, việc chuyên chở xăng dầu bằng ô tô chỉ đạt khối lượng nhỏ, hao hụt nhiều, nhất là lại bị máy bay Mỹ đánh phá. Cho nên, việc dùng đường ống dẫn xăng dầu là yêu cầu bức thiết. Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu đã tỉ mỉ kể lại việc sử dụng đường ống xăng dầu được Liên Xô viện trợ, lắp đặt ra sao để luồn qua núi rừng hiểm trở. Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh anh dũng khi thi công đường ống xăng dầu. Chất sử thi, anh hùng ca bi tráng của cuốn tiểu thuyết là ở đây. Bên cạnh đó, tiểu thuyết Dòng sông mang lửa còn đem lại cho người đọc cái nhìn chân thực hơn, khách quan hơn về chiến tranh và thân phận con người: “Nhưng bất luận thế

nào, những chàng trai trẻ ngã xuống giữa trận tiền vẫn là sự ra đi kiêu hùng. Hàng ngàn hàng vạn cái chết của họ là một phần viết nên lịch sử của cuộc chiến tranh. Còn ở hậu phương, sau cái chết ấy là tiếng gào khóc của người vợ mất chồng, con mất cha. Là nỗi đau tận cùng của người cha, người mẹ mất con. Là bắt đầu một cuộc vật lộn với đời vì gia đình mất đi một trụ cột, hay một nhánh tương lai của gia đình, của dòng họ bị cắt đứt”. Chiến tranh được nhà tiểu thuyết miêu tả không phải

nhưng không thiếu sự ác liệt có tính chất hủy diệt mà văn học viết về chiến tranh lâu nay hầu như quên lãng sự hy sinh của những người lính xăng dầu. Hiện thực dữ dội của cuộc chiến chủ yếu thể hiện thông qua sự đối đầu giữa hai quyết tâm: ta quyết tâm đưa xăng dầu vào chiến trường, địch quyết tâm ngăn chặn với tất cả sức mạnh sắt thép hàng ngàn tấn bom đạn các loại thả xuống từ máy bay và mở hẳn một chiến dịch “hành quân Lam Sơn 719” nhằm hủy diệt đường ống xăng dầu...

Trong những trang văn mở đầu cuốn tiểu thuyết, nhà văn đã nêu lên một hiện thực cấp bách đó là “Vận chuyển xăng cho mặt trận vẫn là việc làm khó nhất,

tốn nhiều xương máu nhất. Trước mắt, bằng mọi giá phải chuyển được xăng vào cho Đoàn 559”. Vì thế, để đưa xăng qua được trọng điểm 468, nơi mà “Ngày nối ngày, máy bay địch dùng mọi thủ đoạn đánh phá: rải thảm, tọa độ, bổ nhào theo đợt, tập kích bất ngờ. Bom đạn đủ kiểu: bom phá phá nát từng đoạn đường, cầu. Nếu bom rơi trên ta luy thì mỗi trái bom có thể sẵng sàng kích nổ khi có phương tiện sắt thép đi qua. Bom nổ chậm rình rập, có thể nổ bất cứ lúc nào. Bom cháy để đốt rừng, đốt xe…”; đối lập với đó là hình ảnh những người lính “kiệu xăng” vừa

gồng mình cùng ba người bạn giữ cho phuy xăng ổn định trên mỗi bước đi; tai họ luôn phải căng lên để nghe ngóng, cảnh giác máy bay, bom đạn trên đầu; phải gùi những bao ni lông xăng trên lưng, nhưng chỉ được một lần, đến lần thứ hai là bị ngấm, ròn và rách, ngấm qua ba lô, ngấm qua quần áo vào tới da thịt, và toàn bộ cơ thể, họ đã bị ngộ độc xăng, da tím đỏ, phồng rộp. Vượt lên những khó khăn, lên sự không cân sức đó, những người lĩnh vẫn quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao, kể cả hy sinh. Khi đoạn tuyến ống X42 – tuyến ống dã chiến đầu tiên được thiết kế và vận hành thành công, sau hơn nửa tháng hoạt động thì tại Ngã ba Đồng Lộc bị địch đánh chặn quyết liệt, việc các xe lấy xăng từ N2 hầu như không thể vượt qua trọng điểm này và đang trong nguy cơ bị lộ tuyến, Công trường 81 lại thi công thêm tuyến ống TF5. Sự không cân sức giữa ta và địch lúc đó được thể hiện: khi quân ta đã vượt qua mọi khó khăn, sắp hoàn thành tuyến ống TF5 thì: “một chiếc xe chở

ống vào tuyến bị máy bay địch phát hiện ở xóm Bông Lai. Một trận oanh tạc dữ dội đã chụp lên tuyến. Ba người hy sinh, một số bị thương”, tuyến ống bị phá tan tành.

