Một không gian đậm chất bi

Một phần của tài liệu Cái bi tráng trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh (Trang 87 - 91)

1. Nguyên tắc lý tưởng hóa – xây dựng tượng đài

1.2.3.2. Một không gian đậm chất bi

Bên cạnh việc mở ra các không gian bao la, rộng lớn, các nhà văn còn đặt con người – nhân vật của mình vào những không gian đầy tính thử thách, cản trở, hiểm nghèo như không gian chiến trường, không gian pháp trường… là nhắc đến những nơi đầy rẫy sự nguy hiểm, đau đớn, tổn thương và chết chóc – một không gian đậm chất bi. Chúng đều là những cửa tử trong chiến tranh. Chúng gợi nên cái bi bởi dẫn dắt con người đến cái chết nhưng đồng thời đó cũng là những môi trường “lửa” để thử chất “vàng” trong mỗi con người anh hùng cách mạng. Những không gian mang tính thử thách trong chiến tranh được các tác giả sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật để xây dựng tượng đài; góp phần tạo nên cái bi tráng cho tiểu thuyết về đề tài chiến tranh.

Không gian chiến trường là không gian xuất hiện với mật độ khá dầy đặc trong những tác phẩm văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng về đề tài chiến tranh. Nói tới chiến tranh là nghĩ tới chiến trường nơi xảy ra những cuộc giao tranh nảy lửa, những trận chiến sống mái giữa các bên tham chiến. Không gian chiến trường trong ba tiểu thuyết đã được các nhà văn miêu tả có thể nằm ở núi rừng, ở đồng bằng, trong thị xã, trên không trung... vừa có tính chất trải dàn, hoành tráng vừa chứa đựng những khó khăn, thử thách mang tính khốc liệt của cuộc chiến.

Không gian chiến trận thường đặt nhân vật đứng trước những khó khăn, những hoàn cảnh hiểm nghèo như phải đối đầu với các đợt tấn công như vũ bão với vũ khí tối tân của địch, luôn ở trong tình huống gần với cái chết trong gang tấc, những thương tích, đau đớn, hy sinh…

Không gian chiến trận trong tiểu thuyết Đỉnh máu đặt nhân vật vào trong

những hoàn cảnh thử thách, đầy khó khăn như thế. Không gian bao quát toàn bộ tiểu thuyết này là không gian chiến trường tại cao điểm 1062 thuộc dãy núi Sơn Gà. Trong không gian chiến trường lớn cao điểm 1062 còn bao gồm nhiều không gian chiến trường nhỏ hơn như các chốt giữ điểm, cao điểm 700… và tất cả đều mang tính thử thách đối với các chiến sỹ của ta. Không gian của con suối cạn, nơi mà Ngọ cùng với tiểu đoàn của mình được cấp trên lệnh xuống là phải ém tạm quân để chờ người ra đón. Tại đây, tiểu đoàn của Ngọ gặp khó khăn là thiếu nước dùng sinh hoạt, cuộc sống binh lính gặp đầy dẫy khó khăn vì lẽ đó. Vì muốn có thêm nước cho đồng đội của mình, Tính đã lén đi kín nước và gặp phải trận pháo đạn của kẻ địch: “Bỗng nhiên, cô nghe tiếng đề pa của đại bác. Tiếng rít của đầu đạn xé gió và rầm

rầm những tiếng nổ chụp xuống như muốn hất bổng cả con suối lên”. Gặp hoàn

cảnh nguy hiểm, sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc song Tính không hề nao núng vì với Tính chịu đựng những trận pháo dường như đã trở thành cơm bữa; lúc này cô chỉ lo nghĩ cho đồng đội nếu phải vì mình mà gặp nguy hiểm khác thì thật ân hận: “Vẫn nằm dán xuống đất, vẫn khư khư giữ bọc nước, một chút ân hận lóe lên

trong đầu Tính, nhỡ mình nằm lại ở đây thì thật tai hại. Đơn vị sẽ nháo nhào đi tìm và biết đâu vì cái sự vô lối đó mà liên lụy đến người khác”. Và cũng tại đây, Ngọ và

tiểu đoàn mình đã chiến đấu với kẻ địch ngày đêm và vượt qua được các cuộc chiến đó mà chỉ phải hy sinh 10 người, 15 người bị thương chứ không phải theo như lời của Hán – nhân vật phản diện, kẻ địch trong các cuộc chiến đó cho là cộng quân đã phải hy sinh mấy trăm người: “Công trạng là của pháo binh. Nghe nói họ đã biến

suối cạn thành suối máu. Không biết bên ta thiệt hại thế nào nhưng trên đường lên 1062 chúng tôi có đi qua suối cạn. Không ai dám dùng nước ở đó nữa. Tanh và lợm không chịu thấu”. Mặc dù gặp hoàn cảnh hiểm nguy, phải đối diện trực tiếp với đạn

pháo, với cái chết tại trận pháo kích ở suối cạn nhưng cả Ngọ và Tính đều không hề lo sợ cho tính mạng mình mà chỉ lo nghĩ cho anh em, đồng đội; đều sẵn sàng xả thân mình để bảo vệ sự an toàn cho đồng đội mình và chính trận pháo kích đó đã mở đầu cho tình yêu của Ngọ và Tính.

Trong Dòng sông mang lửa, không gian có tính thử thách được nhà văn tái hiện khá chân thực, rõ nét nhằm khắc họa sự anh hùng của những người lính xăng dầu.

