Nguồn vốn con người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện sơn la trên địa bàn xã mường lay, tỉnh điện biên (Trang 23 - 27)

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Nguồn vốn sinh kế của các hộ tái định cư nông nghiệp tại thị xã Mường Lay

4.1.1 Nguồn vốn con người

Tổng số hộ gia đình phỏng vấn tại 3 điểm bản là 63, số nhân khẩu là 273 người. Trong đó nam chiếm 46%, nữ 54%.9

Hình 4.1: Thống kê giới tính tại các điểm bản

Nguồn: Tính toán từ thông tin Bảng hỏi Quy mô trung bình là 4,3 người/hộ. Chủ hộ là nam giới chiếm 84%, chủ hộ là nữ chiếm 16%.

Bảng 4.1: Tỉ lệ người lao động theo độ tuổi Tổ

dân phố

6

Bản

Bản Bắc 2

Tổng

Tỉ lệ

Trung bình Tổ dân

phố 6

Bản

Bản Bắc 2

Trong độ tuổi lao động 66 56 70 192 72% 72% 68% 70%

Chưa đến tuổi lao động 20 17 10 47 22% 22% 10% 18%

Quá tuổi lao động 6 5 23 34 7% 6% 22% 12%

Nguồn: Tính toán từ thông tin Bảng hỏi

9 Xem Phụ lục 4: Tỉ lệ giới tính chi tiết cho từng điểm phỏng vấn

Tổ dân phố 6 Bản Xá Bản Bắc 2

Nam 43 42 41

Nữ 48 52 47

0 10 20 30 40 50 60

Số người

Nam Nữ

Trong số 63 hộ gia đình, chủ hộ là người Thái chiếm tới 97%, còn lại là người Kinh và người Hoa chiếm 3%. Tuy nhiên, do là địa bàn ở thị xã, việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình khá tốt, hầu hết các gia đình có 2 con, chỉ 11% hộ gia đình khảo sát có trên 2 con. Những hộ có từ 6 đến 8 người là trường hợp có ba đến bốn thế hệ cùng sinh sống.

Về ngôn ngữ sử dụng, theo kết quả khảo sát, hầu hết người dân ở vùng nghiên cứu nói tốt hai thứ tiếng là Kinh và Thái. Những người ở độ tuổi thanh thiếu niên có tần suất sử dụng tiếng Kinh nhiều hơn tiếng dân tộc thiểu số, chỉ một số người già ở độ tuổi trên 60 thì khả năng giao tiếp bằng tiếng Kinh hơi kém. Điều đó cho thấy, ngôn ngữ không là rào cản trong việc giao tiếp cũng như tiếp cận thông tin của cộng đồng người nơi đây.

Tuy nhiên, trình độ học vấn của chủ hộ gia đình ở khu vực này thấp, có tới 11% chủ hộ không biết chữ, chỉ 5% có trình độ cấp 3, còn lại 41% học cấp 1, và 43% học cấp 2. Mặt khác, nghề nghiệp thuần nông nên là những hạn chế trong khả năng tạo nguồn thu nhập cho những hộ này.

Bảng 4.2: Trình độ học vấn của chủ hộ gia đình tại các điểm bản

Tổ dân phố 6 Bản Xá Bản Bắc 2 Tổng Tỉ lệ

Không biết chữ 4 3 0 7 11%

Tiểu học 10 9 7 26 41%

Trung học cơ sở 5 8 14 27 43%

Trung học phổ thông 2 1 0 3 5%

Tổng: 21 21 21 63 100%

Nguồn: Tính toán từ thông tin Bảng hỏi Theo quan sát, những hộ gia đình mà chủ hộ hoặc những người con lớn trong gia đình có trình cao hơn, thì về cơ bản, những thành viên khác nhỏ tuổi hơn trong gia đình sẽ có trình độ cao hơn những gia đình mà chủ hộ mù chữ hoặc chỉ học ở những cấp học thấp.