Tại trọng điểm 050, khi ta chuẩn bị bơm xăng lên Na Tăng sau khi đã thử rửa thành công và đã phải trải qua nhiều hy sinh, mất mát; bọn địch lại dội B52 xuống: “một

trận B52 nói chung có chín chiếc tham gia. Mỗi chiếc mang ba mươi tấn thì một trận vừa rồi, đã có gần ba trăm tấn ném bom xuống tuyến”, tuyến ống bị thiệt hại

nặng nề. Sự không cân sức còn được thể hiện qua đoạn văn nói về sự thử nghiệm đầu tiên của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ khi mà quân ta đang tìm cách vừa đánh địch vừa vận hành ống cho xăng đến Q51. Dường như nền khoa học quân sự Mỹ đã dồn sức cho những ý đồ hủy diệt này. Biết bao loại bom đạn có năng lực sát thương cao nhất đều được sử dụng tổng lực trên các con đường Trường Sơn: “Lực lượng địch đang được huy động, gồm: Quân ngụy Sài Gòn có: ba sư đoàn: Sư

đoàn dù, Sư đoàn thủy quân Lục chiến, Sư đoàn 1 Bộ binh; ba lữ đoàn bộ binh; bốn Trung đoàn và 2 chi đoàn thiết giáp; mười ba Tiểu đoàn pháo binh… Quân Mỹ tham gia trực tiếp và yểm trợ cho chiến dịch này, họ gọi là chiến dịch Dewey Canion II, có trên ba mươi tiểu đoàn thuộc binh chủng bộ binh, dù, pháo binh hàng ngàn máy bay gồm trực thăng, phản lực, vận tải cỡ lớn và máy bay chiến lược B52…”. Sự không cân sức giữa ta và địch đã không làm cho những người lính trên

mặt trận xây dựng các tuyến ống phải lo sợ, băn khoan; họ sẵn sàng chấp nhận đau thương, hy sinh và mất mát để cho tuyến ống ngày một vươn xa hơn nữa, rộng hơn nữa, góp phần tạo nên sự thành công cho công cuộc đấu tranh, giải phóng đất nước của toàn dân tộc.

Cát trọc đầu của Nguyễn Quang Vinh là cuốn tiểu thuyết viết về cuộc chiến

dữ dội, nóng bỏng, khủng khiếp; là thực tế của bom rơi đạn nổ, chết chóc đau thương mà các thanh niên xung phong trên tuyến lửa Quảng Bình năm nào phải chịu đựng. Nhà văn đã chia sẻ về nhan đề của cuốn tiểu thuyết: “Mới đầu, trong bản thảo thứ nhất, tôi đặt tên là Vú Cát, với ý định triển khai một không gian tiểu thuyết rộng lớn, tập trung vào giai đoạn chiến tranh chống mỹ trên đất Quảng Bình khới lửa. Sau đó,tôi thu hẹp lại, thay đổi tên sách thành Cát trọc đầu, tập trung mô tả trong không gian tiểu thuyết giữa hậu phương và mặt trân đường Hồ Chí Minh trong chiến tranh để có điều kiện khắc họa kỹ hơn các số phận nhân vật”. Giống

như tiểu thuyết Đỉnh máu, Cát trọc đầu đã tái hiện không khí bí tráng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ cứu nước. Cuốn tiểu thuyết đã miêu tả một cách trần trụi, nóng bỏng về sự nhiều khó khăn, mất mát, hy sinh của các cô gái thanh niên xung phong và các anh lính. Cái bi tráng được thể hiện qua cuộc tử chiến không cân sức giữa ta và địch trong tiểu thuyết này, cả hai bên đều gặp nhiều khó khăn, gian nan và vất vả nhưng nghiêng nhiều về phía quân ta. Trong cuộc chiến tranh, bọn địch với những vũ khí tối tân lợi hại của mình, với những bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm gầm gào đổ xuống, đào xới trọng điểm song các cô gái thanh niên xung phong vẫn ngày đêm cần mẫn đào đá, vá đường, thông đường cho xe qua với ý thức, trách nhiệm cao nhất của mình. Tại tiểu đội của Nụ: “Nụ ạ, mấy hôm nay máy bay vứt xuống toàn bom từ trường. Công binh

phá mãi không hết. Có cách chi phá ào ào không?’; “Máy bay đến. Từng tốp máy bay xuất hiện, sà thấp rồi ào ào tuôn bom xuống trọng điểm. Nụ đếm, Xuân ghi. Hết đợt bom thì hai chị em cầm cờ vọt lên, chạy băng băng qua những hố bom mới nguyên, cắm cờ ở vị trí những quả bom nổ chậm. Có khi đang chạy cắm cờ

tiêu thì lại máy bay, lại bom, hai chị em ôm nhau lăn xuống hố bom”. Sự không

cân sức giữa ta và địch trong cuộc chiến còn được nhà văn truyền tải trọn vẹn không khí sôi sục, bi tráng của những năm tháng hào hùng không thể nào quên qua đoạn văn miêu tả tại trung đội của An: “Đêm ấy, bên kia chân núi, tại trọng

điểm, trung đội của An lăn mình trong mưa bom bão đạn. Không ai hiểu lý do gì, đêm nay máy bay lại đến oanh tạc khủng khiếp xuống trọng điểm như thế… Đêm trọng điểm nhàu nát trong ánh pháo sáng, trong tiếng nghiến ken két của xe xích ủi đất, trong tiếng thở hồng hộc của hàng trăm chiến sỹ đang vá đường, trong tiếng rít điên cuồng của động cơ máy bay, trong tiếng đất đá bay rào rào như gió lốc sau mỗi đợt bom nổ”. Sự không cân sức giữa ta và địch trong những cuộc tử

chiến đó mang đậm chất bi tráng. Vì cái bi hiện lên qua những đoạn văn trên là sự hiểm nguy, tàn bạo, là cái chết luôn rình rập xung quanh nhưng khí thế hừng hực của những cô gái thanh niên xung phong, của những người chiến sỹ đang ngày đêm vá đường đã làm át đi mùi của đau thương, tang tóc.

1.2. Những tổn thƣơng khủng khiếp về tinh thần và thể xác.

Chiến tranh gây nên những vết thương sâu cho con người ở cả tinh thần lẫn

Một phần của tài liệu Cái bi tráng trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh (Trang 31 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)