Không gian tại cửa van số 7 được nhà văn Hồ Sỹ Hậu mở ra bằng hoàn cảnh khó khăn, đầy thử thách tại tổ canh van của Thông, Tăng và Tôn: “Một quả đạn

khói bắn xuống, trong chốc lát bom nổ cách cửa hang chừng hai trăm mét. Tuyến ống như có một bàn tay khổng lồ giật mạnh. Từ một khớp nối, xăng phun ra như một cái dẻ quạt”. Trước hoàn cảnh đó, Thông khi anh đã không quản gian khó:

“Anh lao về phía cái dẻ quạt đang phun xăng phì phì. Theo tay quay của Thông, cái

dẻ quạt thu nhỏ dần lại” và anh đã hy sinh: “Thọ chưa kịp mừng thì một loạt bom tiếp theo nổ. Thông gục xuống, tay vẫn nắm chắc cờ lê”. Và khi dưới dốc, lửa đã

bùng lên, tuyến ống bị đứt; nếu không chặn dòng xăng lại thì rất nguy hiểm cho kho hàng và một đơn vị thanh niên xung phong ở dưới. Trước hoàn cảnh đó, Tăng không hề run sợ, lo cho tính mạng mình mà đã nhanh chóng lao ra đóng van chặn tuyến và đã hy sinh: “Anh loạng choạng, rồi gục xuống bên tay van. Máu từ vai, từ

ngực Tăng xối xả tràn đỏ ống”. Khi phải chứng kiến cái chết đầy đau thương của

Thông và Tăng đó, Tôn không hề dao động, lo sợ cho tính mạng mà cũng đã nhanh chóng vọt tới để đóng nốt những vòng quay cuối cùng và anh cũng đã bị thương ở bụng, người Tôn đầy máu, máu của Tôn và của Tăng đã hòa trộn vào với nhau.

Thông và Tăng hy sinh, Tôn bị thương vì lo cho sự an toàn của tuyến ống, của kho hàng và cho sự an toàn tính mạng của bao đồng chí, đồng đội khác của mình ở ngay phía dưới hang. Họ quyết hy sinh tính mạng để cho người khác được bình an, được sống; vì thế đã trở thành tấm gương về sự hy sinh cao đẹp vì độc lập tổ quốc. Đó chính là biểu hiện của cái bi tráng trong tiểu thuyết này.

Không gian chiến trận trong Cát trọc đầu được nhà văn miêu tả là không

gian tại các trọng điểm trên đường Trường Sơn mà ở đó có các trọng điểm nhỏ và tất cả đều mang tính thử thách đối với các chiến sỹ của ta. Đó là không gian chiến trận tại trọng điểm của Xuân và Nụ. Tại đây, cuộc sống của các cô gái gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn, vất vả vì nắng nóng, vì thiếu nước, vì những trận sốt rét rừng: “Mùa hè cháy rực, nước ở các con suối khô rang tới giọt nước cuối cùng. Lúc này,

toàn mặt trận nóng rực bởi việc thiếu nước. Thiếu gạo có thể ăn độn cơm với khoai sắn, có thể nhịn đói một, hai ngày cũng được, nhưng hết nước là nguy ngập, là chết. Hàng trăm đơn vị làm nhiệm vụ thông đường khẩn cấp điện về mặt trận chi viện nước uống. Chị em còn cực hơn, nước uống đã khó, nước sinh hoạt còn ngặt nghèo hơn nhiều. Đêm, chị em nằm khát không ngủ được, mò mẫm xin nhau từng giọt nước dữ trữ trong bi đông”. Bên cạnh sự khó khăn, thiếu thốn đó thì các cô gái ở

đây còn phải chịu nhiều đau đớn, mất mát, hy sinh khi ngày đêm băng mình trong lửa đạn, trong những trận mưa bom bão đạn của giặc Mỹ đang từng phút, từng giây ném xuống những cung đường tại trọng điểm để canh bom, san đất, vá đường, thông đường cho xe qua trọng điểm: “Trăm ngàn hố bom cày xới những mảnh rừng

quanh con đường, những mảng trời trong đáy hố bom đen lòm, lố nhố ken dày nhau như những hố huyệt ở nghĩa trang. Bá rùng mình. Những bóng áo xanh của thanh nhiên xung phong ẩn hiện sau những hố bom, sau những gốc cây cháy cụt, sau những mỏm đá… Bá nghe nói, mỗi ngày trọng điểm này hy sinh vài chục chiến sỹ. Cứ vài ngày thì lại bổ sung. Bổ sung xong, vài ngày lại hy sinh, lại bổ sung, lại hy sinh. Ai ra mặt đường đều phải làm lễ truy điệu sống”; “Máy bay đến. Từng tốp máy bay xuất hiện, xà thấp xuống rồi ào ào tuôn bom xuống trọng điểm. Nụ đếm, Xuân ghi”; “Máy bay Mỹ không còn theo quy luật ném bom, bất cứ giờ nào trong

ngày cũng ném bom. Những cung đường mới mở bị bom đánh phá, nát bươm, bom xé đường ra từng khúc, từng đoạn”. Tính bi tráng được thể hiện ở chỗ, trên chiến

trường khốc liệt đó, dù phải sống trong sự giày xéo của bom đạn, gần kề và đối diện với cái chết, cả tiểu đội của Nụ và trung đội của An cùng với bao người lính khác đã bình thản vượt qua, để chiến đấu cho độc lập dân tộc và hòa bình cho tổ quốc.

Một phần của tài liệu Cái bi tráng trong tiểu thuyết về đề tài chiến tranh (Trang 87 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)