Do đa số nhân khẩu trong các hộ gia đình đều làm nông nghiệp, trình độ học vấn thấp nên khi không còn làm nghề nông, cơ hội để họ có thể chuyển đổi sang làm nghề phi nông nghiệp là rất khó khăn do thiếu kỹ năng cần thiết của những nghề phi nông nghiệp.

Hình 4.2: Trình độ học vấn của lao động theo giới tính

Nguồn: Tính toán từ thông tin Bảng hỏi Khi so sánh trình độ học vấn của người lao động phân theo giới tính thì có sự khác biệt, số nam giới có trình độ cấp 2 và cấp 3 cao hơn nữ giới, song ở trình độ Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng và Đại học thì nữ giới lại chiếm số lượng nhiều hơn và những người này đa số học ngành sư phạm. Số người chưa học hết cấp 3 chiếm tới 68%, và như vậy không đủ điều kiện để thi vào các trường trung cấp nghề, gây khó khăn cho việc chuyển đổi nghề từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp.

Hình 4.3: Tình trạng sức khỏe

Nguồn: Tính toán từ thông tin Bảng hỏi

Không biết

chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Trung cấp Cao đẳng, Đại học

Nữ 12 26 27 19 3 8

Nam 10 19 37 25 1 5

0 5 10 15 20 25 30 35 40

Số người

Nữ Nam

9%

17%

74%

Tình trạng sức khỏe của người dân

Yếu Bình thường Khỏe

3%

18%

79%

Tình trạng sức khỏe người lao động

Yếu Bình thường Khỏe

Tình trạng sức khỏe, về tổng thể, sức khỏe của các thành viên trong các hộ gia đình khá tốt.

74% có sức khỏe tốt, chỉ 9% yếu, nguyên nhân do tuổi già, một số do bệnh tật, 17% sức khỏe bình thường. Trong độ tuổi lao động, 79% có sức khỏe tốt, 18% bình thường, chỉ 3% có sức khỏe yếu10.

Kết quả khảo sát không loại trừ việc người được phỏng vấn trả lời không trung thực về tình trạng sức khỏe của các thành viên trong hộ, bởi qua tìm hiểu thông tin trên địa bàn thị xã, số người nghiện ma túy hay nhiễm HIV khá cao, đặc biệt là khu vực Nam Đồi Cao được đánh giá là địa bàn phức tạp về an ninh trật tự xã hội. Khi sức khỏe người dân không tốt hay có nhiều người mắc các bệnh xã hội khiến khả năng lao động suy giảm, gây khó khăn cho việc tìm kiếm việc làm.

Liên quan đến sức khỏe của người dân là chính sách bảo hiểm y tế, chỉ những người dân có hộ khẩu thường trú tại xã Lay Nưa, chiếm 45% dân số của thị xã được bảo hiểm y tế vì đây là khu vực nông thôn, hai điểm còn lại, dù là bản, có điều kiện khó khăn nhưng thuộc phường, là khu tái định cư tập trung đô thị nên không được cấp BHYT. Như vậy chưa đảm bảo tính công bằng giữa những người tái định cư.

Hình 4.4: Tỉ lệ phân bố nghề nghiệp theo ngành

Nguồn: Tính toán từ thông tin Bảng hỏi

10 Xem thêm Phụ lục 5

75%

1%

20%

4%

Nông nghiệp Phi nông nghiệp Học sinh Công, viên chức

Tại ba điểm phỏng vấn, số lượng người làm nghề thuần nông là chủ yếu, chiếm 75% tổng số nhân khẩu; Học sinh và trẻ em chưa đến tuổi đi học chiếm 20%; Nhóm những người làm cho cơ quan, hưởng lương từ ngân sách nhà nước chiếm 4%, gồm cán bộ xã phường, bộ đội, công an nghĩa vụ, giáo viên. Làm nghề lái xe chiếm 1%11. Trong đó nhóm hưởng lương từ ngân sách và làm công nhân có thu nhập cao và ổn định hơn so với nhóm làm nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cải thiện sinh kế hộ dân tái định cư nông nghiệp thuộc dự án di dân, tái định cư thủy điện sơn la trên địa bàn xã mường lay, tỉnh điện biên (Trang 23 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)